“Sóng ngược” chuyển sàn, niêm yết
Trong khi, không ít ngân hàng lên kế hoạch niêm yết chuyển sàn cuối năm nay thì một số nhà băng cho rằng, 2020 không phải là thời điểm tốt để niêm yết cổ phiếu.
ĐHCĐ thường niên 2020 của Nam A Bank diễn ra cuối tháng 6 đã thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE chậm nhất tháng 12/2020. Ông Trần Ngọc Tâm, Tổng giám đốc Nam A Bank cho rằng, việc niêm yết sẽ nâng cao tính thanh khoản, đảm bảo lộ trình đưa cổ phiếu lên sàn.
Trong năm 2020, Nam A Bank có kế hoạch tăng vốn từ 3.890 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất trong quý III.
Sau đó, Nam A Bank dự kiến tăng vốn lên 7.000 tỷ đồng thông qua chia cổ tức 14,65% bằng cổ phiếu (phát hành 57 triệu cổ phần, tương đương 570 tỷ đồng), đồng thời phát hành riêng lẻ cho cổ đông 143 triệu cổ phần (tương đương 1.430 tỷ đồng).
SHB, LienVietPostBank, VIB, ACB cũng có kế hoạch chuyển sàn HOSE cuối năm nay. HĐQT ACB cho biết, việc chuyển niêm yết cổ phiếu từ HNX sang HOSE chỉ là vấn đề thời gian khi Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, trên cơ sở sắp xếp lại hai sàn.
Từ 2020 – 2023, dự kiến thị trường cổ phiểu chuyển về HOSE quản lý còn HNX quản lý trái phiếu (trái phiếu chính phủ, doanh nghiệp) và tạo dựng thị trường chứng khoán phái sinh.
Tuy nhiên, đây là thời điểm ngân hàng cần chủ động chuyển đăng ký niêm yết cổ phiếu bởi việc này có thể đem lại lợi ích cho cổ đông khi cổ phiếu ACB nhiều khả năng được lọt vào các rổ chỉ số của HOSE với tỷ trọng đáng kể như VN30 (tỷ trọng khoảng 4%), VNDIAMOND (10%)…
Từ đó, có thể giúp tăng giá trị cổ phiếu trên thị trường. Tương tự, VIB cũng đăng ký niêm yết trên sàn HOSE trong năm nay.
Nếu thị trường không thuận lợi, niêm yết sẽ khó đem lại lợi ích cho cổ đông do thị giá cổ phiếu đạt thấp.
Ở chiều ngược lại, một số ngân hàng tiếp tục dời thời hạn niêm yết cổ phiếu. Trả lời cổ đông về việc vì sao OCB lùi việc niêm yết từ năm này sang năm khác và liệu có thực hiện trong năm 2020 hay tiếp tục dời sang năm 2021, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng cho biết, chủ trương của HĐQT muốn niêm yết càng sớm càng tốt, nhằm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, minh bạch hoạt động.
Tuy nhiên, việc niêm yết còn phải phụ thuộc vào điều kiện thị trường. Nếu thị trường không thuận lợi, niêm yết sẽ khó đem lại lợi ích cho cổ đông do thị giá cổ phiếu đạt thấp. HĐQT OCB muốn chọn thời điểm thị trường thuận lợi mới niêm yết cổ phiếu.
“Chủ trương của HĐQT OCB là muốn hoàn tất việc bán vốn cho cổ đông chiến lược nước ngoài trước khi niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, việc tăng vốn bằng phát hành cho cổ đông nước ngoài, kéo dài hơn 2 năm qua”, ông Tuấn nói và cho rằng, cuối năm 2017 và đầu năm 2018 là cơ hội vàng để niêm yết, nhưng thời điểm đó đối tác chiến lược nước ngoài của OCB là BNP Paribas đã bán toàn bộ hơn 74 triệu cổ phiếu, tương đương 18,68% vốn điều lệ của OCB sau 10 năm đổ vốn vào Ngân hàng.
Video đang HOT
Sau khi BNP Paribas rút khỏi OCB, Ngân hàng phải tìm cổ đông chiến lược khác thay thế.
Ngày 29/6, OCB đã phát hành thành công cho Aozora Bank (AOZ – Nhật Bản). OCB đã được NHNN chấp thuận việc cho phép AOZ mua cổ phần của OCB để trở thành cổ đông nước ngoài sở hữu 15% vốn điều lệ của Ngân hàng.
