Sống lại thời khắc người Sài Gòn khởi nghĩa giành chính quyền
Đến Bảo tàng TPHCM, xem lại hình ảnh tái hiện những ngày Cách Mạng Tháng Tám mới thấy quyết tâm giành độc lập của nhân dân Sài Gòn. Chỉ với tầm vông và giáo mác, hàng triệu quần chúng vẫn quyết làm cách mạng, đối chọi với súng đạn kẻ thù để giành độc lập, tự do.
Tái hiện Cách mạng tháng 8 của nhân dân Sài Gòn – TPHCMTổng quan những ngày tháng Cách Mạng Tháng Tám của nhân dân Sài Gòn – TPHCM (thực hiện: Phạm Nguyễn)
Quang cảnh khu vực tái hiện Cách Mạng Tháng Tám của nhân dân Sài Gòn
Tại Bảo tàng TPHCM giới thiệu đầy đủ các thông tin của phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Sài Gòn – TPHCM trong giai đoạn tiền Cách Mạng Tháng Tám. Ngoài ra, bảo tàng cũng giới thiệu đầy đủ tình thế cách mạng cũng như các thông tin liên quan đến Cách Mạng Tháng Tám trong cả nước.
Lời hiệu triệu của đồng chí Nguyễn Ái Quốc gửi đồng bào ngày 6/6/1941
Bích chương của Mặt trận Việt Minh kêu gọi đoàn kết, gia nhập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh đánh đuổi Nhật – Pháp
Chương trình của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh
Phong trào đấu tranh của thanh niên thành phố được nêu chi tiết vì đây là lực lượng nòng cốt của cách mạng tại Sài Gòn. Đặc biệt là lực lượng Thanh niên Tiền phong do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm thủ lĩnh, đây là lực lượng vũ trang chủ yếu thực hiện Cách Mạng Tháng Tám tại Sài Gòn – Gia Định.
Đoàn viên Thanh niên Tiền phong thường đội nón bàng (hoặc nón bê rê, nón ca – lô), mặc quần soọc màu, sơ mi tay ngắn, đeo dây thừng và một con dao găm bọc da ở thắt lưng, về sau thêm một cây gậy tầm vông.
Tuần báo Thanh niên phát hành tại Sài Gòn năm 1943
Hình ảnh của Thanh niên Tiền phong và quần chúng Sài Gòn
Video đang HOT
Công nhân và phụ nữ trong ngày khởi nghĩa
70 năm đã trôi qua, những hiện vật liên quan đến những ngày Cách Mạng Tháng Tám 1945 hầu như không còn. Tại Bảo tàng TPHCM cũng chỉ còn lưu giữ được vài kỷ vật hiếm hoi còn sót lại.
Gươm và lưỡi lê của quân Nhật bị quân dân ta đoạt lấy làm vũ khí khởi nghĩa
Tù và của ông Lê Văn Nheo ở xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi sử dụng để tập hợp nhân dân trong các cuộc biểu tình giai đoạn 1937 – 1948)
Chiếc kèn đồng mà nhân dân xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc tịch thu của giặc Pháp trong đợt biểu tình năm 1930, ông Nguyễn Văn Bảo (ấp Phú Lạc, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh) dùng làm kèn tập hợp đội Thanh niên Tiền phong năm 1945
Báo Ánh sáng số đặc biệt kỷ niệm Cách Mạng Tháng Tám thành công xuất bản ở Sài Gòn ngày 18/8/2947
Ngày 25/8, ngày khởi nghĩa thành công tại Sài Gòn, cờ đỏ sao vàng tràn ngập đường phố, phấp phới hiên ngang trước các công sở. “Việt Nam hoàn toàn độc lập”, “Tất cả chính quyền về tay Việt minh”, “Mặt trận Việt minh muôn năm”, “Độc lập hay là chết”… là những khẩu hiệu giương cao hòa với tiếng bước chân rầm rập của cả triệu người dân Sài Gòn và các tỉnh lân cận tham gia mít tinh, tuần hành.
