Sông Lam Nghệ An và chuyện đầu tư, tài trợ
Khi có thông tin hết mùa giải 2021 này, Ngân hàng Bắc Á sẽ kết thúc 12 năm đồng hành cùng SLNA, dư luận vừa lo lắng, lại vừa tỏ ra… phấn khích (!) trước chặng mới của đội bóng.
Ý kiến lo lắng ở chỗ đội bóng vốn đã nghèo, được một người đồng hành tâm huyết như Ngân hàng Bắc Á mà tới đây “đứt gánh” thì hóa ra đội bóng lại “bơ vơ”? Phấn khích là bởi từ đây sẽ có chỗ cho những nhà đầu tư tiềm năng vào cuộc, giúp đội bóng thoát cảnh “nghèo bền vững”, chảy máu chất xám và bấp bênh con đường trụ hạng như hai mùa giải liên tiếp gần đây…
Thực ra mọi việc không đơn giản, cũng không một sớm, một chiều là ổn vì nếu dễ dàng thì Ngân hàng Bắc Á không phải vào cuộc 12 năm trước và với một thương hiệu như SLNA , tại sao vẫn chưa có một ông bầu đình đám nào “kết duyên” khi câu chuyện vốn đã “lủng củng” từ trước?
SLNA lại gục ngã tại Lạch Tray. Ảnh: VPF
Trước tiên, “tình duyên” giữa SLNA và Ngân hàng Bắc Á còn tiếp tục cho đến hết mùa giải và nhiệm vụ nặng nề giúp đội bóng trụ hạng sẽ là ưu tiên số 1. Nghĩa là phải chờ đến hết mùa giải, mọi chuyện mới được đặt lên bàn cân (dù đội bóng giữ hạng thành công hay lần đầu xuống hạng) và từ đây đến đó, đương nhiên mọi việc phải để chế độ “chờ”!
Trong khi chờ đợi, 3 nhà đầu tư – tài trợ (?) như lời ông Hồng Thanh cho biết sẽ có đủ thời gian, vật chất để nghiên cứu và đưa ra đề xuất và việc chỉ 1 trong 3 trúng “thầu” để lái con thuyền Sông Lam tiếp tục bơi theo cách khả thi nhất, từ sông ra biển chứ không phải quẩn quanh mắc cạn như lâu nay cũng là điều chưa thể nói gì được lúc này?
Một trong những câu hỏi mà các nhà đầu tư luôn có sẵn là liệu họ có được “bàn giao mặt bằng hoàn chỉnh” như yêu cầu hay còn vướng điều nọ, khoản kia phải do bên thứ 3, thứ 4 gì đó giải quyết? Nếu vậy thì xem ra mọi việc lại quay về thuở nhà tài trợ cũ đang ấm chỗ! Nói điều này để tin rằng, nếu còn điều khoản tồn đọng nào đó thì tỉnh và nhà tài trợ dứt khoát phải xử lý “ngay và luôn”, dù hiện tại bên nói ra như một lời hứa mới chỉ là nhà tài trợ, còn phía tỉnh, đương nhiên mọi việc phải trên cơ sở pháp luật, văn bản cụ thể.
Video đang HOT
Các cầu thủ trẻ SLNA “lực bất tòng tâm”. Ảnh tư liệu: Kỷ Luật
Dù người cũ, người mới là ai thì cũng nên rạch ròi, cụ thể câu chuyện nhà đầu tư hay nhà tài trợ? Là nhà đầu tư, tất nhiên phải tính chuyện lời lãi, dù đầu tư có lãi trong bóng đá tính chi li ra là chuyện hiếm. Nhưng bóng đá xưa nay có bao giờ hết nhà đầu tư đâu, bởi với bóng đá việc sinh lời nhiều khi lại không tính được bằng đồng tiền cụ thể mà liên quan, lan tỏa đến vô vàn lĩnh vực khác từ hiệu ứng bóng đá có thể mang lại.
Là nhà tài trợ, tất nhiên với số tiền góp thêm, ủng hộ thêm, làm “xôm trò” thêm là cần thiết nhưng không bao giờ có tính quyết định cho một đội bóng chuyên nghiệp. Thiển nghĩ, câu chuyện nhà tài trợ chỉ nên áp dụng cho bóng đá phong trào!
Chưa kể, cụ thể ở nước ta, tỉnh ta, liệu một doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn có ăn nên làm ra hay không, có xứng tầm hay không, xứng danh danh hiệu nọ kia hay không nếu không làm tốt công tác xã hội, không quan tâm gì đến “niềm tự hào xứ Nghệ” luôn chảy rần rật trong huyết quản mỗi người dân?