Hai ngân hàng đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, AOZ cam kết đầu tư lâu dài tại OCB qua việc cử các chuyên gia tham gia vào hoạt động quản trị và điều hành, hỗ trợ phát triển kinh doanh, hỗ trợ các hoạt động bán lẻ, quản lý rủi ro, nâng cao công nghệ, ngân hàng số, liên kết cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Đây là thông tin tích cực được các cổ đông quan tâm và là tiền đề cho việc triển khai công tác chuẩn bị niêm yết cổ phiếu OCB tại HOSE. “Theo quy định, các ngân hàng phải niêm yết cổ phiếu muộn nhất năm nay, nên OCB sẽ cố gắng tuân thủ” ông Tuấn cho biết thêm.
MSB lại rút hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE, dù dự kiến sẽ niêm yết trong thời gian giữa năm nay.
Theo Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025″ được Thủ tướng phê duyệt cuối tháng 2/2020, Chính phủ đã đưa ra hạn cuối để các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chính thức là năm 2020.
Tuy nhiên, do tác động bởi dịch Covid-19, nhiều nhà băng đã “chùn” bước niêm yết.
Dù vậy các ngân hàng phải gấp rút đưa cổ phiếu lên giao dịch trên UpCom. Ngày 9/7 vừa qua, Ngân hàng Bản Việt đã đưa cổ phiếu giao dịch trên UpCom, trước đó có VietBank, Bac A Bank…
Hiện còn Saigonbank, BaoVietBank và một số ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặt biệt như DongA Bank, 3 ngân hàng yếu kém chưa thể đưa cổ phiếu ra giao dịch tập trung.
Cổ phiếu ngân hàng lên sàn: Lịch sử có lặp lại?
Kế hoạch đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán đang được tái khởi động tại nhiều nhà băng.
Ảnh minh họa.
Lịch sử ở đây là nhiều trường hợp đã có nhiều lần trì hoãn, trong khi vẫn còn gần phân nửa thành viên hệ thống còn ngoài cuộc.
Kế hoạch... nằm trên giấy
Theo Đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025", đến cuối năm nay, toàn bộ các ngân hàng thương mại sẽ phải niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường chính thức bao gồm HoSE, HNX và UPCoM.
Dù vậy, tính đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 18/31 ngân hàng thực hiện, bao gồm 10 ngân hàng trên HoSE, 3 ngân hàng trên HNX và 5 ngân hàng trên UPCoM.
Trước đó, trong năm 2019, có gần chục ngân hàng đã trình cổ đông kế hoạch niêm yết trên HoSE, HNX hoặc đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Tuy nhiên, đến hết năm, chỉ ghi nhận duy nhất thành viên lên sàn thành công là VietBank; các thành viên còn lại vẫn "bặt vô âm tín" vì nhiều nguyên nhân.
OCB là một ví dụ. Ngân hàng từng có kế hoạch lên sàn HoSE từ năm 2018. Lãnh đạo ngân hàng kỳ vọng, vốn hóa thị trường sẽ đạt 1 tỷ USD sau khi niêm yết. Tuy nhiên, hai năm trôi qua, cho tới thời điểm hiện tại, việc lên sàn vẫn nằm trong "kế hoạch" và tiếp tục được trình cổ đông trong ĐHĐCĐ thường niên năm 2020.
Lý giải về việc liên tục "trễ hẹn", lãnh đạo ngân hàng cho biết do điều kiện thị trường chứng khoán diễn biến không thuận lợi.
Tương tự, Nam A Bank cũng đã từng chốt danh sách cổ đông chuẩn bị lên sàn UPCoM từ cuối tháng 10/2018. Tuy nhiên, ngay sau đó, HĐQT ngân hàng ký thông báo gửi cổ đông về việc thay đổi ngày chốt danh sách. Đại diện Nam A Bank cho biết, sẽ thông báo ngày chốt danh sách cổ đông mới đến cổ đông trong thời gian sớm nhất.
Đến đại hội cổ đông thường niên 2019, kế hoạch lên sàn tiếp tục được HĐQT Nam A Bank đưa ra.
Ông Trần Ngọc Tâm, Tổng giám đốc ngân hàng còn khẳng định, chắc chắn sẽ niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán chính thức và bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại trong năm 2019.
Tuy nhiên, theo tài liệu trình cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên năm nay, thời hạn lên sàn dự kiến sẽ tiếp tục được kéo dài đến cuối năm.
Một ngân hàng khác là ABBank cũng dự kiến sau khi trả cổ tức 7,4% sẽ tiến hành nộp hồ sơ lên HoSE trong năm 2019. Đến tháng 7/2019, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu đã hoàn tất nhưng thông tin mới về thủ tục niêm yết trên sàn đến cuối năm vẫn chưa thấy đâu.
