“Song kiếm” dầu khí, ngân hàng kéo Vn-Index tăng hơn 3 điểm
Đà tăng của thị trường bên cạnh sự bùng nổ của nhóm dầu khí GAS, PVS, PVD, PVB, BSR, PLX, OIL…còn được sự hỗ trợ của nhóm ngân hàng ACB, BID, CTG, MBB, VCB, VPB, TCB, TPB…Trong đó, MBB và TCB đang là 2 cái tên nổi bật nhất.
Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, Vn-Index tăng 3,13 điểm (0,31%) lên 1.023,53 điểm; Hnx-Index tăng 0,98 điểm (0,85%) lên 116,28 điểm và Upcom-Index tăng 0,19 điểm (0,34%) lên 54,59 điểm. Thanh khoản trên toàn thị trường tiếp tục duy trì ở mức cao với giá trị khớp lệnh đạt 3.300 tỷ đồng.
Đà tăng của thị trường bên cạnh sự bùng nổ của nhóm dầu khí GAS, PVS, PVD, PVB, BSR, PLX, OIL…còn được sự hỗ trợ của nhóm ngân hàng ACB, BID, CTG, MBB, VCB, VPB, TCB, TPB…Trong đó, MBB và TCB đang là 2 cái tên nổi bật nhất.
Bên cạnh đó, dòng tiền cũng lan tỏa ra nhiều nhóm ngành có tính thị trường hơn như chứng khoán, bất động sản, xây dựng giúp giao dịch trở nên sôi động hơn đáng kể.
Bộ đôi bán lẻ PNJ, MWG cũng thu hút tiền khá tốt trong những phiên gần đây. Ngoài ra, sắc xanh của VHM, VRE, MSN, FPT…cũng giúp đà tăng thị trường được củng cố vững chắc.
============================
Nối tiếp đà hưng phấn thời gian gần đây, thị trường mở cửa phiên 4/10 với sắc xanh hiện diện trên cả 3 sàn, thậm chí Vn-Index có lúc tăng gần 5 điểm.
Video đang HOT
Tâm điểm thu hút dòng tiền lúc này vẫn là nhóm dầu khí với hàng loạt cổ phiếu GAS, PVS, PVD, PVB, PXS, BSR…đồng loạt tăng mạnh ngay từ đầu phiên. Trong đêm qua, giá dầu tiếp tục tăng mạnh đã hỗ trợ không nhỏ cho nhóm cổ phiếu này.
Nhóm ngân hàng sau vài phiên bứt phá gần đây đã có dấu hiệu chững lại. Hiện chỉ có MBB tăng điểm đáng chú ý khi với mức tăng 700 đồng.
Các cổ phiếu chứng khoán cũng có sự phân hóa mạnh, dòng tiền hiện đang tập trung vào một vài cái tên như VCI, HCM, VND, SSI. Hôm nay là ngày chốt quyền chia cổ tức 10% bằng tiền mặt với SSI và cổ phiếu này hiện tăng nhẹ 200 đồng.
Tại thời điểm 9h55′, chỉ số Vn-Index tăng 0,8 điểm (0,08%) lên 1.021,2 điểm; Hnx-Index tăng 0,26 điểm (0,22%) lên 115,55 điểm và Upcom-Index tăng 0,17 điểm (0,31%) lên 54,57 điểm.
Long Nhật
Theo Trí thức trẻ
Dầu khí thuận đường thoái vốn
Giá dầu thế giới tăng cao đã giúp các doanh nghiệp (DN) dầu khí cải thiện kết quả kinh doanh (KQKD). Đặc biệt, kế hoạch thoái vốn nhà nước tại các DN dầu khí trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ diễn biến tích cực của giá CP trên TTCK.
Đỉnh 4 năm
Giá dầu Brent tăng vượt mốc 85USD/thùng (mức cao nhất kể từ tháng 11-2014) do thông tin Hoa Kỳ tuyên bố tái lập lệnh cấm vận đối với Iran vào tháng 8-2018. Theo đó, kể từ ngày 4-11, Hoa Kỳ sẽ sử dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào việc xuất khẩu dầu của Iran, đồng thời gây áp lực lên các chính phủ và các công ty trên toàn cầu để cắt giảm nhập khẩu dầu từ quốc gia Trung Đông này.
