Sóng đánh chìm tàu hàng, 10 thuyền viên may mắn thoát nạn
Rạng sáng ngày hôm nay (19/1), trên đường vận chuyển hàng hóa từ Quảng Bình đi Phú Yên, một tàu hàng bị sóng đánh vỡ be tàu, nước tràn vào thân tàu và gây chìm. May mắn, 10 thuyền viên trên tàu được tàu cá Quảng Ngãi cứu vớt an toàn.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 2h ngày 19/1, tàu vận tải Xuân Lân 10 thuộc Công ty TNHH MTV Xuân Lân (trụ sở tại xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) do ông Nguyễn Văn Dưỡng (SN 1975) làm thuyền trưởng cùng với 9 thuyền viên khác.
Trên hành trình vận chuyển 3.110 tấn calanhke (vật liệu xây dựng) đi từ cảng Hòn La (Quảng Bình) đến cảng Vũng Rô (Phú Yên), đến tọa độ 15 độ 10′N – 108 độ 55′E thuộc vùng biển xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cách bờ biển khoảng 2 hải lý về hướng Đông, bất ngờ bị sóng to gió lớn đánh vỡ be tàu, nước tràn vào khoang và gây nhấn chìm tàu.
Ngay sau khi bị nạn, thuyền trưởng Dưỡng phát tín hiệu cứu hộ khẩn cấp. Nhận tín hiệu từ tàu Xuân Lân 10, Cảng vụ tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi huy động tàu ngư dân đang đánh bắt gần khu vực trên hỗ trợ cứu hộ cứu nạn.
Theo thông tin trên, tàu cá QNg 91007- TS do ngư dân Phạm Văn Xoằng (SN 1979, ngụ xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng điều khiển tàu cá tiếp cận hiện trường, đưa 10 thuyền viên thuộc tàu Xuân Lân 10 lên tàu cá và đưa vào bờ an toàn.
Các thuyền viên kể lại sau giây phút được cứu sống trong đêm do sóng đánh chìm tàu.
Thoát cửa tử thần trong đêm, thuyền viên Trần Văn Tĩnh vẫn còn bàng hoàng, kể lại: “Chúng tôi chia ca trực để nghỉ tối, lúc này hệ thống ánh sáng đã tắt trong khoang, trời rất tối và lạnh. Khi bị sóng đánh, thân tàu lắc lư dữ dội. Tôi chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì nước đã tràn vào các khoang tàu. Khi vừa thoát ra ngoài, thuyền trưởng hô hoán anh em tìm phao bè để thoát thân, chứ tàu đang chìm rất nhanh”.
Video đang HOT
Tiếp nhận 10 thuyền viên trên, lực lượng biên phòng đang lấy lời khai, bố trí nơi ăn ở và phối hợp với các đơn vị chức năng tìm giải pháp trục vớt tàu hàng Xuân Lân 10 bị sóng đánh chìm.
Trong số 10 thuyền viên có 8 người ngụ ở tỉnh Nam Định và 2 lao động ở tỉnh Thanh Hóa. Danh sách 10 thuyền viên gồm Nguyễn Văn Dưỡng (SN 1975), Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1990), Trần Văn Tĩnh (SN 1986), Nguyễn Văn Thịnh (SN 1983), Trần Văn Chiến (SN 1990), Phạm Văn Tình (SN 1976), Phạm Văn Duy (SN 1970), Mai Văn Huyền (SN 1973, đều ngụ tỉnh Nam Định); 2 thuyền viên còn lại ngụ ở Thanh Hóa là Lương Văn Dũng (SN 1983) và Đỗ Lương Sơn (SN 1974).
Dân trítiếp tục theo dõi kế hoạch trục vớt tàu hàng trên.
Hỗ trợ 16 tàu cá, ngư dân bị nạn ở Hoàng Sa Sáng ngày hôm nay (19/1), Hội nghề cá tỉnh và Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã đến thăm và trao tiền hỗ trợ cho 16 chủ tàu cá cùng trường hợp các ngư dân ở Lý Sơn, gặp nạn trong quá trình đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa. Theo đó, mức hỗ trợ từ 2 – 20 triệu đồng/trường hợp, tùy theo mức độ thiệt hại. Trong đó, Hội nghề cá tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ cho 12 trường hợp, với tổng số tiền 108 triệu đồng và Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ 4 trường hợp (tổng số tiền 24 triệu đồng).
