Sóng điện thoại có thực sự gây cháy nổ tại cây xăng?
Dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh đầy đủ việc sử dụng điện thoại di động tại khu vực chứa nhiều xăng, dầu sẽ gây cháy, song theo các nhà khoa học, hiểm họa cháy nổ tại cây xăng do sóng điện thoại di động là không thể bỏ qua.
Phó Trưởng phòng 7 – Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (Bộ Công an) Hoàng Ngọc Huynh cho biết, quy định cấm sử dụng điện thoại di động tại các kho xăng, dầu, các điểm bán lẻ đã được các Tổ chức, Tập đoàn Dầu lửa trên thế giới quy định trong mọi hoạt động của họ. Ông Huynh cũng thừa nhận, trên thế giới và cả ở Việt Nam, đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh đầy đủ việc sử dụng điện thoại di động tại khu vực chứa nhiều xăng, dầu sẽ gây cháy.
Tuy nhiên, vừa qua đã có một số tai nạn có thể liên quan đến điều này. Cụ thể, hồi cuối tháng 11/2011, anh Vũ Trọng Khanh ở Gia Lâm, Hà Nội đã bị bỏng khá nặng vì lửa bùng cháy khi anh nhận một cuộc gọi đến điện thoại di động của mình trong lúc đi vệ sinh tại một cây xăng ở cầu Phù Đổng, quận Long Biên. Nạn nhân cho biết trước khi nghe điện thoại anh cũng đã ngửi thấy mùi xăng nồng lên và khi nhận cuộc gọi thì lửa lùa vào, bốc quanh người…
Theo ông, Vương Thái Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Petrolimex (chuyên gia về an toàn cháy nổ xăng dầu), khi bật điện thoại lúc có cuộc gọi sẽ gây ra hiện tượng đoản mạch, tạo ra tia lửa điện. Nếu không may xung quanh chỗ người sử dụng có nồng độ xăng dầu đủ lớn để phát hỏa thì sẽ kết hợp với tia lửa điện từ điện thoại gây ra cháy.
Trong khi trên thị trường Việt Nam, thiết bị điện thoại lậu, không chính hãng là rất nhiều, do đó nhiều khi không đảm bảo an toàn về mạch và pin. Cùng với đó là một số tính năng mở rộng của điện thoại liên quan đến đèn flash cũng gây ra cháy khi tiếp xúc với khu vực có nồng độ xăng, dầu lớn.
Sóng điện thoại tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ
Cùng trao đổi về vấn đề này, TS Huỳnh Quyền – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu (ĐH Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh), cũng khẳng định, hiện trên thế giới, trong tất cả các cơ sở nhà máy lọc hóa dầu đều thực hiện lệnh cấm sử dụng điện thoại di động để đề phòng nguy cơ cháy nổ. Khi có sóng điện thoại, nguồn nhiệt phát sinh từ điện thoại rất lớn, có thể gây chập mạch dẫn đến phát sinh tia lửa điện. Khi đó, tại các vòi bơm xăng nếu có rò rỉ sẽ rất dễ gây ra nguy cơ cháy nổ. Dù trên thế giới chưa có kết luận cuối cùng về việc sóng điện thoại có khả năng gây cháy nổ tại các trạm xăng hay không, cũng như thực tế ở Việt Nam có rất ít các vụ cháy nổ do sóng điện thoại gây ra, song để đảm bảo tính mạng cho người dân thì không thể chủ quan.
Trả lời câu hỏi, sử dụng điện thoại trong bán kính bao nhiêu thì gây nguy hiểm tại các trạm xăng? TS Quyền nhận định: “Hiện chưa có khảo sát để đưa ra con số chính xác về khoảng cách an toàn giữa vị trí cây xăng với người sử dụng điện thoại. Các con số 3m, 5m chỉ là các con số ước lượng. Muốn tìm ra bán kính an toàn thì phải khảo sát kỹ nồng độ xăng dầu bốc hơi trong không khí ở từng cây xăng”.