Ngoại binh Peter Samuel trở lại không thể giúp SLNA ghi bàn. Ảnh: VPF
Vì thế, đầu tư hay tài trợ đều đáng trân trọng, nhưng không phải là câu chuyện ơn huệ đơn thuần, càng không phải là nơi để toan tính những chuyện cá nhân, riêng rẽ khác. Người hâm mộ bây giờ không khó để tìm hiểu thông tin gần xa về nội bộ một đội bóng, thông tin xa về các kỳ bầu cử đánh đổ hay đưa lên một vị chủ tịch các câu lạc bộ bóng đá lừng danh, cũng không khó để biết cổ động viên MU biểu tình phản đối nhà đầu tư Mỹ khiến đội nhà vừa lỡ trận đấu, vừa thua tan tác sau đó như thế nào…
Câu chuyện nhà đầu tư SLNA, “ông chủ” tràn trề hy vọng đó tới đây có thể sẽ khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này tới khó chịu khác, miễn chứng minh trên thực tế là “nhà đầu tư tham vọng” chọn đúng các thầy giỏi để “làm” đội 1, trò giỏi để chơi đội 1, giữ lại cho đội 1, đầu tàu cho đội 1, đặc biệt là tìm chọn ngoại binh xứng đồng tiền, bát gạo!
Phan Văn Đức tiếp tục là niềm hy vọng hàng đầu của SLNA. Ảnh tư liệu Đức Anh
Chưa kể, “điều kiện tham gia V. League” cũng sẽ khiến mô hình, cách làm của đội bóng bắt buộc phải chuyên nghiệp. SLNA hay là một tên gọi nào đó thì dứt khoát cũng phải là một hệ thống hoàn chỉnh từ đội 1 nam, nữ, các đội trẻ, cổ động viên…như một đội bóng chuyên nghiệp phải đáp ứng.
Bài học giải quyết câu chuyện nhà đầu tư từ Thanh Hóa hay Hải Phòng mới đây, hay từ một thế lực bóng đá bị tụt hậu và đang làm lại rất tốt là Bình Định lẽ nào không đáng để SLNA nghiên cứu, học tập khi mà lâu nay chúng ta chỉ nghĩ đến việc nơi khác đến “học” mô hình Sông Lam, để đến giờ giật mình nhận ra đội bóng rơi tự do xuống đáy V. League?
Ngân hàng Bắc Á sẽ 'chia tay' Sông Lam Nghệ An sau 12 năm gắn bó
Sau 12 năm 'cuộc tình' cùng CLB Bóng đá Sông lam Nghệ An, Ngân hàng Bắc Á đã có những động thái sẽ chia tay đội bóng xứ Nghệ ngay sau khi mùa giải V.League 2021 kết thúc.
Ngày 6/5, một quan chức của CLB Sông lam Nghệ An (SLNA) cho biết, Ngân hàng Bắc Á đã có những động thái dứt khoát, về việc sẽ chia tay đội bóng xứ Nghệ sau khi kết thúc mùa giải 2021.
Theo hợp đồng, Ngân hàng Bắc Á sẽ hết nghĩa vụ tài chính đối với SLNA kể từ sau năm 2021. Vì nhiều lý do khác nhau, ngay từ lúc này, Bắc Á đã có nhưng thông báo (dù chưa chính thức bằng văn bản) về việc sẽ trả lại đội bóng cho tỉnh.
"Họ sẽ trả lại đội bóng cho tỉnh. Còn câu chuyện sau đó thế nào, sẽ do tỉnh và đội bóng bàn bạc và thống nhất", một lãnh đạo của SLNA tiết lộ.
Việc Bắc Á thông tin "chia tay" trong giai đoạn khủng hoảng của SLNA liệu có làm các cầu thủ dao động?
Dù trả lại đội bóng cho tỉnh nhưng theo tìm hiểu của PV, Bắc Á sẽ "chơi đẹp" khi không tính toán nợ nần vào trong đó mà mở đường để một doanh nghiệp khác tiếp nhận đội bóng trong thế chủ động, không vướng bận cơ chế cũ.
Bắc Á đến với CLB SLNA từ năm 2010 và cùng với đội bóng này 1 lần vô địch V.League, 2 lần vô địch Cúp Quốc gia. Nhiều người ghi nhận Bắc Á bởi họ gắn bó với đội bóng xứ Nghệ mà không yêu cầu nhiều quyền lợi, như việc vẫn giữ nguyên tên đội bóng hay không gây quá nhiều áp lực về thành tích.
Việc lần này, họ rút khỏi CLB SLNA mà không tính toán chuyện nợ nần cũng là động thái tích cực để bóng đá xứ Nghệ có thể bén duyên với một nhà tài trợ mới, nhiều tham vọng hơn.
CLB SLNA hiện đang xếp cuối bảng xếp hạng V.League năm 2021, điều này đã khiến người hâm mộ xứ Nghệ thất vọng. Việc Bắc Á "chia tay" có thể sẽ mở ra cơ hội mang luồng gió hồi sinh cho SLNA sau khi có Nhà tài trợ mới đam mê với bóng đá xứ Nghệ.
Sông Lam Nghệ An: Đường xa nghĩ nỗi sau này... Đánh giá đúng vai trò của nhà tài trợ Ngân hàng Bắc Á dành cho SLNA trong hơn 10 năm qua là việc cần thiết và hợp lẽ, nhưng việc cần làm "ngay và luôn" lúc này của lãnh đạo đội bóng, là bằng mọi biện pháp có thể để chống xuống hạng. Các công việc "thượng tầng" lúc này thực tế đã...