Sóng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đổ về dải đất ven biển Phan Thiết Mũi Né
2 năm qua khoảng 53.000 tỷ đồng từ 264 dự án được chấp thuận đầu tư, trong đó có nhiều tập đoàn bất động sản lớn như Novaland, FLC, VinGroup,… Bình Thuận tiếp tục chứng kiến làn sóng đầu tư vào các dự án BĐS trong năm 2019.
Đó là con số vừa được đưa ra tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Bình Thuận năm 2019 vừa được tổ chức mới đây. Một điều dễ nhận thấy đó là làn sóng đầu tư vào các dự án BĐS nghỉ dưỡng quy mô hàng tỷ USD đang từng bước được triển khai ở địa phương này.
Lợi thế của Bình Thuận là có bờ biển đẹp trải dài gần 200km với những địa danh đang thu hút mạnh khách du lịch như Phan Thiết, Mũi Né – nơi từng được ví là “thủ đô resort”. Cùng với đó là việc đầu tư hạ tầng kết nối địa phương này với các trung tâm kinh tế khác cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện như sân bay Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết…
Phan Thiết – Mũi Né có lợi thế về bãi biển đẹp
Đây là những yếu tố tạo đà cho những làn sóng đầu tư vào thị trường bất động sản Phan Thiết – Mũi Né trong những năm gần đây. Ngày càng có nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước tìm đến dải đất ven biển này để phát triển các dự án tầm cỡ.
Trong đó, đáng chú ý là 2 dự án bất động sản của tập đoàn Novaland đang triển khai, đó là Nova Hill Mũi Né và Nova World Phan Thiết. Trong đó, NovaHills quy mô khoảng 40ha với tổng số trên 600 căn biệt thự, và các hạ tầng dịch vụ du lịch khác…Còn NovaWorld Phan Thiết quy mô lên tới 1.000ha trải dọc 7km đường bờ biển Phan Thiết, sẽ là quần thể khu nghỉ dưỡng giải trí, thể thao biển trung tâm thể thao phức hợp và cụm sân golf 36 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế khoảng 220ha; cụm công viên nước,công viên chủ đề 25ha; công viên bãi biển 16ha; khu phức hợp trung tâm thương mại – hội nghị – ẩm thực – giải trí cho gia đình…cùng hàng nghìn sản phẩm căn nhà thứ hai (second home).
Video đang HOT
Ngày càng nhiều dự án BĐS du lịch đổ về Phan Thiết – Mũi Né bởi nơi đây có đường bờ biển đẹp
Hay như dự án Dự án Hamubay Phan Thiết có vốn đầu tư gần 1 tỷ USD được thiết kế với quy mô mang tầm quốc tế là tổ hợp vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng ngay tại trung tâm thành phố Phan Thiết, với tổng diện tích gần 130 ha, do tập đoàn Trường Phúc Hải làm chủ đầu tư…
Mới đây, một tập đoàn của Nga là Tập đoàn công nghệ cao Osnova trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cũng đã bày tỏ mong muốn đầu tư dự án Trung tâm công nghệ cao kết hợp sản xuất, nghỉ dưỡng và “thành phố thông minh” tại Bình Thuận hàng tỷ USD.
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vừa qua, nhiều doanh nghiệp BĐS lớn cũng đã ký kết các hợp đồng quan trọng nhằm phát triển BĐS Bình Thuận lên tầm cao mới. Đáng chú ý là Tập đoàn Novaland ký kết với hàng loạt đối tác chiến lược gồm Tập đoàn Accor, PGA và IMG.
Tập đoàn Hải Phát – một đại gia BĐS phía Bắc cũng đã ký bản ghi nhớ với tỉnh Bình Thuận về việc đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng. Trong đó, tập đoàn này dự kiến đầu tư khoảng 4.600 tỷ đồng vào dự án khu phức hợp nhà ở và dịch vụ du lịch biển Hòa Phú tại huyện Tuy Phong. Và liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Đại Đông Á – công ty thành viên Tập đoàn Hải Phát và Công ty Cổ phần Đầu tư V-Max Việt Nam đăng ký đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng vào dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Phú Hòa cũng ở huyện Tuy Phong.
Ngoài ra, Hải Phát cũng đang theo đuổi một số dự án khác ở Phan Thiết, Mũi Né như dự án đô thị biển tại Phú Hài trên đường Võ Nguyên Giáp, thành phố Phan Thiết, với tổng diện tích 5ha; dự án trung tâm dịch vụ du lịch Hàm Tiến – Mũi Né với diện tích 198ha.
Sự ra đời của hàng loạt dự án BĐS quy mô lớn ở Phan Thiết – Mũi Né như Summer Land, NovaWorld, NovaHills, Thanh Long Bay… đến từ các tập đoàn lớn như VinGroup, NovaLand, FLC, Hải Phát sẽ là động lực để Bình Thuận thu hút thêm nhiều dự án khác.