Theo sau quyết định này là việc cắt giảm lượng nhập khẩu dầu từ Iran của 2 quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ.
Sau năm 2025, PVN sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính trong liên kết hữu cơ gồm: thăm dò - khai thác, khí và chế biến dầu khí.
Bên cạnh đó, giá dầu gần đây tăng mạnh còn được hỗ trợ bởi việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Nga đã bác bỏ lời kêu gọi gia tăng sản lượng dầu thô của Tổng thống Donald Trump nhằm hạ nhiệt thị trường dầu mỏ. Thậm chí, theo nhận định của giới đầu tư, khả năng giá dầu sẽ quay về mốc 100USD/thùng ngay trong năm 2018.
Sự hồi phục của giá dầu được kỳ vọng giúp DN tái khởi động các dự án thăm dò và khai thác dầu khí. Trên thực tế, hệ số sử dụng giàn khoan có sự hồi phục đáng kể tại một số khu vực trên thế giới. Theo đó, giá cho thuê giàn khoan đang tạo đáy và có sự chuyển biến rõ ràng hơn, nhất là tại khu vực Đông Nam Á khi vượt qua mức 50.000USD/ngày. Đặc biệt, giá dầu hồi phục là chỉ báo tích cực đối với triển vọng ngành dầu khí.
Theo đó, các DN hoạt động trong lĩnh vực cung cấp khí đa số công bố KQKD khả quan, trong khi các công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thăm dò và khai thác (E&P) vẫn còn ảm đạm. Nguyên nhân do KQKD của các DN này thường có độ trễ nhất định so với giá dầu (6 tháng).
Giá dầu lên sẽ tạo thuận lợi cho BSR thoái vốn mà trước đây rất khó khăn.
Lợi nhuận giảm, giá vẫn tăng
KQKD quý II của DN dầu khí đã phản ánh đúng nhận định trên. Cụ thể, các DN E&P có tăng trưởng lợi nhuận âm, thậm chí thua lỗ nặng, như Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PVS) giảm 24%, Tổng CTCP Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí (PVC) giảm 68%, CTCP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD) lỗ 68 tỷ đồng. Phía ngược lại, các DN ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận tích cực có thể kể đến, như Tổng CTCP Khí Việt Nam (GAS) đạt 3.071 tỷ đồng (tăng 68%), CTCP Tập đoàn Xăng dầu (PLX) đạt 1.178 tỷ đồng (tăng 50%), CTCP Gas Petrolimex (PGC) đạt 46 tỷ đồng (tăng 23%), CTCP Kinh doanh khí Miền Bắc (PVG) đạt 4 tỷ đồng (tăng 131%), CTCP Xăng dầu dầu khí Phú Yên (PPY) đạt 6 tỷ đồng (tăng 51%), CTCP Nhiên liệu Sài Gòn (SFC) đạt 9 tỷ đồng (tăng 18%).
Điều đáng nói, dù KQKD không đồng nhất, nhưng nhóm CP dầu khí vẫn đồng loạt đi lên trước thông tin khả quan về giá dầu. Đơn cử, GAS tăng vượt mốc 120.000 đồng/CP, PLX vượt 70.000 đồng/CP, PVD vượt 20.000 đồng/CP, PVS vượt 24.000 đồng/CP, PGC vượt 15.000 đồng/CP, PGS (CTCP Kinh doanh khí Miền Nam) vượt 30.000 đồng/CP, PJC (CTCP Thương mại và Vận tải Petrolimex) vượt 50.000 đồng/CP, BSR (CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn) vượt 20.000 đồng/CP, OIL (Tổng công ty Dầu Việt Nam) vượt 17.000 đồng/CP, PMG (CTCP Đầu tư và Sản xuất Petro Miền Trung) vượt 20.000 đồng/CP, POW (Tổng công ty Điện lực dầu khí) vượt 16.000 đồng/CP.
