Sống lành mạnh có giúp phòng ngừa ung thư 100%?
Phần lớn mọi người đều cho rằng ung thư là do môi trường và lối sống không lành mạnh. Tuy nhiên có nhiều người thực hiện kiêng cữ tuyệt đối, thể dục thể thao thường xuyên nhưng vẫn mắc bệnh.
Chỉ 29% nguyên nhân ung thư do yếu tố môi trường
Việc duy trì một lối sống khoa học với chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý là cần thiết để có được cơ thể khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trong đó có ung thư. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc chúng ta miễn nhiễm hoàn toàn với các bệnh ung thư.
Trên thực tế, có nhiều người thực hiện kiêng cữ tuyệt đối, thể dục thể thao thường xuyên, cả đời không hút thuốc, uống rượu nhưng vẫn mắc ung thư.
Theo nghiên cứu mới nhất từ Trung tâm Ung bướu Kimmel Johns Hopkins (Hoa Kỳ), khi tính toán trên 32 loại ung thư thì chỉ 29% nguyên nhân ung thư do yếu tố môi trường còn lại 66% là do lỗi sao chép các ADN ngẫu nhiên và 5% do đột biến di truyền.
Do đó, với bệnh ung thư, bên cạnh lối sống lành mạnh, chơi thể thao, suy nghĩ tích cực, tránh xa rượu bia thuốc lá, thì khám sàng lọc và phát hiện sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Ý nghĩa của việc phát hiện sớm ung thư
Nếu phát hiện sớm, hầu hết các bệnh ung thư có thể chữa khỏi bằng phương pháp phẫu thuật. Đối với giai đoạn rất sớm, người bệnh có thể chỉ cần loại bỏ khối u, mà không cần thêm phương pháp hỗ trợ nào khác như hóa trị, xạ trị… giúp giảm thiểu chi phí điều trị, giảm tác dụng phụ và biến chứng, có thể bảo toàn khả năng sinh sản, không ảnh hưởng đến diện mạo…
Dưới đây là tỷ lệ điều trị thành công và tỷ lệ sống của một số bệnh ung thư nếu được phát hiện sớm:
- Ung thư đại tràng: Hơn 90% trường hợp ung thư đại tràng có thể sống trên 5 năm nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm.
- Ung thư vú: Hơn 90% phụ nữ phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm có thể sống ít nhất 5 năm, trong khi ở giai đoạn muộn, cơ hội sống chỉ còn 6%.
- Ung thư buồng trứng: Hơn 90% phụ nữ chẩn đoán bị ung thư buồng trứng giai đoạn sớm có thể sống ít nhất 5 năm, trong khi ở giai đoạn muộn cơ hội chỉ còn 5%.
Video đang HOT
- Ung thư phổi: Ung thư phổi là bệnh ung thư nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, khoảng 70% bệnh nhân ung thư phổi sẽ sống ít nhất 1 năm sau chẩn đoán, trong khi cơ hội này chỉ còn 14% ở giai đoạn muộn.
Các bước tầm soát ung thư
Khám lâm sàng
Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân những thông tin cơ bản về thói quen hàng ngày, dấu hiệu bất thường, tiền sử mắc bệnh của gia đình và bản thân. Sau đó sẽ kiểm tra, tìm kiếm các khối u, hạch bất thường, nốt ruồi,… trên cơ thể người bệnh. Từ đây, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân những xét nghiệm, phương pháp chẩn đoán đặc thù hơn để phát hiện loại ung thư họ có nguy cơ mắc phải. Hiệp hội Ung thư Việt Nam khuyến cáo nên khám lâm sàng thường xuyên để phát hiện sớm ung thư.
Xét nghiệm
Ngoài những xét nghiệm chung như xét nghiệm máu, nước tiểu,… có một số xét nghiệm đặc thù nhằm phát hiện sớm ung thư, được Hiệp Hội ung thư Việt Nam và tổ chức Ung thư Thế giới khuyến cáo như: xét nghiệm định lượng kháng nguyên đặc hiệu (PSA) sàng lọc phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt; định lượng kháng nguyên đặc hiệu CA125 là chất chỉ điểm khối u trong ung thư buồng trứng; xét nghiệm phiến đồ papanicolaou để phát hiện sớm ung thư đường sinh dục dưới như ung thư cổ tử cung; xét nghiệm máu trong phân đối với ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.
Chẩn đoán hình ảnh
Phương pháp sàng lọc này giúp bác sĩ thấy được chi tiết bên trong cơ thể, hình ảnh khối u. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh bao gồm:
- Chụp X-quang: Dành cho ung thư dạ dày, ung thư vú. Có khoảng 40% ung thư vú được phát hiện qua chụp X-quang tuyến vú theo số liệu của Hiệp Hội ung thư Việt Nam.
- Siêu âm: Để phát hiện sớm ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến tiền liệt…
- Chụp cắt lớp: Để phát hiện sớm ung thư phổi ,ung thư xương, ung thư tuyến tiền liệt…
Sinh thiết và PET
Sinh thiết là cắt một phần mô ở nơi nghi ngờ ung thư để tìm tế bào ung thư, thường được sử dụng để phát hiện sớm hoặc khẳng định ung thư đối với rất nhiều loại ung thư.
PET là phương pháp chụp Positron Emission Tomograph – chụp cắt lớp phát xạ positron cho kết quả rất tốt trong chẩn đoán ung thư. PET giúp bác sĩ chỉ định điều trị phẫu thuật, xạ trị, hóa trị một cách chính xác và còn giúp theo dõi hiệu quả điều trị cũng như theo dõi tái phát sau điều trị.
Muốn phòng ngừa ung thư triệt để, trước hết cần tránh xa 4 điều này
Với kinh nghiệm hơn 60 năm trong nghề, một chuyên gia ung bướu đã đúc rút được 4 yếu tố gây ung thư hàng đầu, mà con người có thể chủ động phòng ngừa, để tránh xa căn bệnh nan y này.
GS Sun Yan
GS Sun Yan, 91 tuổi, là một trong những chuyên gia tiên phong trong lĩnh vực điều trị ung thư ở Trung Quốc. Với kinh nghiệm hơn 60 năm trong nghề, chuyên gia này đã đúc rút được 4 yếu tố gây ung thư hàng đầu, mà con người có thể chủ động phòng ngừa, để tránh xa căn bệnh nan y này.
Yếu tố 1: Thói quen sống không lành mạnh
Theo thống kê, khoảng 50% các ca ung thư có liên quan đến thói quen sống thiếu lành mạnh.
Trước hết phải xét đến chế độ dinh dưỡng. Nếu duy trì một chế độ ăn giàu calo và nhiều chất béo, bạn sẽ có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì, và đây cũng là căn nguyên có thể dẫn chúng ta đến nhiều loại ung thư khác nhau.
Nhiều loại thực phẩm cũng có mối liên quan trực tiếp đến bệnh ung thư như cà muối, dưa chua, vốn có hàm lượng nitrit cao, dưới tác dụng của axit dạ dày, nó sẽ chuyển hóa thành nitrosamine, chất đã được chứng minh về khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, ung thư đường ruột, ung thư dạ dày. Thói quen ăn uống quá nóng hoặc quá lạnh cũng làm tăng rủi ro phát triển ung thư, đặc biệt là ung thư thực quản.
Bên cạnh vấn đề dinh dưỡng, một số thói quen xấu khác như thức khuya, lạm dụng đồ uống có cồn, lười vận động thể chất cũng là tác nhân đưa chúng ta đến gần hơn với ung thư
Yếu tố 2: Các tác nhân gây ung thư sinh học
Không chỉ có những hóa chất độc hại, mà cả các loại vi sinh vật, bao gồm: vi khuẩn, virus, nấm mốc cũng có thể gây ra tổn thương tiền ung thư có thể chuyển hóa thành ung thư nếu không được điều trị kịp thời, cụ thể:
- Virus: Virus HPV đã được chứng minh có mối liên quan chặt chẽ với bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư lưỡi, ung thư thanh quản. Một ví dụ khác là virus viêm gan B và virus viêm gan C đều là những nhân tố chủ chốt gây ung thư gan.
- Nấm mốc: Hai loại nấm mốc có mối liên quan mật thiết nhất với ung thư là Aspergillus flavus và Aspergillus Vers. Những loại nấm mốc này thường xuất hiện trên thực phẩm. Chúng có khả năng tạo ra aflatoxin, là tác nhân gây ung thư gan.
- Vi khuẩn: Ví dụ điển hình nhất là vi khuẩn HP gây tình trạng viêm, loét dạ dày, vốn là những tổn thương tiền ung thư.
Yếu tố 3: Ô nhiễm môi trường
Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng khiến ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề rất đáng lưu tâm. Các loại khí thải công nghiệm, khí thải đốt nhiên liệu, nước nhiễm kim loại nặng... đều là những tác nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, nếu phơi nhiễm thường xuyên.
Theo WHO, ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Yếu tố 4: Hút thuốc
Mỗi năm Việt Nam có hơn 165.000 ca mắc mới và khoảng 114.000 người tử vong vì ung thư; trong đó ước tính có khoảng 1/3 các trường hợp là do có liên quan đến sử dụng thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá.
Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. 90% bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá. Trong khói thuốc lá có khoảng 4000 hoạt chất gây độc hại cho cơ thể. Trong số đó, có hơn 70 tác nhân gây ung thư, ví dụ như: benzen, ethylen oxit, vinyl chloride, asen, đặc biệt chất 3-4 benzopyzen là chất gây ung thư rất rõ trong thực nghiệm.
Khi đi vào cơ thể, các chất gây ung thư có trong khói thuốc lá hầu hết sẽ được chuyển hóa và gây ung thư theo nhiều cơ chế khác nhau như gắn với bộ gen gây nên các đột biến gen; gắn với màng tế bào làm rối loạn quá trình phát triển của tế bào; hoặc kích thích quá trình viêm dẫn đến tăng sinh mạch máu bất thường và phát triển ung thư.
Vì vậy có những bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phổi nhưng họ không hút thuốc, mà có thể họ đã tiếp xúc với một số lượng đáng kể khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động, hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài).
Có nên đợi hết dịch Covid-19 mới đi khám sàng lọc ung thư? Tôi có khối u ở mạng sườn và một số vị trí khác ở dưới da. Dạo này tôi thấy khối u hạch như vậy nhiều hơn, đau rát, nhưng vì dịch bệnh không biết có nên đi khám. Nếu tôi đợi hết dịch mới đi khám thì có ảnh hưởng gì không? (Phong, 38 tuổi) TS.BS Phùng Thị Huyền, Trưởng khoa Nội...