Sóng cổ phiếu mùa đại hội đồng cổ đông
Sau nhóm dầu khí, ngân hàng thay nhau dẫn dắt TTCK, nhà đầu tư chờ đợi những “con sóng” đến từ các cổ phiếu có yếu tố đột biến trong mùa ĐCHĐ thường niên đang bắt đầu.
Sóng cổ phiếu mùa ĐHCĐ
Trong ba tuần giao dịch kể từ sau Tết Nguyên đán đến nay, nhóm cổ phiếu dầu khí đã có mức tăng khá tích cực do giá dầu thế giới phục hồi lên mức 34 USD/thùng so với mức đáy 28 USD/thùng vào đầu năm.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng giữ vai trò nâng đỡ cho đà tăng điểm của thị trường khi có thông tin hỗ trợ dự thảo Thông tư 36 sửa đổi của Ngân hàng Nhà nước có nội dung cho phép một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn được áp tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) ở mức cao nhất với 90%, thay vì 80% như trước đây. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng tăng điểm tích cực nhờ thông tin nới room.
Giới đầu tư kỳ vọng, những thông tin đang được công chúng quan tâm như nới room, kết quả kinh doanh quý I/2016… khi được các doanh nghiệp công bố chính thức tại ĐHCĐ sẽ tạo hiệu ứng tích cực cho thị trường.
Thị trường đang “ nóng” dần lên với những nội dung mà các doanh nghiệp dự kiến sẽ đưa ra xin ý kiến cổ đông.
Dòng tiền vào thị trường đang phân hoá vào các nhóm cổ phiếu và nhiều khả năng, điều này sẽ diễn ra mạnh hơn trong kỳ ĐHCĐ thường niên 2016, đang được khởi động. VN-Index đã tăng hơn 10% so với cuối tháng 1/2016. Theo bộ phận phân tích của CTCK Agriseco, dòng tiền sẽ chọn lọc kỹ và phân hoá vào nhóm cổ phiếu đầu ngành hoặc có cơ hội đầu tư rõ ràng, kế hoạch kinh doanh và cổ tức cao trong năm nay. Giao dịch vẫn tích cực trong tháng 3 nhờ sự đóng góp của những cổ phiếu trụ cột. Thống kê lịch sử từ Agriseco cho thấy, thị trường tăng điểm tới 10/15 lần trong tháng 3 (từ năm 2001-2015) với mức sinh lời trung bình trong tháng đạt 3,47%.
Nhận định về các nhóm cổ phiếu có cơ hội sinh lời cao trong tháng 3 này, ông Lê Đức Khánh, Giám đốc chiến lược CTCK Maritime (MSI) cho rằng, các “siêu cổ phiếu” nằm trong những nhóm ngành ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, dầu khí, bất động sản. Những cổ phiếu có kết quả kinh doanh quý I/2016 dự báo tích cực sẽ thu hút được dòng tiền và dẫn dắt thị trường ngay trong tháng 3 này.
Sự chú ý của thị trường xem ra vẫn dành cho nhóm cổ phiếu ngành dầu khí. Theo CTCK BSC, diễn biến giá dầu đang theo hướng bất lợi và một số doanh nghiệp ngành dầu khí sẽ khó tránh khỏi việc đặt kế hoạch kinh doanh sụt giảm mạnh so với năm trước và điều này có thể gây hiệu ứng tâm lý xấu cho nhà đầu tư.
Vì vậy, áp lực bán đối với nhóm cổ phiếu dầu khí có thể gia tăng, kìm hãm sự phục hồi của thị trường. Trong khi đó, theo BSC, những doanh nghiệp đã có kết quả kinh doanh năm 2015 khả quan, nếu ĐHCĐ tiếp tục có kế hoạch tăng trưởng ấn tượng, chi trả cổ tức cao thì sẽ tạo được hiệu ứng tích cực với nhà đầu tư.
Video đang HOT
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc môi giới CTCK Bản Việt cho rằng, thị trường đã manh nha phân hóa dòng tiền và nhóm cổ phiếu. Những cổ phiếu tốt, có kết quả kinh doanh dự báo ấn tượng hoặc có thông tin tốt được công bố trong ĐHCĐ sẽ tạo được sự chú ý của nhà đầu tư. Theo bà Quỳnh, các cổ phiếu nhóm ngành dệt may đã và đang thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư, bởi đây là nhóm ngành được hưởng lợi nhiều nhất khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và một số doanh nghiệp trong nhóm này đang có thông tin sẽ nới room cho khối ngoại như TCM, EVE…
Tuy vậy, CTCK VPBS lại có quan điểm kém lạc quan hơn, khi cho rằng thị trường đang bước vào giai đoạn cuối của sóng phục hồi trong tháng 3 này, do đó khó có thể xuất hiện thêm một nhóm cổ phiếu mới dẫn dắt thị trường. Cụ thể, theo VPBS, nhóm cổ phiếu luân phiên giữ nhịp thị trường trong tháng 3 vẫn là dầu khí (GAS, PVD, PVS), ngân hàng TMCP quốc doanh (BID, CTG, VCB) và những cổ phiếu liên quan đến nới room (VNM, FPT, SSI, HCM, VND…). Kỳ ĐHCĐ của doanh nghiệp thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5, nên các thông tin công bố sẽ rải rác và chỉ ảnh hưởng đến một số cổ phiếu đơn lẻ.
Những cổ phiếu gây chú ý
Mùa ĐCHĐ thường niên bắt đầu được khởi động, với lác đác một số doanh nghiệp tổ chức sớm và nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch tổ chức Đại hội. Thị trường đang “nóng” dần lên với những nội dung mà các doanh nghiệp dự kiến sẽ đưa ra xin ý kiến cổ đông.
Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp luôn là một trong những nội dung quan trọng nhất, được cổ đông, nhà đầu tư quan tâm nhất tại mỗi ĐHCĐ thường niên. Năm qua, nhiều doanh nghiệp đặt chỉ tiêu kinh doanh thấp, hoặc điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh liên tục, thậm chí đến sát thời điểm cuối năm vẫn tiến hành điều chỉnh. Vì vậy, những doanh nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cao, tính bằng lần trong năm nay sẽ gây sự chú ý của công chúng đầu tư.
CTCP Nhựa và Môi trường Xanh An Phát (AAA) đang thu hút sự chú ý của thị trường, với kế hoạch kinh doanh dự kiến trình ĐHCĐ thường niên được tổ chức vào ngày 19/3 tới. Theo đó, chỉ tiêu lợi nhuận ròng 2016 được Công ty đề ra là 100 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2015. Các chỉ tiêu kế hoạch khác được AAA xin ý kiến cổ đông là sản lượng sản xuất 53.000 tấn/năm, tổng doanh thu 2.100 tỷ đồng, cổ tức từ 10-15% bằng tiền mặt. Năm nay, AAA đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng Nhà máy sản xuất số 6 và triển khai xây dựng Nhà máy sản xuất số 7.
Sau một năm kinh doanh không mấy khả quan, với doanh thu 665 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 19 tỷ đồng, lãnh đạo Tổng CTCP Đầu tư và Phát triển Xây dựng (DIG) cho biết, dự kiến Công ty sẽ trình ