Sóng điện thoại tê liệt vì bão Sơn Tinh
Tối 28/10, tháp truyền hình cao 180m của tỉnh Nam Định bị gió bão giật đổ sập ra đường (Ảnh: Việt Dũng/Tuổi trẻ)
Cơn bão số 8 (bão Sơn Tinh) càn quét qua nhiều tỉnh đã khiến cho nhiều trạm thu phát sóng điện thoại bị ảnh hưởng. Nhiều thuê bao nằm tại tâm bão như Nam Định, Thái Bình… đã bị tê liệt.
Tối 28/9, nghe tin cơn bão số 8 gây mưa lớn, càn quét qua các tỉnh từ Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng… chị Thu Trà (Cầu Giấy, Hà Nội) gọi điện về quê ở Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình hỏi thăm gia đình. Tuy nhiên, từ tối 28/10 đến sáng ngày 29/10, chị Trà vẫn chưa thể liên lạc được với người thân.
Chị Trà cho biết: “Tôi đã thử các thuê bao của Viettel, VinaPhone, Mobifone đều không được, gọi đến máy điện thoại bàn cũng không được. Không hiểu tại sao, cứ lúc nước sôi lửa bỏng nhất lại điện thoại lại mất sóng. Tôi đang rất lo lắng, vì quê tôi là nơi tâm bão đi qua mà không biết được tình hình của người thân “.
Từ đêm 28/10 đến trưa 29/10, anh Nguyễn Thanh Thứ (Đống Đa, Hà Nội) cũng chưa thể lien lạc được gia đình ở Nam Định. Các thuê bao Viettel, VinaPhone anh gọi đến đều không liên lạc được. Gọi tới một thuê bao Mobifone thì sóng chập chờn, nghe không rõ. Anh Thứ lo lắng đến mất ngủ đêm qua.
Anh Trần Văn Quyến, giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn quê ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định thở phào nhẹ nhõm vì may mắn gọi điện được về nhà. Anh Quyến gọi điện về thuê bao Viettel rất nhiều lần, đến gần trưa 29/10 liên lạc được khoảng hơn 1 phút rồi lại mất sóng. Anh Quyến cho hay: Đang định nghỉ làm ra bắt xe về quê, may mắn liên lạc được với gia đình, biết cả nhà vẫn an toàn nên đỡ sốt ruột. Nhưng cây cối, hoa màu thì “bay” theo bão hết cả rồi”.
PV liên lạc với ông Nguyễn Quốc Tuấn, đại diện của chi nhánh Viettel Nam Định, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel nhưng diện thoại của ông Tuấn không có sóng. Theo các nhân viên tổng đài của Viettel, khi khách hàng gọi tới các thuê bao của mạng này tại khu vực cơn bão số 8 đi qua như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa… đều có hiện tượng không liên lạc được. Nhà mạng này cho biết nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên do ảnh hưởng của cơn bão số 8, hiện bộ phận kỹ thuật đang được tăng cường nhằm khắc phục sự cố. Tuy nhiên, nhân viên tổng đài cũng thông báo không rõ bao giờ mới khắc phục sự cố này.
Tổng đài của Mobifone cũng cho biết, do ảnh hưởng của bão, tạm thời các thuê bao của nhà mạng này ở Thái Bình rất khó liên lạc. Trong sáng 29/10, Mobifone cũng nhận được rất nhiều phản ánh của khách hàng về về tình trạng này và đang tiến hành khắc phục.
Video đang HOT
Sáng 20/10, PV cũng không thể liên lạc được với ông Phạm Văn Ca – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình (dùng thuê bao VinaPhone). Chúng tôi tiếp tục liên lạc vào máy bàn của ông Ca (thuê bao VNPT) cũng không có tín hiệu. Theo nhân viên tống đài VinaPhone, từ 19h30 tối 28/10, bão số 8 ảnh hưởng đến các trạm thu phát sóng của nhà mạng này. Tạm thời nhiều thuê bao ở Thái Bình, Nam Định đang bị gián đoạn, sự cố này đang được VinaPhone khắc phục. Khi có sóng trở lại sẽ thông báo đến các thuê bao. VinaPhone cũng cho biết, riêng tỉnh Nam Định có 85 trạm thu phát sóng bị ảnh hưởng từ cơn bão số 8.
Theo 24h
Thanh Hóa: Gió giật mạnh, cây cối ngã đổ
Hàng chục nghìn người dân ở 6 huyện ven biển Thanh Hóa đã được di dời đến nơi tránh trú an toàn. Các cấp chính quyền và lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện quyết liệt các biện pháp chủ động phòng tránh thiệt hại do bão Sơn Tinh gây ra.
