Sống khoẻ re nhờ trồng loài rau rừng lúc nào cũng xanh tốt
Bà Vũ Thị Yên, thôn 6C, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai trồng 1 loài rau rừng có tên là rau bầu đất mà có thu nhập khoẻ re. Bà Yên trồng 1.000m2 (1 sào) rau rừng, mỗi năm thu 6-8 đợt, mỗi đợt 4-5 tạ, giá bán 25-30.000 đồng/kg, tính ra thu nhập không hề nhỏ ở vùng nông thôn xa xôi này…
2 năm trở lại đây, chi hội Phụ nữ thôn 6C, xã Ia Hla đã đầu tư trồng rau rừng (hay còn gọi là rau bầu đất). Đây là loại cây dễ trồng, giàu chất dinh dưỡng, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Được sự giới thiệu của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Hla, chúng tôi đến tham quan mô hình trồng rau rừng của bà Vũ Thị Yên. Đang bận rộn với việc cắt rau mang giao cho khách, bà Yên hồ hởi cho biết: Cách đây 2 năm, con gái bà sống ở Đà Lạt thấy rau rừng rất được ưa chuộng, các nhà hàng lại thu mua với giá cao nên đã mua giống cho bà trồng thử nghiệm trên đất trồng hồ tiêu.
Bà Yên (bìa phải) giới thiệu mô hình trồng rau rừng. Ảnh: Lê Trang
“Tôi đã trồng thử 10 m2 rau rừng để ăn hàng ngày thì thấy rất ngon, lại giàu dinh dưỡng. Đây cũng là loại rau dễ trồng, ít sâu bệnh, thích hợp với điều kiện thời tiết và khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương. Vì vậy, gia đình tôi đã nhân rộng diện tích trồng rau lên trên 1.000 m2″-bà Yên chia sẻ.
Cũng theo bà Yên, rau rừng có thể thu hoạch quanh năm, trung bình khoảng 6-8 đợt/năm, thời gian thu hoạch từ 8 tháng đến 1 năm, sau đó phá bỏ để trồng lại. Loại rau này vốn dĩ rất khỏe, sức đề kháng mạnh, lúc nào cũng xanh tốt, do đó việc chăm sóc không quá cầu kỳ và gần như không phải dùng các biện pháp phun thuốc bảo vệ thực vật.
Video đang HOT
“Để đảm bảo cho cây phát triển tốt cả 2 mùa nắng mưa, trước khi trồng, gia đình tôi đã che lưới xung quanh, làm đất phơi ải 12-15 ngày, cùng với đó là lắp đặt hệ thống béc phun. Nhờ vậy, diện tích rau rừng của gia đình phát triển tốt, cho năng suất cao, được thương lái đến tận vườn thu mua. Ngoài tiêu thụ trong tỉnh, tôi còn cung ứng rau cho thị trường Đà Lạt và TP. Hồ Chí Minh. Với 1.000 m2, mỗi đợt thu hoạch được 4-5 tạ, giá bán 25.000-30.000 đồng/kg, gia đình tôi đã có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng”-bà Yên nói.
Thấy mô hình trồng rau rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hội viên, phụ nữ thôn 6C cũng đang triển khai trồng rau rừng trên diện tích hồ tiêu bị chết. Chị Trần Thị Kiềm (cùng thôn) cho biết: “Rau rừng rất dễ trồng, không cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, rất an toàn cho sức khỏe. Tôi mới trồng 4 tháng trên diện tích 100 m2 mà đã cho thu hoạch 1 tạ/tháng. Thu hoạch đến đâu có người thu mua đến đó. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích”.
Bà Lê Thị Ân-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Hla-cho biết: So với các loại cây trồng khác, rau rừng có giá và đầu ra ổn định. Hiện nay, thôn 6C có 10 hộ trồng loại rau này. Thời gian tới, Hội sẽ phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tổ chức lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng rau sạch cho hội viên, phụ nữ nhằm giúp chị em nắm vững kỹ thuật canh tác, không sử dụng thuốc trừ sâu, bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, hướng dẫn hội viên phụ nữ thành lập các tổ liên kết sản xuất cây rau rừng để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm cũng như liên kết xây dựng thương hiệu rau rừng sạch.
Theo Lê Trang (Báo Gia Lai)
Nỗi đau mang tên lá ngón
Trong vòng 4 năm, bà Hồ Thị Ne (1959, trú nóc Măng Lưng, xã Trà Cang, H. Nam Trà My, Quảng Nam) mất đi 4 người con. Trong đó 3 người chết do ăn lá ngón, 1 người chết do treo cổ tự vẫn. Những cái "chết xấu" và nỗi đau mang tên lá ngón hầu như năm nào cũng xảy ra tại ngôi nóc nằm lưng chừng đỉnh Ngọc Linh này.
Bà Hồ Thị Ne bên 2 đứa con vợ chồng anh Hồ Văn Hai.
Những ngày qua, nóc Măng Lưng lại một lần nữa rơi vào u ám, đau thương khi phải chứng kiến cảnh vợ chồng anh Hồ Văn Hai (1985) cùng vợ là chị Hồ Thị Thiêng (1982) vừa tử vong vì cái "chết xấu". "Tôi không nhớ rõ ngày nào, nhưng cách đây khoảng 20 ngày, vào chiều hôm đó, mọi người phát hiện Thiêng nằm chết trong nhà. Nó chết một cách bình thản, không lời trăn trối. Tội nghiệp nó, từ khi chồng treo cổ tự vẫn cách đây không lâu, nó trở nên ít nói, lầm lũi làm việc để nuôi 3 đứa con nhỏ. Vậy mà..." - bà Hồ Thị Sương, nhà kế bên cho biết.
