Sống một mình giúp bạn làm được 3 điều này, cô đơn chỉ là cái cớ
Triết gia Osho người Ấn Độ từng nói: “Người biết cô đơn mới hiểu yêu là gì”.
Tại sao ngày càng có nhiều người thích sống một mình?
Bởi vì một mình một cõi đôi khi lại thu được nhiều lợi ích hơn so với việc cố gắng xã giao với đời.
“Ngồi ăn một mình trong căng tin không đáng thương”.
“Không có bạn bè cũng chẳng sao cả”.
“Một mình một người cũng có thể trải nghiệm đủ vị đắng cay ngọt bùi”.
“Còn trẻ cũng không nhất thiết phải nếm vị tình ái”.
Sống một mình giúp bạn làm được 3 điều, cô đơn chỉ là cái cớ (Ảnh minh họa: Phụ Nữ Việt Nam).
Trên thực tế, số người lựa chọn sống một mình trên thế giới này đang không ngừng gia tăng.
Lấy Trung Quốc làm ví dụ, thống kê năm 2021 cho biết, số lượng hộ gia đình “một người” ở nước này vượt quá con số 125 triệu.
Cuộc sống “một thân một mình” như vậy tuy có vẻ dễ dàng, tự do tự tại nhưng cũng tồn đọng một vấn đề rất lớn: Cô đơn.
Video đang HOT
Nghiên cứu chỉ ra rằng, sự cô đơn là nguyên nhân rất lớn dẫn đến đau thương, nó có hại đến mức tương đương với việc hút 15 điếu thuốc lá mỗi ngày.
Thật ra, một mình không cô đơn, một mình cũng chẳng trống vắng. Đời người là đoạn đường chẳng biết dài ngắn nhưng nhất định phải do chính mình từng bước trải qua. Chỉ khi dành thời gian để nhìn nhận bản thân, ta mới phát hiện ra cái tôi mình hằng quên lãng.
Một mình là cách tốt nhất để khám phá bản thân
Mạc Ngôn (nhà văn Trung Quốc đoạt giải Nobel Văn học năm 2012) từng là một đứa trẻ nghịch ngợm, bỏ học từ năm lớp 5, sau này chỉ ở nhà chăm bò nuôi dê phụ giúp gia đình.
Ông nói: “Đám trẻ con thích chơi thành nhóm lắm. Những đứa trẻ khác tuy đến trường chẳng học được gì, nhưng được chơi chung với nhau cũng rất thú vị”.
Mà mỗi lần dắt bò đi ngang cổng trường, nhìn thấy đám trẻ chơi đùa, Mạc Ngôn đều cảm thấy rất cô đơn. Bởi vì bản thân chỉ có thể giao tiếp với động thực vật vô tri, ông hỏi chẳng ai trả lời, ông đùa chẳng ai hùa theo. Lâu dần, Mạc Ngôn cũng chỉ biết cắm đầu vào đọc cuốn “Từ điển Tân Hoa” cũ nát để giết thời gian.
Sau này khi nhập ngũ, Mạc Ngôn trở thành người quản lý thư viện. Vỏn vẹn 4 năm, ông đọc hết 1000 đầu sách văn học trong thư viện và một ít sách triết học cùng lịch sử.
Thời niên thiếu cô đơn đó đã giúp Mạc Ngôn tìm thấy chính mình, từ đó ảnh hưởng đến cuộc đời về sau.
Có 3 loại cô đơn:
- Loại đầu tiên là người không có bạn đời, không có tri kỷ. Nỗi cô đơn nảy sinh do thiếu khuyết liên kết với người khác.
- Loại thứ hai là người chấp nhận sống một thân một mình với suy nghĩ “cô đơn cũng chẳng sao, cứ tận hưởng hiện tại”. Đây là người chủ động chọn cô đơn.
- Loại thứ ba là người cách xa thế giới, tìm về chính mình. Đối mặt với sự cô đơn trong nội tâm sâu thẳm.
Chúng ta có thể thấy hình ảnh của cả ba loại cô đơn này ở Mạc Ngôn. Chính loại cô đơn thứ ba đã giúp ông tìm thấy phương hướng cuộc đời mình, trở thành người Trung Quốc đầu tiên giành được giải Nobel Văn học.
Bởi vậy, có thể nói, cô đơn là phương pháp tốt nhất để mỗi cá nhân tìm về cái tôi, khám phá thế giới nội tâm.
Được là chính mình
Có người nói, chỉ khi được ở một mình, ta mới là chính mình.
Vậy làm sao để trở thành một cá thể độc lập?
Điều đầu tiên cũng là điều quan trọng nhất, không được nịnh bợ hay đua đòi, chạy theo người khác. Cuộc sống của họ có tốt đến đâu thì cũng không liên quan đến bạn.
