Sóng ngầm ở bến sông Lô

Theo dõi VGT trên

Ngày cũng như đêm, hàng trăm người dân ở xã Sầm Dương, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đốt đuốc để đuổi cát tặc. Những lán trại dã chiến được người dân lập vội trên những bãi bồi. Bất kể mưa hay nắng, cứ có kẻng báo động là dân lại ùa ra bãi bồi để ném đá, đẩy đuổi không cho tàu khai thác cát tiến đến gần bờ.

Sóng ngầm ở bến sông

Cả tháng nay, người dân ở thôn 4, thôn 5, xã Sầm Dương gần như chẳng làm được việc gì, bỏ hết việc đồng áng để giữ đất ở bãi bồi ven sông Lô. Với những người dân nơi đây, đất đai, còn quan trọng hơn cả mạng sống của chính bản thân mình.

Bởi thế, có người dân mà chúng tôi từng gặp trong cuộc chiến trường chinh để giữ đất từng chua chát nói rằng: “Nếu phải bỏ cả tính mạng mà giữ được đất, người dân cũng sẵn sàng”.

Những chiếc tàu mải miết hút cát

Sóng ngầm ở bến sông Lô - Hình 1

Ấy vậy mà, cái “quý hơn mạng sống” của người dân rút cuộc đã được chính quyền tỉnh Tuyên Quang cấp phép cho một doanh nghiệp. Lòng sông, bãi bồi, những ruộng ngô xanh hút tầm mắt rồi đây sẽ trở thành một đại công trường khai thác cát.

Người dân nơi đây kể rằng, gần 1 tháng nay, từ ngày xuất hiện đoàn tàu của doanh nghiệp đổ dồn về đây khai thác, làng xóm vốn dĩ bình yên bỗng … vui đáo để.

Cái sự “vui đáo để” mà một lão nông tâm sự với tôi, nghe ra rất chua chát. Dân lập hẳn một ban bệ, đề ra những phương pháp để đối phó với cát tặc.

Gọi là “cát tặc” cũng đúng, bởi như lời ông Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Tuyên Quang – Hoàng Văn An thì: doanh nghiệp chưa làm đủ các thủ tục (cụ thể chưa có hợp đồng thuê đất) mà tiến hành khai thác là trái phép.

Chưa có hợp đồng thuê đất, ấy vậy mà nhờ cái bảo bối là “Giấy phép khai thác khoáng sản” do phó chủ tịch tỉnh Tuyên Quang – ông Phạm Minh Huấn ký nên doanh nghiệp mặc sức khai thác (vấn đề này, chúng tôi sẽ trở lại trong những bài sau).

Gần như 100% các hộ dân ở thôn 4, thôn 5 xã Sầm Dương được đặt vào tình trạng báo động đỏ. Hễ nghe tiếng kẻng báo động, bất kể ngày hay đêm, toàn bộ dân chạy ùa ra bãi sông. Thời điểm cao nhất, phải có đến hơn trăm người tham gia giữ đất. Nhiều câu chuyện bi hài cũng xuất phát từ những đêm trắng thức cùng cát tặc.

“Chiến dịch” rầm rộ của người dân nơi đây được vắn tắt thế này: về nhân lực, mỗi hộ gia đình cử ít nhất một người tham gia vào đội “phản ứng nhanh”; vũ khí được huy động là đất đá; ngay cạnh bãi soi, mấy cái lều dã chiến kiểu như “ấp chiến lược” được người dân dựng sẵn để họ tá túc qua đêm; trong mỗi cái lều dã chiến, được dựng tạm bợ ấy lúc nào cũng có ít nhất 6 -10 người tá túc. Nếu phát hiện thấy tàu cát ghé sát gần bờ thì lập tức đánh kẻng báo động.

Cuộc chiến không cân sức

Video đang HOT

Theo ông Hà Đình Hùng, trưởng thôn Đồng Tâm (thôn5, xã Sầm Dương) thì đa số người dân nơi đây sống bằng nghề nông. Những năm gần đây, đất canh tác dần dần bị thu hẹp. Một phần là do nhu cầu xây dựng nhà ở, trường học, trạm xá.

Một phần, diện tích các bãi bồi phì nhiêu ven sông Lô bị cuốn trôi xuống sông. Cũng theo ông Hùng, thời gian gần đây, một công ty được UBND tỉnh cấp phép khai thác cát tại lòng sông Lô và khu vực bãi soi.