Thấy chúng tôi đến, bà Hồ Thị Ne vội chạy lên rẫy gọi 2 đứa con của vợ chồng anh Hai về. Bởi từ khi mẹ chúng chết, ngôi nhà cha mẹ để lại chúng không dám ở. Chúng lên ở trên chiếc chòi canh nhỏ trên nương. Hái rau rừng, uống nước suối sống qua ngày. Rẫy cũng cách nhà tầm 2km, thế nhưng nhanh như con sóc, khoảng 15 phút sau, bà Ne cùng 2 đứa cháu mồ hôi nhễ nhại trở về gặp chúng tôi. Trên tay đứa nhỏ ôm chặt lấy đùm ổi như một món quà rất quý từ thiên nhiên ban tặng. "Đây, hai đứa con của vợ chồng Hai đây. Còn đứa lớn học xong lớp 9 nó vào Lâm Đồng lao động nhiều tháng qua. Hay tin mẹ mất nhưng nó vẫn chưa về được. Hai đứa nhỏ này tên Hồ Văn Du (10 tuổi) và Hồ Thị Gái (7 tuổi)" - bà Né vừa lau những giọt mồ hôi hòa lẫn với nước mắt trên khuôn mặt chai sạm cho chúng tôi biết.
Hai đứa con vợ chồng anh Hai trở về từ trên rẫy.
Rồi bà chậm rãi kể đứt quãng về nỗi đau mà gia đình bà đã trải qua trong những năm gần đây: Cũng vào tầm tháng này cách đây 4 năm, Hồ Văn Thiên (em trai Hai) cùng vợ là Hồ Thị Thôi ăn lá ngón chết. Không ai hiểu nguyên nhân vì sao họ hái lá ngón ăn để chết. Ai cũng thương cho đôi vợ chồng trẻ xấu số. Nhưng họ càng thương hơn khi vợ chồng anh Thiên chết đi để lại 4 trẻ nhỏ. Lúc đó đứa lớn nhất là Hồ Thị Vong mới (10 tuổi), Hồ Văn Võ (8 tuổi), Hồ Văn Vương (6 tuổi) và Hồ Thị Vân (3 tuổi). "Con dại, cái mang", nỗi đau đó khiến vợ chồng bà Ne phải gánh lấy.
Cuộc sống của người dân nơi đây bữa no, bữa đói, nhưng vì thương các cháu nhỏ dại đã phải mồ côi nên vợ chồng bà Ne tuy lớn tuổi cũng phải lên nương rẫy lao động kiếm thêm củ sắn, trái bắp lo cho các cháu. Từ sự mất mát đó, nhờ những nhà hảo tâm biết đến nên mỗi người góp chút ít để giúp vợ chồng bà Ne vượt qua đau thương, có thêm nguồn kinh phí lo cho 4 cháu. Song, nỗi đau đó chưa vơi thì nay vợ chồng bà Ne tiếp tục đón nhận thêm 3 đứa cháu nhỏ từ cái chết của vợ chồng Hai. "Chúng tôi đã già yếu lắm rồi. Những ngày qua cái ăn không có. Ai thương cho cái gì thì ăn cái nấy. Không biết sắp tới bọn chúng thế nào" - bà Ne ngậm ngùi.
Từ khi vợ chồng anh Hai mất, ngôi nhà này sẽ phải đốt.
Tâm sự thêm với chúng tôi về nỗi đau lá ngón, bà Hồ Thị Sương cũng không nhớ được hết những năm gần đây trong nóc này có bao nhiêu người tự vẫn vì lá ngón. Suy nghĩ một lúc, bà Sương nêu ra những cái tên của những người xấu số: "Hồ Thị Diên, Hồ Thị Thương, Hồ Văn Lập... ôi nhiều lắm, mình không nhớ hết được. Cũng có đến gần 10 người ăn lá ngón chết rồi" - bà Sương nói.
Điều đáng nói, theo quan niệm của người dân nơi đây, cái chết do ăn lá ngón hoặc treo cổ là những cái "chết xấu". Trường hợp vợ chồng anh Hai cũng thế, do vậy ngôi nhà của vợ chồng họ không thể ở được nữa và phải đốt đi để đuổi "con ma". "Cũng như lần trước, nhà của vợ chồng Thiên đã đốt nên giờ ngôi nhà này cũng phải đốt. Người lớn, trẻ nhỏ không ai dám bước vào bên trong ngôi nhà. Ngôi nhà này giờ không ai có thể ở được nữa. Hai người trong ngôi nhà này đã chết không rõ nguyên nhân - ai không sợ. Sắp tới chúng tôi phải đốt ngôi nhà để đuổi con ma đi" - già làng Hồ Văn Lâm nói.
Trước lúc chúng tôi xuống nóc trở về, bà Ne vội đóng cánh cửa ngôi nhà của vợ chồng anh Hai lại. Bà lủi thủi quay lưng dẫn 6 đứa cháu mồ côi bước đi những bước nặng nề về phía cuối ngôi làng - nơi có mái nhà lợp bằng phên nứa của vợ chồng bà cũng đã mục nát lắm rồi...
TRẦN TÂN - LÊ VƯƠNG
Theo cand.com.vn
Thầy cô đến trường sau lũ: Không điện, không nước, thức ăn cũng không còn Lội bộ hàng chục cây số đường rừng để đến trường, các giáo viên Trường tiểu học Mường Típ 1 ngỡ ngàng bởi khung cảnh hoang tàn trước mắt rồi bật khóc. Toàn bộ vật dụng sinh hoạt, lương thực bị cuốn trôi, các thầy cô cầm cự qua ngày bằng gạo cứu đói và rau rừng. Đường đến trường của các thầy...