Đã có ý kiến cho rằng nên lắp đặt các công cụ phá sóng điện thoại tại các cây xăng. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, về mặt kỹ thuật có thể tiến hành phá sóng điện thoại nhưng do cây xăng ở nước ta hầu hết không nằm biệt lập nên sẽ dẫn tới khóa sóng của cả khu vực gần đó, ảnh hưởng rất nhiều tới nhu cầu thông tin liên lạc của người dân xung quanh.
Video đang HOT
Một vấn đề nữa là hiện nay rất nhiều trạm xăng được xây dựng tại các khu đông dân cư, gần đường giao thông, gần chợ… Nếu xảy ra sự cố cháy nổ, bán kính sát hại sẽ rất lớn. Hiện Đà Nẵng đang đi đầu trong việc di dời các cây xăng ra khỏi trung tâm thành phố.
Việc xử phạt gặp khó! Nghị định 52/2012/NĐCP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, trong đó hành vi sử dụng điện thoại tại các cây xăng có mức phạt từ 2-5 triệu đồng, đã chính thức có hiệu lực từ ngày 5/8. Tuy nhiên, thị sát tại các cây xăng trong chiều 6/8, các vi phạm vẫn diễn ra phổ biến, việc xử lí chủ yếu dừng ở việc nhắc nhở. Việc xử phạt gặp khó vì nhiều nội dung trong nghị định còn khá mập mờ, trong khi lực lượng chức năng cũng không thể bố trí người túc trực tại các cây xăng để “rình” người dân vi phạm… Đại úy Phạm Đình Hải – Phó Trưởng Công an phường Bách Khoa – địa bàn đang quản lí cây xăng trên phố Tạ Quang Bửu (Hà Nội) cho biết, hiện tại đơn vị vẫn chưa nhận được văn bản nào hướng dẫn về việc xử phạt, cũng không biết thẩm quyền được giao đến đâu. Chị Thanh Mai (phường Tân Mai, Hà Nội) lại chia sẻ: “Nghị định còn nhiều điểm chưa rõ, ví dụ nếu để điện thoại trong cốp xe, vào đổ xăng, vô tình có cuộc gọi đến, tức là đã có sóng điện thoại rồi, khi đó kể cả không nghe máy có bị xử phạt không? Hay đang đi trên đường, tới gần vị trí có cây xăng mà có điện thoại, dừng lại nghe thì có phạm luật không?”. Theo chị Mai, trước mắt, các trạm xăng cần có những biển báo khuyến cáo, nhắc nhở người mua xăng nên tự giác tắt điện thoại để dần dần tạo thói quen mới cho người dân.
Theo Dân Trí
Công bố nguyên nhân gây cháy nổ ô tô, xe máy
Từ năm 2010 đến nay, toàn quốc xảy ra 439 vụ cháy, nổ xe, do nhiều nguyên nhân khác nhau như chập điện, cháy lan, tai nạn giao thông, do đốt...
Theo Cơ quan giám định Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) cho biết các sự cố gây cháy xe có thể từ việc xe đang đi bị bó phanh gây sinh nhiệt từ ma sát gây cháy xe, vỡ ổ bi, bục gioăng dầu nhớt... Hầu hết do lỗi trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, cơ quan chức năng chưa phát hiện vụ cháy nào nguyên nhân trực tiếp do xăng...
Khi được hỏi về vụ việc ở cây xăng Đồi Nên ở Bắc Giang, đại diện Bộ Công thương cho biết: Về vụ của hàng xăng dầu Đồi Nên (Bắc Giang), tại thời điểm kiểm tra không có hợp đồng đại lý, mua xăng từ nhiều đầu mối. Từ khi xảy ra vụ việc, cửa hàng không hoạt động. Số xăng (29.800 lít xăng A92) kém chất lượng đã bị thu giữ. Đến nay hồ sơ đã tập hợp đầy đủ và sẽ có thông tin đầy đủ trong thời gian tới.