Hình ảnh phòng mạch của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch trên đường Chasseloup Laubat (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai). Sáng 18/8, trước căn nhà này, cờ đỏ búa liềm lần đầu tiên được treo lên một cách công khai giữa Sài Gòn, thủ phủ của toàn vùng Đông Dương.
Ngày 19/8/1945, Ủy ban Mặt trận Việt Minh và Xứ ủy Tiền Phong liên tiếp tổ chức 2 cuộc mittinh ra công khai hoạt động tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo, chính thức tuyên bố hoạt động công khai.
Sáng 2/9, hơn một triệu người từ các tỉnh thành và người dân Sài Gòn đã tập trung mít tinh, chứng kiến thời khắc lịch sử của đất nước, nghe tiếp âm Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Tại ngày lễ Độc lập này, Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu thay mặt Ủy Ban Hành chính lâm thời Nam Bộ đứng lên diễn thuyết, khẳng định thành công của Cách Mạng Tháng Tám, kêu gọi nhân dân siết chặt hàng ngũ xung quanh Chính phủ Hồ Chí Minh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập tự do.
Hình ảnh tái hiện lại quang cảnh ngày lễ Độc lập (2/9/1945) tại Sài Gòn.
Bí thư Xứ ủy Nguyễn Văn Giàu thay mặt Ủy Ban Hành chính lâm thời Nam Bộ kêu gọi nhân dân Nam Bộ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập tự do.
Tùng Nguyên – Phạm Nguyễn
Theo Dantri
70 năm ngày khởi nghĩa Ba Tơ: 28 chiến sĩ và đội du kích anh hùng!
Hai mươi tám chiến sĩ cách mạng đã tạo nên một Đội du kích Ba Tơ dũng mãnh đập tan âm mưu xâm lược, cụ thể hóa bằng cuộc khởi nghĩa Ba Tơ vang vọng khắp địa cầu. Lời thề "Hy sinh vì Tổ quốc" năm xưa của Đội du kích Ba Tơ vẫn còn vang vọng mãi đến mai sau...
Cuộc khởi nghĩa "bất diệt"
Cuối năm 1940 đến đầu năm 1941, chiến tranh thế giới lần thứ II ngày càng diễn biến phức tạp và lan rộng. Trong thời điểm này, quân Nhật - Pháp liên kết với nhau tăng cường khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, điển hình như cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Bắc Sơn, binh biến Đô Lương,... bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt.
Trước tình hình đó, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về nước và triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 vào tháng 5/1941. Lúc này, các phong trào cách mạng ở Quảng Ngãi liên tiếp bị đàn áp và nhiều đồng chí bị địch bắt giam ở Di Lăng (huyện Sơn Hà), Trà Bồng, Ba Tơ.
Những chiến sĩ cách mạng trong tù đã liên kết với bên ngoài khôi phục lại tổ chức Đảng và lập ra "Ủy ban vận động cách mạng" để lãnh đạo phong trào cách mạng, trong đó có sự tham gia của chiến sĩ Nguyễn Đôn.
Đến đầu năm 1942, chiến sĩ Huỳnh Tấu liên kết với các đồng chí bị địch giam giữ tại Ba Tơ, phối hợp với Nguyễn Đôn thành lập Chi bộ Đảng với 5 đảng viên. Qua tháng 5/1943, quân địch đưa đồng chí Phạm Kiệt từ nhà đày Buôn Mê Thuột về Căng an trí Ba Tơ. Điều đặc biệt, đồng chí Phạm Kiệt đã mang về bản tóm tắt Nghị quyết Trung ương 8, sau đó tổ chức hội nghị cán bộ tại trại tằm của gia đình đồng chí Trần Toại (đóng tại xã Ba Động, huyện Ba Tơ) đề ra chương trình, kế hoạch hành động, thành lập Tỉnh ủy lâm thời do đồng chí Huỳnh Tấu làm Bí thư.
Bức tượng người mẹ tiễn con theo tiếng gọi của cách mạng và Đội du kích Ba Tơ.
