Sóng ngầm thương chiến Mỹ – Trung
Thỏa thuận đình chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đạt được tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Osaka – Nhật Bản cuối tuần qua sẽ không sớm dẫn đến một giải pháp lâu dài, đồng thời cả hai bên có thể sẽ gánh chịu thêm “nỗi đau” trong giai đoạn chuyển tiếp này.
ó là nhận định của các kinh tế gia và chiến lược gia đầu tư, được báo The South China Morning Post ngày 3-7 trích dẫn. Ngân hàng Mỹ quốc (Bank of America) tin rằng có thể Mỹ và Trung Quốc sẽ có thể đạt được một dạng thỏa thuận nào đó vào mùa hè năm nay nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ về một đợt áp thuế nữa trước đó.
Trong một nhà máy sản xuất điện thoại của Huawei ở tỉnh Quảng Đông. Ảnh: BLOOMBERG
Ngày 2-7 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết nước này sẽ lên kế hoạch mở cửa ngành dịch vụ tài chính ở Trung Quốc và sửa đổi luật đầu tư nước ngoài ở quốc gia này để nhượng bộ Mỹ. Cùng ngày, cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro tuyên bố cuộc đàm phán thương mại của Mỹ với Trung Quốc đang đi đúng hướng. Theo ông, bất kỳ nhượng bộ nào dành cho Bắc Kinh liên quan đến Tập đoàn Công nghệ Huawei đều là nhỏ nhoi so với một thỏa thuận thương mại to lớn.
Theo Reuters, ông Navarro khẳng định Washington sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với các đồng minh để bảo đảm rằng họ không chấp nhận công nghệ 5G của Huawei, đồng thời nhấn mạnh Mỹ cho phép bán một số loại chip cấp độ thấp để đưa Trung Quốc trở lại bàn đàm phán, cũng như để bảo đảm Bắc Kinh đồng ý mua số lượng đáng kể nông sản của Mỹ.
Ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei, nói với báo Financial Times rằng sự nới lỏng lệnh cấm sẽ không “ảnh hưởng nhiều” đến hoạt động kinh doanh của Huawei trong khi công ty thích ứng với thái độ thù địch mới của Mỹ. Tuy vậy, theo trang tin CNBC, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung kéo dài gần một năm nay có thể sẽ leo thang khi các thuế suất mà Washington và Bắc Kinh áp đặt lên hàng tỉ USD hàng hóa nhập khẩu của nhau vẫn có hiệu lực dù hai bên đã nối lại đàm phán.
Video đang HOT
Theo NLĐO
Mỹ-Trung 'đình chiến', Bắc Kinh tuyên bố tạo sân chơi bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài
Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định Trung Quốc thời gian tới sẽ thúc đẩy để tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các công ty trong và ngoài nước.
Tuyên bố này được ông Lý đưa ra tại Diễn đàn kinh tế thế giới diễn ra tại Đại Liên hôm 2/7.
Theo Thủ tướng Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ tự do hóa hơn nữa trong một số lĩnh vực, trong đó có ngành công nghiệp xe hơi, đồng thời giảm danh mục đầu tư tiêu cực vốn đang hạn chế đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực.
CNBC cho rằng, trong bối cảnh các nhà đàm phán Mỹ đang bước vào vòng đàm phán mới sau nhiều tháng đình trệ, tuyên bố này của ông Lý sẽ giải quyết phần nào những quan ngại của Mỹ về việc Bắc Kinh đối xử không công bằng với các công ty nước ngoài khi họ tiếp cận với một trong những thị trường sôi động nhất thế giới.
Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới. (Ảnh: The Star)
Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc sẽ hiện thực hóa bao nhiêu % trong cam kết này vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
"Ngay thời điểm hiện tại, chúng ta cần phải đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài", ông Lý nhấn mạnh trước khi đưa ra ví dụ về kế hoạch cắt giảm gần 300 triệu USD tiền thuế và phí mỗi năm với 3 cả khu vực doanh nghiệp này.