Còn tại MSB, mặc dù đã hoàn thành nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu trên HoSE từ hồi cuối tháng 11 năm ngoái, nhưng đến cuối tháng 5 năm nay, Ban lãnh đạo ngân hàng bất ngờ quyết định hoãn kế hoạch lên sàn.
Lý do được đưa ra là do lo ngại giá cổ phiếu MSB sẽ bị định giá ở mức thấp hơn so với giá trị nội tại và không thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tái khởi động, lịch sử có lặp lại?
Như đã nói ở trên, 2020 là thời hạn cuối cùng để các nhà băng lên sàn theo chỉ đạo của các cơ quan quản lý. Theo đó, kế hoạch niêm yết đang được tái khởi động tại nhiều nhà băng.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho biết, trong năm 2020, ngân hàng sẽ lên sàn, nhưng có thể vào giai đoạn cuối quý III hoặc sang quý IV/2020 khi thị trường chứng khoán thuận lợi hơn. Trước đó, ngân hàng sẽ chốt tỷ lệ bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại.
Được biết, hồi giữa tháng 3 vừa qua, OCB đã được NHNN phê chuẩn bán 11% vốn cho Ngân hàng Aozora, vốn điều lệ tăng lên hơn 8.767 tỷ đồng, từ mức 7.899 tỷ đồng.
Trong khi đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 tổ chức mới đây, lãnh đạo ngân hàng ABBank cho biết, do liên quan công tác chuyển trụ sở chính từ TP.HCM ra Hà Nội theo nghị quyết của đại hội đồng cổ đông 2019 nên ngân hàng buộc phải hoãn lên sàn.
Dự kiến sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý đăng ký doanh nghiệp tại Hà Nội, ABBank sẽ nộp hồ sơ lưu ký và niêm yết; đồng thời việc niêm yết bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho cổ đông.
"Trường hợp việc niêm yết chưa thể thực hiện được trong năm 2020, ABBank sẽ hoàn thành đăng ký lưu ký tập trung cổ phiếu tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) và thực hiện đăng ký giao dịch trên UPcoM phù hợp với lộ trình yêu cầu của NHNN tại công văn số 1222/NHNN-TTGSNH ngày 27/02/2020 căn cứ Đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán ban hành theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ", lãnh đạo ngân hàng khẳng định.
Còn tại NamABank, do nhiều yếu tố khách quan đã ảnh hưởng đến tiến độ niêm yết trong thời gian qua. Dù vậy, Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, đã thực hiện gửi hồ sơ đến Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) để thực hiện các thủ tục đăng ký lưu ký tập trung cổ phiếu của NamABank, làm cơ sở để hoàn thiện thủ tục niêm yết chứng khoán, dự kiến chậm nhất đến cuối tháng 12 năm nay sẽ lên sàn.
Dù việc niêm yết vẫn được các nhà băng đều đặn trình lên, nhưng việc liên tục lỡ hẹn từ các năm trước không khỏi khiến cổ đông đặt ra câu hỏi về tính khả thi của kế hoạch.
Trao đổi với phóng viên BizLIVE, ông Lê Đức Khánh, Giám đốc chiến lược Công ty Chứng khoán Dầu khí - PSI cho rằng, việc ngân hàng có thể lên sàn thành công hay không không phụ thuộc quá nhiều vào thị trường mà phụ thuộc nhiều vào bản thân nội tại nhà băng.
"Thị trường hiện tại tôi đánh giá đã khá thuận lợi. Điều quan trọng là chính nội bộ ngân hàng phải cảm thấy họ đã thực sự sẵn sàng. Nhiều ngân hàng chưa muốn lên sàn do liên quan đến vấn đề minh bạch hay xử lý nợ xấu. Nếu họ chưa làm tốt điều đó thì chưa muốn niêm yết", ông Khánh nói.
Chuyên gia PSI cũng cho rằng, về cơ bản, cổ phiếu ngân hàng có nhiều dư địa tăng trưởng và vẫn đang nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư nhờ các chỉ số cơ bản tốt.
Chủ tịch Địa ốc Sài Gòn Thương Tín từ chức sau 1 năm Được bổ nhiệm làm chủ tịch HĐQT của TTC Land vào tháng 4/2019, ông Nguyễn Đăng Thanh sẽ sớm rời ghế lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp này theo nguyện vọng cá nhân. Tại đại hội cổ đông ngày 29/6 tới của Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land), Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đăng Thanh sẽ thôi...