Đầu năm 1943, đồng chí Chu Huệ được đồng chí Tố Hữu truyền đạt những ý kiến cấp trên cho Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi. Nhờ đó, Tỉnh ủy đã kết nối liên lạc với cấp trên và các đồng chí ở Quảng Nam. Đến cuối tháng 6/1943, Hội nghị cán bộ mở rộng được Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi triệu tập ở Bằng Chay (thôn Tân Long, xã Ba Động, huyện Ba Tơ) do đồng chí Huỳnh Tấu chủ trì. Hội nghị đã thống nhất rải truyền đơn, treo cờ đỏ sao vàng, thư kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
Vào đêm ngày 16/7 và rạng sáng ngày 17/7, truyền đơn được rải dọc Quốc lộ 1 từ huyện Bình Sơn đến Tư Nghĩa và một số nơi khác với nội dung ký tên: "Việt Nam độc lập đồng minh" và "Ủy ban vận động cứu quốc Quảng Ngãi". Thông qua sự xuất hiện của truyền đơn và cơ đỏ sao vàng, quân địch trở nên hoang mang.
Qua tháng 2/1944, quân địch đưa đồng chí Trương Quang Giao, lần lượt sau đó là đồng chí Trần Quý Hai, Trần Lương từ nhà đày Buôn Mê Thuộc về huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Vào cuối tháng 12/1944, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi được thành lập tại lò gạch bên suối Nước Năng, tổ chức cử đồng chí Trương Quang Giao làm Bí thư.
Sau đó, các cơ sở cách mạng trong nhân dân, trong binh lính, già làng, đoàn thể dần phát triển. Đồng thời, mọi công tác chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Ba Tơ đang gấp rút.
Bất ngờ diễn ra vào đêm ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, khiến Pháp tháo chạy và Nhật làm chủ Đông Dương. Ngay trong đêm ngày 9/3/1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng, nhận định cuộc đảo chính sẽ tạo tình thế khủng hoảng chính trị nghiêm trọng, thời cơ tổng khởi nghĩa đã chín mùi. Hội nghị lấy khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật" thay cho khẩu hiệu trước đó là "Đánh đổ Nhật Pháp, đồng thời phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ.
Trong thời gian này, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi mở ngay Hội nghị bàn bạc và quyết định khởi nghĩa cướp chính quyền Ba Tơ. Đến trưa ngày 11/3, tổ chức phân công đồng chí Phạm Kiệt, Nguyễn Đôn và Nguyễn Khoách làm Ban chỉ huy kéo toàn bộ lực lượng đội du kích tiến hành khởi nghĩa ở Ba Tơ. Cùng lúc này, đồng chí Võ Thứ, Trần Lương huy động quần chúng ở huyện Mộ Đức, Nghĩa Hành, Đức Phổ cùng tham gia khởi nghĩa Ba Tơ và liên lạc với lực lượng ở tỉnh Bình Định. Đồng chí Trần Quý Hai điều động về khu vực phía Bắc của huyện Sơn Tịnh, Bình Sơn để tiện nối liên lạc với tỉnh Quảng Nam và cấp trên. Còn đồng chí Trương Quang Giao về trung tâm thị xã Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa huy động quần chúng khởi nghĩa cướp chính quyền, giữ mối quan hệ chỉ đạo các hướng.
Sau khi các đồng chí chủ chốt tỏa về các hướng, quân khởi nghĩa cùng nhân dân tổ chức cuộc mít-tinh tại sân vận động Ba Tơ, rồi chuyển thành cuộc biểu tình thị uy. Thừa thời cơ quân địch bỏ trốn, 17 đồng chí thuộc quân khởi nghĩa tiến vào Nha kiểm lý (cơ quan ngụy quyền của Châu lỵ Ba Tơ), bắt sống tên kiểm lý Bùi Danh Ngũ cùng các chánh tổng, chủ làng và buộc giao nộp vũ khí, giấy tờ, con dấu cho quân khởi nghĩa. Nhân cơ hội này, quân khởi nghĩa chia thành nhiều cánh bao vây, tấn công đồng khố xanh Châu lỵ và khắp huyện Ba Tơ rực rỡ cờ đỏ sao vàng mừng chiến thắng.