Mỹ và nhiều công ty nước ngoài từ lâu phàn nàn về việc chính phủ Trung Quốc dành hàng loạt ưu đãi cho các doanh nghiệp nước nhà, đặc biệt là các công ty thuộc sở hữu của nhà nước.
Trong suốt 4 thập kỷ qua, bất chấp những tuyên bố về cải cách và mở cửa, Bắc Kinh thường xuyên yêu cầu các công ty nước ngoài thành lập liên doanh với các thực thể Trung Quốc, buộc họ phải chia sẻ công nghệ có giá trị đối lấy việc hoạt động tại nước này. Ngay cả khối doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc, nguồn chính thúc đẩy tăng trưởng việc làm và năng suất lao động cũng bày tỏ bất mãn khi không được hưởng các quyền lợi như các doanh nghiệp nhà nước.
Trong bài phát biểu hôm 2/7, ông Lý đưa ra các đầu mục mà Trung Quốc dự kiến sẽ hoàn thành để hiện thực hóa tuyên bố mở cửa nền kinh tế đối với các nguồn đầu tư nước ngoài. Đó là: dỡ bỏ hạn chế về quyền sở hữu của công ty nước ngoài đối với cổ phiếu, hợp đồng tương lai và bảo hiểm nhân thọ vào năm 2020, sớm hơn một năm so với kế hoạch trước đó; mở rộng lĩnh vực sản xuất đối với đầu tư nước ngoài, trong đó bao gồm giảm bớt hạn chế với các khoản đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp ô tô; giảm dần các ngành công nghiệp không chào đón đầu tư nước ngoài.
Về chính sách kinh tế, Trung Quốc cam kết không phá giá đồng nhân dân tệ và sẽ ban hành một chương trình kích thích kinh tế tài chính và tiền tệ quy mô lớn hơn để thúc đẩy tăng trưởng. Ông Lý khẳng định nếu các công ty không được hưởng các chính sách này, họ hoàn toàn có thể đâm đơn khiếu nại.
Tuyên bố của ông Lý được đưa ra một ngày sau khi giới chức Trung Quốc thông báo nước này sẽ nới lỏng hoặc dỡ bỏ hạn chế đối với đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực mới kể từ ngày 30/7 tới. Theo đó, số lượng các lĩnh vực bị hạn chế đầu tư nước ngoài sẽ giảm xuống còn 40 thay vì 46 theo danh sách Bắc Kinh công bố tháng 6/2018.
Bình luận về "lần mở lòng" này của Trung Quốc, Larry Hu, nhà nghiên cứu cấp cao tại Bank of Communications cho rằng động thái trên sẽ làm củng cố niềm tin của các tổ chức tài chính nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc, cũng như níu giữ hàng loạt các công ty đang tháo chạy khỏi nước này do ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại.
"Nó sẽ làm phong phú thêm các thực thể thị trường, kích hoạt sức sống thị trường và tăng nguồn cung sản phẩm tài chính", Larry Hu cho hay.
Trong khi đó, các chuyên gia khác nhận định Bắc Kinh cho thấy họ sẵn sàng mở cửa sau cuộc gặp Trump-Tập ở Osaka chứng tỏ Trung Quốc đang muốn chứng minh thành ý của mình khi đàm phán với Mỹ trở lại đường ray sau một thời gian dài trật bánh. Tuy nhiên, nhường này có thể vẫn sẽ là chưa đủ với chính quyền Trump khi Washington luôn yêu cầu Bắc Kinh phải thực hiện các biện pháp đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc thay vì đưa ra các tuyên bố chung chung, mơ hồ.
(Nguồn: CNBC)
SONG HY
Theo VTC
Chuyến đi "kết nối kinh tế, mở cửa thị trường" của Thủ tướng Tối 27/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường" lần thứ hai theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc...