‘Sống mòn’ bên dự án ‘treo’ đường sắt Yên Viên – Cái Lân – Bài 1: Mòn mỏi đợi điều chỉnh dự án
Hiện trạng của Dự án xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân gần 20 năm qua.
Đường tàu đã lâu không hoạt động, cỏ mọc um tùm, nhiều chỗ bị hư hỏng.
Dự án xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân được phê duyệt đầu tư từ năm 2004 với chiều dài 131 km; trong đó, có 43 km xây mới và 88 km cải tạo, nâng cấp. Điểm đầu tại ga Yên Viên (Hà Nội), điểm cuối tại Cảng Cái Lân (Quảng Ninh). Đến năm 2009, sau khi mới triển khai được một phần khối lượng, dự án đã “đắp chiếu. Người dân phải mòn mỏi chờ đợi quá lâu và có thể họ sẽ phải chờ thêm từ 4 – 8 năm nữa dự án mới có thể tái khởi động. Hiện trạng của dự án đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân gần 20 năm qua. Bộ Giao thông vận tải và các ngành liên quan có trách nhiệm gì và giải pháp nào để sớm khởi động lại dự án, giúp người dân ổn định cuộc sống vẫn là câu hỏi chờ giải đáp.
Bài 1: Mòn mỏi đợi điều chỉnh dự án
Từ năm 2004, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo và được Chính phủ cho phép triển khai dự án Tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân. Dự án có tổng mức đầu tư 7.665 tỷ đồng từ vốn trái phiếu Chính phủ, chia làm 4 tiểu dự án gồm: tiểu dự án Yên Viên – Lim; Lim – Phả Lại; Phả Lại – Hạ Long; Hạ Long – Cái Lân. Theo kế hoạch ban đầu, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2020 nhưng đến nay vẫn “bất động” mặc sự chờ đợi mòn mỏi của hàng nghìn hộ dân.
Dự án tiếp tục treo?
Trước cuộc sống khó khăn, mòn mỏi, “mắc kẹt” trong chính ngôi nhà của mình, cử tri tỉnh Quảng Ninh đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp để có cơ chế tháo gỡ khó khăn cũng như khẩn trương tái khởi động dự án. Mới đây, bà Nguyễn Thị Thu Hà – Phó trưởng Đoàn Đại biểu tỉnh Quảng Ninh đã có ý kiến chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đề nghị làm rõ tiến độ, kế hoạch triển khai tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân cũng như các cam kết của Bộ đối với dự án này.
Liên quan đến nội dung này, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể nêu rõ, theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tiếp tục xác định hình thành tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân trong giai đoạn đến năm 2030 nhằm phát triển hài hòa các phương thức vận tải, đảm bảo tính kết nối giữa nhiều phương thức và tối ưu hóa chi phí vận tải, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của vùng và những địa phương dọc tuyến.
Do dự án được phê duyệt đầu tư đã lâu và thực tế đã có những thay đổi nhất định về định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, khu vực dự án đi qua nên Bộ Giao thông vận tải đã giao Ban Quản lý dự án đường sắt rà soát, nghiên cứu lập điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép sớm tiếp tục triển khai hoàn thành để đưa dự án vào khai thác. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Bộ Giao thông vận tải sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền đề triển khai đầu tư trong Kế hoạch giai đoạn 2026 – 2030.
Như vậy, điều này đồng nghĩa với việc người dân Quảng Ninh còn phải tiếp tục đợi chờ ngày dự án khởi động lại trong một khoảng thời gian không ngắn.
Video đang HOT
Hàng nghìn người “ sống mòn” bên dự án
Người dân bức xúc vì nhà cửa tạm bợ nhưng không được xây dựng, không được chuyện nhượng, mua bán.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có trên 3.600 hộ dân ở các địa phương gồm thành phố Hạ Long, Uông Bí, thị xã Đông Triều, Quảng Yên trong diện dự án đi qua bị ảnh hưởng. Từ khi được phê duyệt đến nay, dự án đã nhiều lần thay đổi về thời gian hoàn thành. Hàng nghìn hộ dân đã hết năm này qua năm khác trông chờ dự án tái khởi động.
Nếu theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 thì hàng nghìn hộ dân sẽ tiếp tục thấp thỏm chờ đợi, không chỉ 4 năm mà có thể là 8 năm nữa.
Ông Trần Văn Nhuần, tổ 36C, khu 10 phường Quang Trung, thành phố Uông Bí bức xúc, dự án đường sắt đi qua nhà ông hơn chục năm nay nhưng chưa triển khai. Ông muốn tách sổ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con hoặc xây nhà không được vì có dự án.
“Cứ như thế này, đến đời con, đời cháu cũng không xây được nhà để ở. Đã vậy, thời gian thực hiện lại tiếp tục kéo dài thì biết khi nào mới chuyển nhượng, tách sổ chia đất cho con cháu. Nếu Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục triển khai dự án thì đề nghị tiến hành sớm” – ông Nhuần chia sẻ.
Cũng vì không thể tách sổ, chuyển nhượng hay xây dựng… mà gia đình 3 thế hệ nhà ông Nhuần sống chật chội trong căn nhà cấp 4 được xây dựng quá nửa thế kỷ. Cứ mưa là con cháu của ông phải lấy chậu hứng nước.
Chị Dư Thị Hợp con dâu ông Nhuần nói “cứ mưa là trong nhà bị dột khắp nơi, ngấm từ phòng trên xuống dưới, mặc dù đã ốp tôn chồng lên nhưng che được chỗ này lại dột chỗ khác”.
Cũng chung cảnh ngộ, ở vào tuổi “gần đất xa trời” vợ chồng ông Vũ Văn Miện ở khu Vĩnh Trung, phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều đang sống cùng với người con trai bệnh tật và một cháu nhỏ trong căn nhà cũ nát. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, một mình ông Miện đi làm nuôi 3 miệng ăn, ngôi nhà nhỏ gắn bó mấy chục năm đến nay đã xuống cấp, chật chội. Gia đình muốn sửa sang lại cũng không được, muốn bán đi không ai dám mua.
Đất thuộc phạm vi dự án nên dân muốn sửa chữa nhà hay bán không được. Còn nếu để nguyên hiện trạng thì phải chịu cảnh dột nát, chắp vá năm này qua năm khác.
Ông Miện kiến nghị, cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương nhanh chóng có phương án tháo gỡ, rút ngắn thời gian triển khai dự án. Nếu tiếp tục kéo dài thêm mấy năm nữa nữa những người đã hơn 70 tuổi như ông không đợi được. Trong khi đó, dự án treo nên người dân cũng chưa được nhận đền bù, không có kinh tế để mua được đất nơi khác sinh sống.
Nhu cầu về nhà ở của người dân là cần thiết và cấp bách, việc kéo dài dự án đến hơn 2 thập niên đã khiến rất nhiều quyền lợi của người dân bị trì hoãn. Trong khi thành viên ở các gia đình nhiều thế hệ ngày càng tăng lên và lớn dần khiến chất lượng cuộc sống giảm sút.
Na Đông Triều được giá
Thị xã Đông Triều là vùng sản xuất nông nghiệp lớn của tỉnh Quảng Ninh. Với nhiều nông sản nổi tiếng, được thị trường nhiều nơi biết đến; trong đó, có quả na - thương hiệu OCOP của địa phương.
Dù vụ na năm nay sản lượng có giảm hơn so với năm trước, tuy nhiên người nông dân phấn khởi vì na cho chất lượng, mẫu mã đẹp nên được giá, thị trường tiêu thụ thuận lợi.
Anh Nguyễn Văn Khoa tại xã Dân Việt, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) thu hoạch na.
Giá bán tăng cao
Vụ na mùa năm 2022 của thị xã Đông Triều cho thu hoạch muộn hơn khoảng một tháng so với năm ngoái, sản lượng giảm khoảng từ 10%. Nguyên nhân là do thời tiết thất thường; cùng đó, do có nhiều diện tích na đã canh tác trên cùng một thửa đất lâu năm, chưa chuyển đổi và cây na già cỗi nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến quá trình cho quả và sản lượng của na.
Chị Nguyễn Thị Trà, thuộc Hợp tác xã na VietGAP thôn Khê Thượng xã Việt Dân, thị xã Đông Triều cho biết, gia đình chị trồng hơn 1ha na, từ đầu vụ đến nay thu hoạch được hơn 1 tấn quả, giá bán na tuyển đạt khoảng 50.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg so với cùng thời điểm năm 2021. Năm nay không ảnh hưởng dịch COVID-19 nên thương lái đến tận vườn thu mua ổn định, ở thời điểm hiện tại giá khá cao. Năm ngoái thu hoạch được gần 10 tấn, năm nay chắc giảm khoảng 30%, chị Trà thông tin thêm.
Là cây chủ lực của thị xã Đông Triều, hàng chục năm qua cây na đã giúp đổi thay diện mạo vùng nông thôn, mang lại đời sống kinh tế xã hội ổn định cho người nông dân. Anh Nguyễn Văn Khoa người dân xã Việt Dân chia sẻ, so với các loại cây khác cây na dễ chăm sóc, lại có thể tự ươm giống tại nhà nên chi phí không cao. Những năm gần đây nhờ tham gia trồng na VietGAP nên nông dân được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, có thể chủ động thời gian ra hoa, cho quả. Na được thu hoạch theo mùa, na gối và na chiêm, sản lượng các vụ không chênh lệch nhiều vì người dân áp dụng khoa học công nghệ.