Cơ quan giám định Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) cho biết các sự cố gây cháy xe có thể từ việc xe đang đi bị bó phanh gây sinh nhiệt từ ma sát gây cháy xe
Khi có nhiều ý kiến hỏi về nguyên nhân cụ thể gây ra cháy, nổ xe, Thiếu tướng Trần Anh Dũng - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục cảnh sát về quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội nói: Đây mới chỉ là những kết luận ban đầu. Nhưng có thể đưa ra 5 nguyên nhân chính và tiếp tục được làm rõ. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng. Hiện, cơ quan chức năng tiếp tục điều tra...
Khi trả lời câu hỏi của báo chí về nguyên nhân của sự cố chập điện và các sự cố kỹ thuật cụ thể là gì, đại diện Bộ công an cho biết: "Dấu vết để lại khẳng định do chập điện tuy nhiên không xác định được chập điện do đâu. Tuy nhiên, nguyên nhân chập điện có thể xuất phát từ việc mất khả năng cách điện của các dây dẫn do côn trùng cắn, hóa chất... Còn các sự cố kỹ thuật cụ thể như nổ bình ắc quy, nổ đi-ốt, nổ IC..."
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ Khoa học & Công nghệ cũng đã tổ chức các nhóm nghiên cứu tính khoa học và khả năng gây ra nguyên nhân cháy nổ xe. Theo đó, kết quả ban đầu nghiên cứu tính khả thi về cháy nổ xuất phát từ những nguyên nhân do nhiên liệu (xăng, dầu, chất phụ gia...) và do động cơ gây ra hiện tượng cháy xe cơ giới và các biện pháp phòng chống đã được công bố. Cụ thể:
Thứ nhất: Nhiên liệu xăng và hỗn hợp nhiên liệu có pha thêm các alcohol (methanol và ethanol) với nồng độ dưới 30% không thể tự bốc cháy, không gây ra cháy phương tiện ô tô và xe gắn máy, trừ trường hợp đặc biệt có sự rò rỉ nhiên liệu và có sự tiếp xúc với nguồn nhiệt nóng hơn 490oC.
Thứ hai: Nhiên liệu xăng và hỗn hợp nhiên liệu xăng có pha hàm lượng ethanol hoặc methanol nhỏ hơn 30% chỉ bốc cháy trên động cơ, gây ra cháy xe khi bản thân nhiên liệu bị rò rỉ và đòng thời có tia lửa điện tại thời điểm đó (chập mạch hệ thống điện của động cơ hoặc do ma sát sinh ra).
Thứ ba: Nhiên liệu xăng có pha hàm lượng ethanol hoặc methanol cao, gây lão hóa đường ống dẫn nhiên liệu, gioăng cao su dẫn đến bị rò rỉ nhiên liệu tạo ra khả năng cháy nổ khi có nguồn nhiệt cao...
Thứ tư: Chưa xác định được ảnh hưởng tiêu cực của viên tiết kiệm xăng, dung dịch tiết kiệm xăng... Tuy nhiên viên tiết kiệm xăng, dung dịch tiết kiệm xăng không được khuyến cáo sử dụng.
Thứ năm: Xe máy hiện đại sử dụng nhiên liệu không phù hợp, đặc biệt chỉ số RON thấp như xăng A83 gây nóng động cơ hơn bình thường dẫn đến khả năng nóng chảy một số chi tiết và có thể gây ra chập điện, tạo ra nguồn nhiệt lớn và sẽ gây cháy nếu trường hợp vùng nhiệt nóng tiếp cận với vật liệu dễ cháy.
Thứ sáu: Sử dụng cốp xe để chứa những vật dễ cháy, nổ (bật lửa, bình gas con...) sẽ gây cháy vì nhiệt độ trong cốp xe có thể cao hơn 60oC - nhiệt độ có thể làm cháy, phát nổ các thiết bị, bình hóa chất đựng trong cốp như điện thoại di động, máy tính xách tay, máy ảnh, nước hoa...