Bất động sản nghỉ dưỡng đang phát triển rầm rộ ở Bình Thuận
Cũng tại Hội nghị này, tỉnh Bình Thuận xác định phát triển du lịch nghỉ dưỡng là một trong ba trụ cột kinh tế của địa phương. Nhiều dự án tiếp tục được kêu gọi đầu tư như: Khu du lịch Hàm Thuận – Đa Mi (mức đầu tư 500 triệu USD), Khu vui chơi giải trí tổng hợp trên đường Võ Nguyên Giáp (mức đầu tư 357 triệu USD) và Khu dân cư, đô thị, thương mại dịch vụ Thiện Nghiệp – Phú Long (mức đầu tư 1,2 tỷ USD). Đặc biệt là những dự án quy mô lớn như dự án điện gió ngoài khơi (tổng mức đầu tư khoảng 12 tỷ USD), dự án điện khí (mức đầu tư khoảng 5 tỷ USD), Khu công nghiệp Tân Đức (mức đầu tư khoảng 500 triệu USD), hạ tầng dịch vụ logistics, cảng biển Vĩnh Tân…
Tại Hội nghị, UBND tỉnh Bình Thuận đã trao quyết định chủ trương đầu tư và ký ghi nhớ đầu tư cho 22 dự án với tổng vốn kỷ lục hơn 450.000 tỷ đồng (tương đương hơn 19,2 tỷ USD). Trong đó, trao quyết định chủ trương đầu tư cho 11 dự án với tổng số vốn đầu tư 21.800 tỷ đồng (khoảng 920 triệu USD), gồm: 5 dự án đô thị dịch vụ với số vốn hơn 15.800 tỷ đồng; 3 dự án công nghiệp với số vốn hơn 5.300 tỷ đồng; 2 dự án nông nghiệp với 456 tỷ đồng và 1 dự án y tế là Trung tâm điều trị tim mạch và Ung thư chất lượng cao với tổng vốn là 150 tỷ đồng.
Bên cạnh trao quyết định chủ trương đầu tư, UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã ký ghi nhớ đầu tư cho 11 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 435.000 tỷ đồng (tương đương 18,5 tỷ USD).
Nhật Minh
Theo Nhịp Sống Việt
Tập đoàn FLC lại bị cưỡng chế thuế
Đây là lần thứ 2 trong vòng 3 tháng Tập đoàn FLC thông báo nhận được nhiều quyết định cưỡng chế thuế nhưng không tiết lộ số tiền cụ thể.
Biến động giá cổ phiếu FLC từ đầu năm đến nay. Ảnh: VnDirect.
Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC FLC 1.94% vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM thông báo việc nhận được 9 quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do Cục Thuế TP Hà Nội ban hành vào ngày 17/6.
Công ty do ông Trịnh Văn Quyết làm chủ tịch không tiết lộ số tiền bị ngành thuế cưỡng chế sau 9 quyết định trên. Việc cưỡng chế được thực hiện bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản công ty và FLC cho biết đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo 9 quyết định nói trên.
Hồi giữa tháng 6, FLC thông báo nhận được 4 quyết định cưỡng chế thi thành thuế của các Chi cục Thuế TP Hạ Long, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội và TP Thanh Hóa trong khoảng thời gian từ ngày 29/3 đến 7/6. FLC khi đó cũng không tiết lộ số tiền cụ thể bị cưỡng chế.
Trước đó, cuối tháng 3, FLC công bố 66 quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản ngân hàng từ năm 2015 đến nay. Tổng số tiền FLC bị cưỡng chế trong giai đoạn này hơn 160 tỷ đồng với nguyên nhân chủ yếu là có hành vi nợ tiền thuế, và nộp chậm tiền thuế quá 90 ngày kể từ khi hết thời hạn nộp theo quy định.
Đầu tháng 4, một doanh nghiệp khác do ông Trịnh Văn Quyết làm chủ tịch là Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros ROS 0.0% cũng công bố thông tin nhận được 31 quyết định cưỡng chế thuế với số tiền 116,5 tỷ đồng.
Ông Quyết hiện là cổ đông lớn nhất ở FLC (21,2% cổ phần) lẫn FLC Faros (67,3% cổ phần). Giá trị thị trường hiện tại của số cổ phiếu của ông Quyết ở FLC và FLC Faros lên tới gần 11.000 tỷ đồng.
Đầu tuần này, ông Quyết vừa đăng ký bán 70 triệu cổ phiếu của FLC Faros với mục đích giảm tỷ lệ sở hữu. Khối cổ phần này có giá trị gần 1.900 tỷ đồng với vùng giá 27.100 đồng/cổ phiếu chốt phiên giao dịch ngày 6/9. Trong khi đó, mỗi cổ phiếu FLC hiện được giao dịch quanh vùng giá 3.670 đồng.
Việt Đức
Theo Zing.vn
Ông Bùi Thành Nhơn không còn là người đại diện pháp luật của Novaland Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Novaland Bùi Thành Nhơn cùng Giám đốc Lương Thị Thu Hương rút khỏi danh sách người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp từ hôm nay. heo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland NVL 0.16%) vừa thay đổi danh sách...