Tiếp theo, bạn phải kiên trì với con đường mình đã chọn. Kiên định từng bước, thực hiện mục tiêu. Chỉ có bắt tay hành động, bạn mới biết mình chọn đúng hay sai, ngồi suy nghĩ viển vông chuyện xa vời là chuyện vô nghĩa nhất trên đời này.
Kế đến, bạn phải thành thật với bản thân, không ép buộc người khác phải hiểu thay mà phải tự thấu hiểu, tự yêu lấy mình.
Cuối cùng, hãy tìm được những người bạn thâm giao. Đừng lãng phí thời gian với những người vô bổ, tập trung vào các mối quan hệ khiến bản thân thấy thoải mái.
Triết gia Osho người Ấn Độ từng nói: “Người biết cô đơn mới hiểu yêu là gì”.
Người sống một mình mới có quyền chủ động trong cuộc đời và tự tạo hạnh phúc cho bản thân. Mà muốn được như vậy, ta cần phải nắm rõ những điều sau đây:
1. Không yêu cầu người khác phải công nhận bản thân. Không sợ bị ghét, cũng không bồn chồn chỉ vì một ánh mắt của ai đó.
2. Nắm quyền chủ động trong cuộc sống. Bố mẹ, người thân, con cái đều là những người rất quan trọng với ta, nhưng không ai có thể sống thay cho mình, hãy sống vì bản thân.
Vô tình để lộ việc góp tiền nuôi bố chồng, tôi bị chồng đuổi ra đường
Vì sĩ diện của chồng, tôi đã bỏ tiền túi để góp nuôi bố chồng, thế mà còn bị chồng ruồng rẫy.
Nhà chồng tôi có 5 anh chị em, mọi người đều làm việc xa nhà. Ở quê có bố chồng sống một mình, năm nay sức khỏe của ông yếu, không thể tự phục vụ được nên cả nhà thống nhất thuê người giúp việc ở bên chăm sóc.
Mấy tháng trước, anh cả về thăm gia đình đột xuất thì phát hiện chị giúp việc lớn giọng mắng bố và cho ăn uống không ra sao khiến sức khỏe của bố rất yếu. Sau đó mọi người họp lại và quyết định cử anh cả về chăm sóc bố. Hàng tháng mọi người sẽ đóng góp tiền để hỗ trợ anh ấy chăm nuôi bố.
Không muốn bố sống trong căn nhà tồi tàn nên bác cả đã đập nhà cũ đi, xây nhà mới to đẹp hơn và mọi người đều đồng thuận trừ chồng tôi. Chồng tôi cho rằng anh cả muốn nhân cơ hội xây nhà cho bố mà chiếm trọn mảnh đất 400m2. Chồng tôi muốn mảnh đất đó phải được chia cho 4 người con trai, mỗi người được hưởng một ít, ai bán thì bán, ai xây nhà thì xây.
Nhưng bác cả không muốn đất của ông cha bị chia ra bán nên vẫn quyết xây nhà chung. Sau khi nhà được xây xong, chồng tôi không hề bước chân vào ngôi nhà đó, cũng không chịu góp tiền nuôi bố.
Không muốn vì chút đất đai mà anh em mâu thuẫn nên tôi vẫn âm thầm góp tiền nuôi bố chồng cho bác cả, mỗi tháng 1 triệu đồng.
Tuần vừa rồi, sau khi chuyển khoản, tôi đã gửi ảnh chụp màn hình cho bác cả, thật xui xẻo, tôi đã gửi nhầm cho chồng và bị anh phát hiện ra. Chồng tôi tức giận ném quần áo và đuổi tôi ra đường. Anh bảo tôi không coi trọng lời nói của chồng, nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà.
Tôi trách chồng chỉ biết nghĩ cái trước mắt, không nghĩ đến hậu quả. Bố là người sinh thành dưỡng dục, mỗi tháng góp có 1 triệu nuôi ông thì có đáng gì mà phải ki bo. Nếu vợ chồng mình mà không góp tiền nuôi bố, vậy lúc ông mất có mặt mũi nào đến chịu tang.
Tôi nói đến thế rồi mà chồng vẫn nói thừa tiền cũng không góp, không cần quan hệ với những người anh em đầy mưu mô đó nữa. Tôi không biết phải nói sao để chồng chịu xóa bỏ hiềm khích với anh chị em trong nhà và chung tay chăm sóc bố?
Phụ nữ đã quen với cô đơn không còn cần đàn ông Có người nói hôn nhân không tính đến độ tuổi, hôn nhân chỉ tính đến tình yêu. Vậy nên đừng bảo con gái đến tuổi là phải lấy chồng, thường những cô gái lấy chồng vội vàng cuối cùng sẽ hối hận. Bởi bất hạnh lớn nhất trong hôn nhân thường bắt nguồn từ việc vội vàng xây dựng tương lai. Ảnh minh...