Thứ bảy: Cầu chì nối bằng dây điện hoặc sử dụng cầu chí không đúng thiết kế, tăng khả năng chập, cháy điện khi công suất tiêu thụ cao hơn thiết kế cho phép (độ xe, lắp đặt thêm thiết bị như âm thanh, còi, bảo vệ...).
Thứ tám: Các vật liệu dễ cháy cuốn vào gầm xe, tiếp xúc với bộ phận nóng như động cơ, ống xả khi xe đang chạy thì cũng sẽ gây ra cháy xe.
Thứ chín: Sử dụng xe hiện đại không đồng bộ với yêu cầu xăng, dầu tại Việt Nam hiện nay dẫn đến hiện tượng nóng máy, ống xả bị nóng hơn khi tiếp xúc với các vật dễ cháy sẽ gây ra cháy xe.
Thứ mười: Do tràn nhiên liệu ra ngoài trong quá trình nạp nhiên liệu hoặc nạp quá nhiều nhiên liệu hoặc bất cẩn không đậy nắp hoặc lắp không khít dẫn đến cháy, nổ khi có sự cố chập mạch về hệ thống điện.
Sáng qua 26/4, liên bộ gồm Bộ Công an, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Công thương và Bộ GTVT đã tiến hành tổ chức họp báo công bố tình hình, kết quả thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp phòng chống cháy nổ ô tô, xe máy do Thiếu tướng Trần Anh Dũng - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục cảnh sát về quản lý hành chính, trật tự an toàn xã hội chủ trì.
Quang cảnh buổi họp báo
Bộ Công an cho biết: Theo thống kê của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), trong hai năm 2010 và 2011, toàn quốc đã xảy ra 324 vụ cháy, nổ ô tô, xe máy, trong đó có 276 vụ cháy xe ô tô và 48 vụ cháy nổ xe máy. Đã điều tra xác minh làm rõ nguyên nhân của 209 vụ trong tổng số 324 vụ . Trong số 209 vụ đã rõ nguyên nhân thì 30,25% số vụ do chập điện , 15,1% số vụ do sự cố kỹ thuật , 9,8% số vụ do sơ suất , 4,63% vụ do tai nạn giao thông và 4,32% do đốt.
Từ 1/1/2012 đến nay, cả nước đã xảy ra 115 vụ cháy ô tô, xe máy, trong đó có 56 vụ cháy xe ô tô, 59 vụ cháy xe máy, làm thương 3 người, thiệt hại tài sản hơn 20 tỷ đồng. Trong số đó đã làm rõ 25 vụ (21,7%) còn 96 vụ (78,3%) đang điều tra. Trong số 25 vụ làm rõ nguyên nhân thì có 9 vụ do chập điện, 6 vụ do sơ suất, 5 vụ do sự cố kỹ thuật, 4 vụ do tai nạn giao thông và 1 vụ do đốt.
Qua nghiên cứu 439 vụ (tỉnh từ năm 2010 đến nay) cho thấy: cháy xe xảy ra ở nhiều hãng sản xuất đã có thương hiệu như Huyndai, Daewoo, BMW, Mercedes, Ford, Toyota, Honda... Các vụ cháy, nổ xe xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như chập điện, cháy lan, tai nạn giao thông, do đốt...
Ngoài ra có một số vụ cháy có hiện tượng bất thường như dừng xe tắt máy, tự nhiên xe nổ và cháy, khởi động lại gây cháy nổ... Dư luận nghi ngờ do xăng kém chất lượng gây nên hiện tượng cháy, nổ xe. Tuy nhiên chưa có cơ quan nào công bố kết luận nguyên nhân cháy ô tô, xe máy vừa qua do xăng dầu trực tiếp gây nên.
Theo GDVN
Điện thoại di động có thể gây ung thư não Một nhóm chuyên gia của WHO vừa xếp điện thoại di động vào danh sách các tác nhân có thể gây ung thư, ngang hàng với thuốc trừ sâu DDT và khói thải từ các phương tiện giao thông. Có thể nói thông tin này gây nhiều chú ý vì đây là kết luận của một nhóm 31 chuyên gia từ 14 quốc...