Sông Đồng Nai đối mặt nhiều rủi ro
Ngày 18.10, tại TP.HCM, Hội Tưới tiêu VN (Liên hiệp Các hội KHKT VN) tổ chức hội thảo “Đánh giá quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai tác động đến môi sinh”.
Ảnh minh họa
Theo báo cáo, việc phát triển thủy điện ồ ạt với mật độ dày đặc trên lưu vực sông Đồng Nai (trên dòng chính có 14 công trình, các phụ lưu có 10 công trình thủy điện đã và đang xây dựng; 645 công trình thủy lợi) đã đặt tài nguyên nước, hệ sinh thái của lưu vực và sinh kế của người dân trước nhiều rủi ro thách thức. Việc vận hành các công trình thủy điện còn nhiều bất cập trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thường đã ảnh hưởng tiêu cực cho vùng hạ du, làm nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, việc lấy nước thô tại một số nhà máy nước trên sông Đồng Nai và Sài Gòn gặp khó khăn. Bên cạnh đó, hệ thống thủy điện trên sông Đồng Nai được xây dựng theo kiểu bậc thang nên rất dễ dẫn đến hiệu ứng domino trong xả lũ với những hậu quả khó lường… Tại khu vực TP.HCM, hàm lượng BOD5, COD, vi sinh… trong nước sông không đạt quy chuẩn chất lượng nước dùng cho sinh hoạt. Theo tính toán đến năm 2012, tổng nhu cầu nước trên toàn lưu vực sông Đồng Nai và vùng phụ cận khoảng 12,1 tỉ m3 (năm 2010 là 6,9 tỉ m3). Trong khi đó, nguồn nước của lưu vực này đang đối diện nguy cơ suy giảm về chất lượng và số lượng.
Hội thảo cũng đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực để bảo vệ nguồn nước bằng cách rà soát quy hoạch thủy lợi, thủy điện trên toàn lưu vực, dứt khoát loại bỏ các dự án gây tác động lớn đến điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái, xã hội.
Video đang HOT
Theo TNO
Chuyện sau cơn bão
- Bão tan rồi mà dân Hoàng Mai, Nghệ An lại "hưởng" trọn một cơn bão nước.
ảnh minh họa
- Đó là do hồ chứa Vực Mẫu xả nước cả 5 cửa. Mưa to, dự báo 100-200mm không xả thì vỡ đập. Trong hai phương án, chọn ngập hơn là trôi.
- Ngập đến 20.000 hộ dân thị xã thì coi như một trận lụt. Quốc lộ 1A qua Hoàng Mai cũng ngập, giao thông bắc-nam gián đoạn.
- Có người dân nói không biết hồ sẽ xả lũ. Còn phía hồ thì nói 7h đã điện thoại báo xuống các nơi bị ngập, 8h còn phát công văn. Ai cũng có phần đúng (!). Lại hỏi: Sao đài báo sẽ có mưa to mà nhà đập không xả bớt trước đi để dự phòng? Nhà đập nói: Lúc nào cũng phải giữ nước ở mức 21m để đảm bảo có đủ nước cho dân sản xuất, nghe cũng có lý.
- Các bác ấy cứ nói thế, vừa bão xong đã nơi nào hạn hán đâu mà giữ nước "máy móc" vậy.
- Nói chung, câu trả lời của ngành chức năng là "bất khả kháng".
- Đúng là với thiên nhiên, nhiều khi thiên tai là bất khả kháng, nhưng... hồ chứa nước là công trình nhân tạo, do con người làm ra thì con người phải tính hết mọi khả năng để đảm bảo an toàn. Khi ta nói "ủy ban phòng, chống bão lụt" thì thực tế phòng là chính, còn bão lũ về rồi chống thế nào được? Phòng để hạn chế thiệt hại thôi. Ấy là mới nói cái hồ an toàn, còn những hồ vỡ, đập thủy điện vỡ thì có nói cũng đã muộn.
- Cơn bão kèm theo mưa lớn vừa qua liệu đã là một lời cảnh báo cho các nhà quy hoạch thủy lợi, thủy điện chưa, hay còn tiếp tục phát triển để rồi lại bất khả kháng?
- Em không nghĩ được xa như bác. Nhưng mấy hôm nay tâm niệm được qua cuộc đời bác Võ Nguyên Giáp hai điều: Đã đánh phải chắc thắng và nếu thiệt hại cho bộ đội nhiều thì chưa đánh vội. Nghĩ mà thấy ở đời đánh giặc cũng như làm ăn, nếu ta làm theo bác Giáp thì nước nghèo cũng sẽ thành giàu!
Theo Laodong
Khổ vì thủy điện Bão số 10 đã đi qua nhiều ngày nay nhưng các tỉnh miền Trung vẫn chìm ngập trong nước lũ vì hồ thủy điện, thủy lợi đua nhau xả nước. Là mảnh đất thường gặp thiên tai nhưng nhiều năm nay, bà con miền Trung còn thêm nỗi khổ mang tên "thủy điện". Vừa thiên tai vừa thủy điện xả lũ, miền Trung...