Ban ngày, hàng chục chiếc tàu quốc thi nhau múc cát ở lòng sông; đêm đến, nếu không có dân canh chừng thì vào tận bờ múc cát.

Sóng ngầm ở bến sông Lô - Hình 2

Người dân thôn 4, 5, xã Sầm Dương, huyện Sơn Dương tập trung ngay bãi bồi để đuổi tàu khai thác cát.

Dẫn chúng tôi đi dọc các bãi bồi ven sông, ông Hà Đình Chiến, thôn Đồng Tâm thở dài: Trước, bãi bồi này rộng thênh thang và đẹp lắm. Hồi đó, nước sông Lô trong vắt, người dân còn gánh nước về ăn uống được. Đêm đêm, vào những hôm trăng thanh gió mát, thanh niên trai tráng trong làng tụ tập ra bãi ngô ngồi hóng gió, tự tình.

Nhưng mấy năm trở lại đây, người dân bỏ hẳn thói quen đó. Dòng sông Lô chuyển từ màu xanh sang đục ngầu, đỏ quạch. Cả một khúc sông dày đặc những tàu là tàu.

Trai làng thay vì ra bãi bồi hóng gió, tự tình vào những đêm trăng, giờ đây, chuyển ra bãi bồi để canh đất. Mà đâu chỉ có trai làng, từ cụ già đến phụ nữ và trẻ em, chẳng quản đêm hay ngày thay phiên nhau ra bãi bồi để xua đuổi đoàn tàu.

Người dân thôn Lương Thiện và Đồng Tâm kể rằng: từ ngày đoàn tàu quốc của Doanh nghiệp Tân Hà (Doanh nghiệp được UBND tỉnh cấp phép khai thác ở khu vực này) lũ lượt kéo đến đây khai thác, người dân mất ăn mất ngủ để nghĩ ra kế giữ đất. Với những người dân nơi đây, đất còn quý hơn cả vàng.

Cái bãi bồi phì nhiêu, uốn lượn quanh sông Lô, từng nuôi sống bao nhiêu đời người dân nơi đây ngày càng biến dạng bởi phi đội tàu quốc tiến hành khai thác cát.

Mỗi khi chiếc cần cẩu của tàu quốc thọc sâu vào sát bờ là hàng trăm khối “vàng” của người dân lại đổ xuống sông. Người dân nhìn từng khối “vàng” của mình ngày đêm bị thu hẹp mà xót xa. Dân xót của nên kéo nhau ra xua đuổi.

Ban đầu, họ dùng đất, đá ném thẳng xuống tàu. Thấy dân làm dữ, chủ tàu lại ngừng khai thác, cho tàu lùi ra giữa sông. Thế nhưng khi dân về, mọi chuyện lại đâu vào đấy. Thuyền quốc lại tiến sát bờ, ngoạm sâu vào khu vực không được phép khai thác.

Nhưng, sức người làm sao sánh được với máy móc? Dân có mặt: tàu lùi ra giữa sông. Dân về: những chiếc cần cẩu hút cát lại ngoạm sâm gần bờ.Cuộc chiến “không cân sức” này rút cuộc chẳng thể giúp người dân giữ được đất đai của mình. Bức xúc vì miếng cơm, manh áo của mình trôi hết xuống sông, dân lại kiến nghị lên thôn, xã.

Đại công trường trên sông Lô

Tối 19/3, theo chân người dẫn đường, chúng tôi có dịp thâm nhập vào khu vực khai thác trên sông Lô. Từ trên bờ, vẫn nhìn rõ mồn một từng chiếc tàu quốc đang mải miết hút cát. Đèn từ chiếc tàu quốc và tàu chở cát sáng rực cả một quãng sông.

Lòng sông Lô dường như trở nên chật hẹp bởi sự có mặt của hàng trăm chiếc tàu khai thác, chở cát. Tiếng động cơ rú lên, xé toạc màn đêm đặc quánh. Những chiếc cần cẩu của tàu quốc như những chiếc vòi bạch tuộc, khổng lồ vươn dài và thọc sát bờ sông.

Người dẫn đường cho chúng tôi thở dài: Đơn vị khai thác cát miệt mài làm cả ngày, cả đêm. Thời cao điểm nhất, phải có đến hàng trăm chiếc tàu lúc nhúc, ken kín cả mặt sông. Cách chỗ mấy cái tàu ăn cát, có hẳn cả một trạm của công an được lập nên. Nhưng, cái trạm ấy mọc lên để làm gì thì không ai biết.