Anh Khoa phấn khởi cho biết, năm nay không còn giãn cách xã hội, không còn phải lo lắng đến đầu ra, quả na được thương lái đến tận vườn thu mua, nếu bán xô thì giá hiện tại khoảng 25.000 đồng/kg, na tuyển thì từ 40.000 đồng/kg, tùy vườn và chất lượng na.
Hàng chục năm nay, nhờ có cây na mà người dân có điều kiện cho các con học hành, như nhà anh có hai con đi du học ở Hàn Quốc, nhà cửa khang trang, đời sống ở vùng quê yên bình, ổn định, xã cũng đạt nông thôn mới kiểu mẫu từ rất sớm.
Giữ vững thương hiệu OCOP
Trên địa bàn thị xã Đông Triều có gần 900 ha na; trong đó, có gần 400 ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và chủ yếu là na dai, được trồng nhiều ở các xã An Sinh, Việt Dân,Tân Việt, Bình Khê...
Vốn là cây trung niên, nên cây na chỉ khai thác hiệu quả trong vòng 20 năm trở về, vì vậy, để đảm bảo năng suất, chất lượng, hiện nay các hộ dân đã bắt đầu cải tạo, thay thế cây trồng mới khoảng 1/3 vườn na đang có. Với hình thức trồng xen canh gối vụ, đảm bảo sẽ cho thu hoạch 3 vụ 1 năm.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch xã An Sinh, thị xã Đông Triều cho biết, xã có 450 ha na, cũng là địa phương có diện tích trồng na lớn nhất tỉnh, để bảo vệ thương hiệu na Đông Triều nói chung và của xã nói riêng, hiện nay địa phương đang hướng bà con cải tạo vườn bằng việc thay thế trồng giống na mới có năng suất cao hơn.
Tiểu thương thu mua na tận vườn.
Ngoài việc tiếp tục xây dựng na VietGAP, năm vừa qua xã đã thí điểm 3 ha na hữu cơ và cơ bản cho thu nhập cao. Hiện nay, xã xây dựng mô hình trồng na Thái Lan và na Đài Loan, đánh giá tổng kết cho thu nhập cao và tiến tới khuyến khích người dân chuyển đổi các giống na này vì ưu điểm chống chịu sâu bệnh tốt hơn cây na bản địa.
Trung bình 1 ha trồng na áp dụng quy trình VietGAP hiện cho sản lượng trên 10 tấn quả/vụ, doanh thu khoảng 300 triệu đồng, tăng hơn 2 tấn quả/vụ và gần 70 triệu đồng so với trồng na theo phương thức truyền thống. Với ưu điểm vượt trội, na dai Đông Triều vẫn giữ là cây chủ lực, nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân nơi đây.
Anh Nguyễn Văn Khoa, người dân xã Việt Dân cũng mong muốn tiếp tục khắc phục kỹ thuật trồng na, đồng thời sẽ thực hiện sản xuất tập trung để nâng cao năng suất, chuyên nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp, tạo thành chuỗi sản xuất chất lượng cao, duy trì đầu ra hiệu quả.
Ông Đặng Đình Thắng, Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Đông Triều cho biết, vụ na năm nay chín muộn và trong khoảng 1 tháng sẽ tiêu thụ hết khoảng 9.000 tấn na chín rộ với nhiều thị trường từ các tỉnh miền Trung trở ra. Đối với na VietGAP cũng được đưa vào các siêu thị lớn trên địa bàn.
Để nâng cao chất lượng và bảo vệ thương hiệu na Đông Triều, tới đây địa phương này có kế hoạch mở rộng diện tích na VietGAP đã đạt tiêu chuẩn đối với các xã xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới kiểu mẫu; hoàn thiện quy trình kỹ thuật để na có năng suất chất lượng cao nhất.
Đồng thời, khuyến cáo các chủ vườn na có tuổi đời trên 20 năm, già cỗi thì nên thay thế, chuyển đổi giống na và chuyển đổi cây trồng để mang lại hiệu quả kinh tế cao, hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Bộ Giao thông Vận tải lý giải việc cao tốc Bến Lức - Long Thành thi công kéo dài Bộ Giao thông Vận tải vừa có Văn bản số 7882/BGTVT-CCPN gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An trả lời kiến nghị cử tri về tiến độ thi công đường cao tốc Bến Lức - Long Thành. Đoạn tuyến cao tốc Long Thành được đưa vào khai thác. Ảnh tư iệu: TTXVN Theo Công văn số 487/BDN ngày 14/6/2022 do Ban...