Không lo giá
Theo đề án cơ cấu toàn diện ngành dầu khí giai đoạn 2017-2025, PVN sẽ triển khai thoái vốn sớm nhất có thể khỏi 2 lĩnh vực là dịch vụ (trước và sau năm 2020) và điện (trước và sau năm 2025) để tập trung 3 lĩnh vực cốt yếu là thăm dò - khai thác, khí và chế biến dầu khí. Cụ thể, trong giai đoạn 2017-2020, PVN sẽ hoàn thành cổ phần hóa 3 đơn vị BSR, POW và OIL.
Giai đoạn 2021-2025, PVN tiếp tục cổ phần hóa, thoái vốn với mục tiêu đến năm 2025 chỉ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại 3 đơn vị Tổng công ty Thăm dò - Khai thác dầu khí (PVEP), Công ty liên doanh Dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro) và GAS. Ngoài ra, PVN sẽ nắm dưới 50% vốn điều lệ tại nhiều DN đang niêm yết, như Tổng CTCP Hóa chất và Phân bón dầu khí (DPM), Tổng CTCP Vận tải dầu khí (PVT), PVS, PVD, OIL, BSR, POW.
ĐTTC số báo ngày 9-8 có bài viết "Cổ phần hóa, thoái vốn DNNN: Chông chênh giá cả - thị trường", đề cập những khó khăn trong việc thoái vốn nhà nước, nguyên nhân chính do sự suy giảm của TTCK khiến giá CP dầu khí sụt giảm sâu. Thời điểm đó, giá CP GAS đang giao dịch dưới mốc 100.000 đồng/CP. Tuy nhiên, ở mức giá hơn 12.0 như hiện nay, áp lực thoái vốn để không gây thiệt hại cho Nhà nước đã phần nào được giảm bớt.
Ông Lê Như Linh, Chủ tịch HĐQT GAS, từng chia sẻ thành công của các đợt thoái vốn nhà nước tại Vinamilk (VNM) và Sabeco (SAB), đã tạo nên áp lực rất lớn cho DN. Nếu đưa ra mức giá cao nguy cơ ế, ngược lại đưa ra mức giá thấp sẽ gây thiệt hại cho vốn nhà nước. Thậm chí, cuối tháng 8, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã có văn bản gửi Bộ Công Thương xin lùi việc thoái vốn tại GAS để cân nhắc lựa chọn thời điểm nhằm đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất và có thể kéo dài sau năm 2020.
Tương tự là trường hợp của POW. Theo kế hoạch, PVN sẽ tiếp tục bán 29% cổ phần và giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 51%. Nhưng đến nay PVN vẫn chưa công bố thời điểm cụ thể do giá CP diễn biến không thuận lợi. Hiện tại, với mức giá đạt trên 1.6, kế hoạch thoái vốn sẽ được đẩy nhanh hơn để tận dụng mức giá cao trên TTCK.
Trước đó, DN này chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) hơn 468 triệu cổ phần (tương đương 20% vốn điều lệ), với giá đấu thành công bình quân chỉ 14.938 đồng/cổ phần, thu về 6.987 tỷ đồng. Giá CP của 2 DN cùng nằm trong kế hoạch thoái vốn với POW là OIL và BSR cũng được đánh giá khá tốt so với mức giá khởi điểm của đợt IPO trước đó 13.400 đồng/cổ phần và 14.600 đồng/cổ phần.
Kim Giang
Theo saigondautu.com.vn
Rung lắc dữ dội trong phiên chiều, Vn-Index vẫn giữ vững mốc tâm lý 1.020 điểm Sự bứt phá của nhóm ngân hàng, cũng như sự hồi phục của một số cổ phiếu dầu khí đã mang lại tín hiệu tích cực cho thị trường. Nhà máy lọc dầu Dung Quất Sau những phút bị bán mạnh đầu phiên chiều, dòng tiền đã trở lại trong những phút cuối phiên giúp các chỉ số hồi phục trở lại. Đóng...