“Họ làm cả ngày, cả đêm nên chúng tôi phải cắt cử người ra để canh giữ. Không có dân, y như rằng chúng đưa tàu sát ngay vào bờ để ngoạm đất”- người dân xót xa.

Sáng hôm sau, chúng tôi quay trở lại khu vực khai thác. Cả một quãng sông nham nhở. Bờ sông lúc này trông như một con quái thú khổng lồ.

Thi thoảng, một vạt đất lớn lại đổ ầm xuống sông. Những cây ngô đang vào vụ cũng bị cuốn trôi xuống sông. Bên bờ, một gốc tre lớn đang nằm chênh vênh, chỉ ít hôm nữa, nó cũng bị dòng sông này nuốt chửng.

Ông Nguyễn Công Khanh, một người dân ở thôn Đồng Tâm bảo rằng: Ngày trước, cái bãi bồi này nằm ở tít tận chỗ con tàu đang khai thác cát ấy.

Thế nhưng, từ khi tỉnh thi nhau cấp phép cho các doanh nghiệp vào khai thác, bãi bồi này ngày càng bị thu hẹp lại. Tôi dõi theo cánh tay mà người đàn ông vừa chỉ. Chỗ đó cách nơi chúng tôi đang đứng tầm gần 100m.

Theo_VietNamNet

Cấp phép cho phi cơ nước ngoài vào tìm kiếm máy bay mất tích

- Chiều 11/3, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh đã chỉ đạo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý vùng trời trong việc cấp phép cho các phương tiện bay nước ngoài vào tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích...

Mở rộng tìm kiếm máy bay về mũi Cà Mau

Xung quanh việc tìm tung tích chiếc máy bay của hãng Hàng không Malaysia mất tích, chiều nay (11/3), Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan chuyên môn của Cục Hàng không Việt Nam và Văn phòng thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia rà soát, đánh giá việc triển khai các công việc tìm kiếm, cứu hộ tàu bay B772, chuyến bay MAS370 của Malaysia Airlines, kể từ khi không liên lạc được với tàu bay.

Tại cuộc họp, để bảo đảm an toàn cho việc tìm kiếm, cứu hộ tàu bay mất tích và các hoạt động bay thương mại thường ngày, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu Phòng Quản lý hoạt động bay chỉ đạo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý vùng trời trong việc cấp phép cho các phương tiện bay nước ngoài vào tìm kiếm, điều hành an toàn các tàu bay tìm kiếm trong khu vực khả nghi và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bay khác tại Việt Nam.

Về công tác bảo đảm an ninh hàng không trong nước, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, ngay từ ngày 8/3 các Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài đã triển khai việc tăng cường an ninh cấp độ 1 theo chỉ đạo tại công điện của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Các cảng hàng không khác đã triển khai xong từ ngày 9/3. Qua kiểm tra, giám sát của Cục Hàng không Việt Nam, các đơn vị đã tuân thủ đúng quy định, đầy đủ các biện pháp tăng cường.

Về vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, ông Cục trưởng Cục Hàng không cho biết, đến thời điểm hiện tại việc đi lại của hành khách bằng máy bay vẫn diễn ra bình thường, không có xáo trộn.

"Theo chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu từ Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc, công tác tìm kiếm chiếc máy bay mất tích sẽ tiếp tục triển khai với tất cả khả năng của chúng ta. Vì vậy, thời gian có thể còn kéo dài", ông Thanh khẳng định.

Cấp phép cho phi cơ nước ngoài vào tìm kiếm máy bay mất tích - Hình 1

Máy bay Việt Nam tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích. Ảnh: Dân Trí.

Phát hiện đốm trắng khác lạ trên mặt biển

Trong một diễn biến liên quan, để tiếp tục tìm kiếm chiếc máy bay mất tích, sáng nay Quân chủng Phòng không không quân Việt Nam đã điều 2 máy bay AN26, 1 trực thăng và một DHC 6 tìm kiếm máy bay mất tích trên biển. Một chiếc AN26-161 cất cánh lúc 7h45 và AN26-287 cất cánh lúc 8h. Trong 2 máy bay Việt Nam, một chiếc mở rộng hướng tìm kiếm về mũi Cà Mau.

Ngoài ra, phía Tổng Công ty Trực thăng Bộ Quốc phòng cũng đã chuẩn bị 1 máy bay MI và 1 SUPER, sẵn sàng tham gia tìm kiếm, cứu nạn khi có lệnh. Ví trí tìm kiếm hôm nay đã được mở rộng về phía Vũng Tàu và mũi Cà Mau.