Ông Phan Huy Hoàng trực tiếp trao tiền hỗ trợ đến các trường hợp bị nạn trên vùng biển Hoàng Sa. Ông Phan Huy Hoàng – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Với tinh thần tương thân tương ái, trong những năm qua, Hội thường xuyên phối hợp với Quỹ hỗ trợ ngư dân tiếp sức và hỗ trợ cho ngư dân Quảng Ngãi, đặc biệt là những tàu cá cùng ngư dân tham gia đánh bắt trên ngư trường truyền thống ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nhờ đó, họ có điều kiện tiếp tục vươn khơi bám biển quê hương”. Được biết, trong năm 2014, Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ cho 110 trường hợp chủ tàu, ngư dân bị nạn do thiên tai; tàu nước ngoài tấn công, bắt giữ trái phép… khi đang hoạt động đánh bắt hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa. Bên cạnh đó, Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi cũng đã hỗ trợ 11 ngư dân đóng mới và sửa chữa tàu cá, với tổng số tiền 5,2 tỷ đồng theo mức lãi suất ưu đãi.
Hồng Long
Theo Dantri
10 chữ "rất dễ nhớ" của Bộ trưởng Đinh La Thăng
"Chống xe quá tải là cuộc chiến cam go và nhiều thách thức, nhưng khi tất cả cùng vào cuộc thì chắc chắn sẽ chấm dứt được. Ở các địa phương, Giám đốc và Phó Giám đốc Sở GTVT biết hết những đơn vị có xe quá tải nhưng quan trọng là có làm hay không!".
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng khẳng định như vậy tại Hội nghị Tổng kết năm 2014 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, chiều 13/1.
Xe chở quá tải 300% tại Thanh Hóa (ảnh: Trần Lê)
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, từ ngày 1/4 - 31/12/2014, lực lượng chức năng cả nước đã kiểm tra được hơn 412.200 lượt xe, phát hiện và xử lý được 59.400 phương tiện vi phạm quá tải trọng (14,4%), hạ tải hơn 23.000 xe, xử phạt 227 tỷ đồng. Tỷ lệ xe quá tải giảm từ 50% (tháng 3/2014) xuống còn 8,3% vào những tháng cuối năm.
Tại Hội nghị này, Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá năm 2014 là năm thành công của ngành giao thông vận tải (GTVT) trong đó có sự đóng góp của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở GTVT các địa phương. Bộ trưởng Đinh La Thăng nhìn nhận, công tác kiểm soát tải trọng xe và siết chặt điều kiện kinh doanh vận tải đáng lẽ phải làm rất lâu nhưng thời gian trước chúng ta đã buông lỏng, giờ mới là đã muộn nhưng còn hơn không làm.
Sang năm 2015, người đứng đầu ngành giao thông yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện được 10 chữ mà theo ông là rất dễ nhớ: "Giảm tai nạn giao thông, không còn xe quá tải".
Để thực hiện được 10 chữ nói trên, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu các đơn vị trong ngành tập trung hoàn thiện văn bản pháp luật, cải cách thủ tục hành chính đặc biệt liên quan kinh doanh vận tải, siết tải trọng xe; tìm các nguồn vốn triển khai xây dựng hạ tầng nhất là vùng sâu vùng xa về các công trình cầu treo dân sinh bởi người dân ở khu vực này cũng phải được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước về giao thông.
Bộ trưởng cũng yêu cầu các địa phương và đơn vị trong ngành giao thông cần tập trung, kiểm soát chấm dứt xe quá tải trong năm 2015.
"Việc này hoàn toàn làm được bởi chính các Giám đốc, Phó Giám đốc Sở GTVT biết hết những đơn vị, xe quá tải ở địa phương nhưng quan trọng là có làm hay không! Không thể chấp nhận việc Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở mà hỏi đến lại không biết địa phương mình có bao nhiêu xe quá tải..." - Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định.
Nhấn mạnh hoạt động kiếm soát tải trọng xe là cuộc chiến đầy cam go, thách thức, không phải phải một sớm một chiều, các địa phương khi kiểm soát xe quá tải có ảnh hưởng đến người này, người khác, nhưng người đứng đầu ngành GTVT cho rằng cần công khai, minh bạch việc này, lãnh đạo Bộ GTVT sẽ làm việc trực tiếp với HĐND, UBND các tỉnh và thành phố.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng chỉ đạo Tổng cục Đường bộ phải có biện pháp xử lý đối với các Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ nếu không nắm được xe quá tải tại địa phương, tuyến đường quản lý.
"Tổng cục Đường bộ phải xác định gắn rõ trách nhiệm của người đứng đầu về lĩnh vực giao thông, chống tiêu cực trong lực lượng thanh tra, không dung túng bao che, xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm. Địa phương này làm tốt thì địa phương khác cũng như vậy, như thế chúng ta mới có được thị trường vận tải cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng" - Bộ trưởng Đinh La Thăng kiên quyết.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Đưa thi thể ngư dân tử nạn ở Hoàng Sa về đất liền Trưa ngày 12/1, tàu cá QNg 90639-TS cập cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) và đưa thi thể ngư dân Võ Duy Ánh (47 tuổi, ngụ xã Bình Châu) trở về từ vùng biển Hoàng Sa. Trước đó, ngư dân Võ Duy Ánh cùng 12 ngư dân xuất bến vào ngày 6/1, trên tàu cá QNg 90639-TS của ông Võ...