Rạng sáng ngày 12/3, tại sân vận động Ba Tơ, đồng chí Phạm Kiệt - Đội trưởng đội du kích Ba Tơ tổ chức mít-tinh quy mô lớn, tuyên bố xóa bỏ chính quyền địch, xóa bỏ thuế xâu, lập chính quyền cách mạng Ba Tơ và kêu gọi đồng bào hăng hái tham gia hàng ngũ cứu quốc.
"Hy sinh vì Tổ quốc"
Sau cuộc khởi nghĩa thành công giành lại chính quyền Ba Tơ, đồng chí Phạm Kiệt thực hiện nhiệm vụ chuyển Đội du kích Ba Tơ lên căn cứ Hang Én. Đồng chí Nguyễn Đôn cùng đồng chí Trần Toại, Huỳnh Thanh phụ trách chuyển chính quyền vào hoạt động bí mật.
Đỉnh núi Cao Muôn - nơi đội du kích Ba Tơ chọn làm căn cứ cách mạng sau chiến thắng cuộc khởi nghĩa Ba Tơ bất diệt.
Lời tuyên thề của Đội du kích Ba Tơ năm xưa.
Chiều ngày 14/3, đội quân của ta chuyển về căn cứ an toàn. Tại Hang Én, Đội du kích Ba Tơ với 28 chiến sĩ cùng tuyên thệ "Hy sinh vì Tổ quốc". Lời thề đó trở thành động lực chiến đấu và chiến thắng của bao lớp cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Quảng Ngãi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Qua rạng sáng ngày 15/3, Tỉnh ủy chỉ đạo Đội du kích Ba Tơ di chuyển về khu vực núi Cao Muôn xây dựng căn cứ cách mạng, chuẩn bị lực lượng tiêu diệt địch về sau.
Danh sách 28 chiến sĩ Đội du kích Ba Tơ.
Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ tạo tiền đề cho phong trào cách mạng ở Quảng Ngãi, tiến tới tổng khởi nghĩa và góp phần vào thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung. Đội du kích Ba Tơ được xác định là tiền thân của lực lượng vũ trang Quân khu 5 hiện nay.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét : "Cán bộ chiến sĩ du kích Ba Tơ với phẩm chất chính trị cao, tài năng tổ chức và hành động giỏi, đã đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, chỉ huy tác chiến ở hầu hết các mặt trận miền Nam Trung Bộ từ những ngày Cách mạng Tháng Tám cho đến suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ... Cán bộ và chiến sĩ du kích Ba Tơ đã chiến đấu với tinh thần hy sinh vì Tổ quốc để chúng ta có được ngày nay...".
Ghi nhớ lời thề của Đội du kích Ba Tơ, ông Phạm Viết Nho - Bí thư Huyện ủy Ba Tơ - tâm sự: "Từ giá trị lịch sử về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ mà điểm nhất là đội du kích Ba Tơ năm xưa, tôi luôn khắc sâu lời thề của những anh hùng ngày ấy: "Hy sinh vì Tổ quốc". Với vai trò là người con của núi rừng Ba Tơ, đồng thời là lãnh đạo địa phương, tôi luôn quyết tâm chăm lo đến đời sống nhân dân, không để người dân nào phải thiệt thòi và đưa vùng cách mạng Ba Tơ vươn lên vững chắc như lòng dạ sắc son của những anh hùng đã hy sinh vì đất nước".
Hồng Long
Theo Dantri
"Đầy tớ sai thì phải biết lắng nghe ý kiến góp ý của dân" "Xây dựng xã hội mới không dễ dàng nên đã bộc lộ nhiều cái sai lầm. Vậy thì phải dũng cảm, luôn luôn suy nghĩ, lắng nghe ý kiến của trí thức, phát huy tinh thần dân chủ. Người lãnh đạo phải quan sát thật kỹ lưỡng, khoa học trong việc làm, nghệ thuật trong tập hợp được đội ngũ trí thức, tập...