6 giờ sáng nay, lệnh di dân của Trưởng Ban chỉ huy PCLB Thanh Hóa được phát đến 6 địa phương ven biển của tỉnh gồm: các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và Thị xã Sầm Sơn. Hơn 600 cán bộ chiến sĩ công an, quân đội, và toàn bộ cán bộ, chiến sĩ biên phòng tuyến biển của tỉnh đã được huy động để giúp các địa phương di dân và thực hiện các biện pháp phòng tránh thiệt hại do bão.
Đến 10h sáng, toàn tỉnh đã thực hiện di dời được gần 53 nghìn dân về nơi trú ẩn an toàn. Trong đó chủ yếu là người già và trẻ em. Nước uống, lương thực, thuốc men được đảm bảo cho những người dân này.
Người già và trẻ em ở xã Hoằng Trường được di dời về trường học của xã
Cơn bão mạnh dự kiến sẽ gây ảnh hưởng lớn tới các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc và Hoằng Hóa. Do vậy công tác đối phó với bão của Thanh Hóa được tập trung chủ yếu ở các địa phương này.
Cũng trong sáng nay, 8.566 tàu cá của tỉnh đã được kêu gọi vào tránh trú tại các âu tránh bão ở khu vực miền Trung. Các bè, mảng, thuyền đánh bắt nhỏ cũng được người dân đưa lên bờ, đảm bảo an toàn cho phương tiện đánh bắt. Ở các chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, trên các tàu cá, không một người dân nào được phép ở lại. Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tài sản của người dân ở các khu vực di dời được đảm bảo.
Bè mảng của bà con ngư dân cũng được đưa lên bờ an toàn
Tại xã ven biển Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, việc di dân diễn ra khá hối hả từ sáng ngày 28/10. Đến 10h cùng ngày, cán bộ chiến sĩ thuộc Đồn biên phòng 118 và các lực lượng chức năng đã triển khai di dời được 1.357 người dân ở 7 thôn giáp biển về nơi tránh trú an toàn. Trong đó có 96 người già và 337 trẻ em.
Thực hiện lệnh di dời của Trưởng Ban chỉ huy PCLB tỉnh, đến 10h, huyện Hoằng Hóa đã di dời thành công 2.372 nhân khẩu ở 10 xã ven biển và cửa sông. Tuy nhiên, mối lo ngại lớn nhất của địa phương này là hơn 2 km đê biển và trên 10km đê sông chưa được kiên cố, có thể sạt, tràn khi bão vào.
Tại các xã giáp biển Ngư Lộc, Minh Lộc, Đa Lộc của huyện Hậu Lộc, sau khi có lệnh di dời, chính quyền địa phương và các ngành chức năng cũng đã xuống từng nhà vận động người dân chuyển đến nơi an toàn.
17h30 ngày 28/10, ở các huyện ven biển Thanh Hóa có gió giật mạnh cấp 8 cấp 9, trên cấp 10. Nhiều cây cối bị đổ, gãy, nhiều biển quảng cáo bị gió thổi rách. Người dân đã hạn chế đi lại trên đường.
Nhiều cây cối ở khu vực ven biển Hoằng Hóa bị gãy, đổ do gió bão
Một tấm biển quảng cáo cỡ lớn bị gió quật rách
Trong sáng 28/10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, đã về kiểm tra và chỉ đạo công tác PCLB tại các huyện ven biển Hậu Lộc và Nga Sơn.
Trước đó, khoảng 21h ngày 27/10, tỉnh Thanh Hóa đã có cuộc họp khẩn cấp với sự tham gia của các thành viên trong Ban chỉ đạo PCLB tỉnh bàn phương án di dân. Ngoài ra, địa phương này cũng đưa 50 tấn gạo lên các huyện miền núi Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát, Lang Chánh, Thường Xuân để dự trữ đề phòng khi bị mưa lũ cô lập.
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa cũng huy động 1.500 cán bộ chiến sĩ, 300 cán bộ chiến sĩ bộ đội biên phòng và 500 cán bộ chiến sĩ thuộc lực lượng công an chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.
Lúc 12h, gió bão ở khu vực Hoằng Trường giật cấp 8, cấp 9, biển động dữ dội
Theo 24h
Siêu bão Sơn Tinh tàn phá miền Bắc Tối 28/10, tháp truyền hình cao 180m của tỉnh Nam Định bị gió bão giật đổ sập ra đường (Ảnh: Tuổi trẻ) Siêu bão Sơn Tinh đã gây mưa to và gió mạnh cho nhiều địa phương ở Bắc và Trung Bộ. Ở khu vực đảo Hòn Dấu gió mạnh cấp 12, giật cấp 13 Thái Bình gió cấp 11, giật cấp 14...