Trong buổi tìm kiếm sáng nay các máy bay và tàu Hải quân không phát hiện dấu hiệu gì khả nghi. Tuy nhiên, đến 13h20, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, sau khoảng một giờ ra khu vực nghi vấn, máy bay CASA 8981 phát hiện đốm trắng tại tọa độ 7độ 59"17"-103độ 103"44"05", về phía đông nam Thổ Chu 80 hải lý (khoảng 150 km). Trong khi đó, CASA số hiệu 8982 không ghi nhận bất thường sau hành trình từ sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Cần Thơ rồi đến đảo Thổ Chu tìm kiếm trên khu vực 6.400 km2.

Theo Phi Đội trưởng Thượng tá Nguyễn Hoài Thủy, thời tiết khá thuận lợi và chiếc CASA giữ độ cao 300 m so với mặt biển. Mọi hình ảnh phát hiện đều được chụp lại, phân tích chuyển dữ liệu về Sở chỉ huy Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển ở Hà Nội. Đây là loại máy bay được trang bị hệ thống tuần thám biển, chuyên tuần tra biên giới, quan sát, phát hiện dầu loang, dầu tràn trên biển, phòng cháy rừng... CASA có thể hạ độ cao xuống 100 m so với mặt biển và được trang bị camera "mắt thần" quan sát ở cự ly 3000 m.

Sau phát hiện trên, đến khoảng 14h20 cùng ngày, trực thăng MI 171 số hiệu 8431 đã bay ra tọa độ máy bay CASA phát hiện đốm trắng khác thường, cách mũi Cà Mau 100 hải lý để tìm kiếm và xác minh vật thể lạ này....

Như vậy, kể từ khi vụ máy bay Malaysia mất tích (hôm 8/3) đến hôm nay, Việt Nam đã điều động hàng chục máy bay và tàu Hải quân đi tìm kiếm trên các vùng biển nghi vấn máy bay Malaysia mất tích. Tuy nhiên, việc tìm kiếm đến nay vẫn chưa có kết quả.

Trong suốt quá trình tìm kiếm máy bay nước bạn mất tích những ngày qua, các tàu Hải quân của ta đã tiếp cận và vớt được một số vật thể nổi trên biển nghi là của máy bay mất tích do phía Malaysia thông báo và các nước yêu cầu kiểm tra, xác minh. Tuy nhiên, đây đều không phải là các bộ phận của chiếc máy bay mất tích.

Theo một thống kê của Ủy ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia, đến nay đã có hàng chục tàu và máy bay tối tân từ 9 quốc gia đang rà soát Biển Đông nhằm tìm kiếm tung tích chiếc máy bay Malaysia chở 239 người mất tích bí ẩn. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tìm thấy dấu vết nào của chiếc máy bay mất tích.

Tùng Nguyễn

Theo_VnMedia

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024

Tin đang nóng

Hoa hậu Khánh Vân gặp sự cố trước thềm hôn lễ: "Tôi rất hụt hẫng!"
07:34:26 20/11/2024
Con gái 10 tuổi nhà Tôn Lệ: Gây ấn tượng với khả năng vũ đạo cực đỉnh, được bố mẹ kỳ vọng nối nghiệp nghệ thuật
06:45:50 20/11/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên về nước: Visual khác hẳn đêm chung kết, bị "đánh úp" 1 điều ngay tại sân bay
10:23:12 20/11/2024
Top 5 Miss Universe Vietnam bị lộ hình ảnh nhạy cảm, người trong cuộc nói gì?
10:26:54 20/11/2024
Một nam ca sĩ phải bán hết tài sản, nhà cửa để mổ 4 lần, sự nghiệp bế tắc là ai?
06:26:27 20/11/2024
Sao Việt 20/11: Quang Minh tất bật chăm con ở tuổi 65, Trịnh Kim Chi khoe ảnh cũ
08:05:15 20/11/2024
Hoa hậu Việt suýt bị tước vương miện: Giờ là giám đốc ở trường đại học lớn, cuộc sống viên mãn bên chồng biên tập viên
10:30:30 20/11/2024
Sao nam hạng A như củ hành, càng bóc càng ra phốt: Hết keo kiệt với fan, còn hành hạ thú nuôi
07:24:34 20/11/2024

Tin mới nhất

Xe tải lao vào sạp rau, may mắn 1 người bị thương nhẹ

13:01:41 20/11/2024
Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên TL10 (tỉnh Long An) khi xe tải va vào taxi công nghệ, rồi lao vào sạp bán rau, làm 1 người bị thương nhẹ.

Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc

12:28:22 20/11/2024
Theo lãnh đạo UBND xã Ea Knuếc, người dân trong vùng vẫn làm thịt cóc để chế biến món ăn. Tuy nhiên nếu không biết sơ chế, ăn nội tạng, trứng cóc hoặc da cóc thì có thể bị ngộ độc.

Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân

11:51:04 20/11/2024
Trước đó, khoảng 16 giờ ngày 18/11, tại khu vực bãi bồi sông Hồng, đoạn thuộc khu 1, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông có 5 học sinh mất tích.

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu

12:58:53 18/11/2024
Hơn 38.800m2 đất cuối cùng của Bãi Sau đang được TP Vũng Tàu cưỡng chế thu hồi để thực hiện dự án chỉnh trang.

Có thể bạn quan tâm

Kỳ Duyên lên tiếng giữa sân bay về những lời chê bai trong hành trình Miss Universe 2024

Sao việt

13:05:43 20/11/2024
Trong ngày trở về nước, Hoa hậu Kỳ Duyên đã có chia sẻ ngắn xoay quanh hành trình vừa qua tại Miss Universe 2024.

Hoa sữa về trong gió: Khang bị bắt tạm giam

Phim việt

12:50:35 20/11/2024
Khang (NSƯT Ngọc Quỳnh) đã lên trụ sở công an theo lệnh triệu tập. Tại đây, Khang thành khẩn khai báo mọi điều mà anh biết liên quan tới vụ việc này.

Australia từ chối tham gia hiệp ước phát triển năng lượng hạt nhân quốc tế

Thế giới

12:50:05 20/11/2024
Quyết định được quyền Thủ tướng Richard Marles công bố sau khi có thông tin cho rằng Australia được kỳ vọng sẽ tham gia thỏa thuận này tại Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu COP29 ở Baku.

Neymar - ánh sao lụi tàn trên sa mạc Ả Rập

Sao thể thao

12:42:35 20/11/2024
Neymar bước vào sân cỏ Saudi Pro League với ánh hào quang của một siêu sao, nhưng đến giờ, anh vẫn chỉ là cái bóng của chính mình.

Khoan hồng cho bị cáo vị thành niên

Pháp luật

12:31:18 20/11/2024
Theo hồ sơ vụ án, do vô cớ bị đánh tới tấp nên Kh. lấy dao bấm đâm loạn xạ và gây thương tích cho nạn nhân 32%; lúc phạm tội, Kh. mới hơn 16 tuổi.

Thời hoàng kim của "đỉnh lưu" hà mã lùn: Đầu quân cho "ông lớn" giải trí xứ chùa vàng, ra mắt bằng bài hát 4 thứ tiếng

Lạ vui

11:55:29 20/11/2024
Chú hà mã nổi tiếng Thái Lan Moo Deng chính thức gia nhập làng giải trí với ca khúc ra mắt được dịch qua 4 thứ tiếng khác nhau.

Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động

Netizen

11:44:39 20/11/2024
Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...

Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù

Sao châu á

10:43:21 20/11/2024
Lisa tiếp tục bị chỉ trích vì trang phục quá ngắn trong fanmeeting; ảnh đế Yoo Ah In dùng cái chết của cha để xin giảm án tù.

Taylor Swift là "phao cứu sinh" của Rosé (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

10:37:05 20/11/2024
Với 1 thần tượng đứng trước bước ngoặt sự nghiệp như Rosé, lời khuyên của Taylor Swift không khác gì phao cứu sinh .

Đẹp, sang mùa cuối năm với những mẫu đầm dự tiệc cao cấp

Thời trang

10:33:00 20/11/2024
Một xu hướng nổi bật những mùa thời trang gần đây là kiểu đầm dài ôm sát cơ thể, chất vải mỏng nhẹ làm nổi bật những đường nét cơ thể của người mặc - một phong cách đối lập với xu hướng sexy khoe cơ thể vốn thịnh hành.

Những người tuổi này chỉ cần trồng cây khế cũng đủ nâng cao vận khí, hút tài lộc

Sáng tạo

10:25:25 20/11/2024
Cây khế vốn là một loài cây khá quen thuộc và được trồng phổ biến. Việc chọn lựa cây trồng dựa trên tuổi và mệnh của gia chủ có thể ảnh hưởng tích cực đến tài lộc, vận khí và cuộc sống của mọi người trong gia đình.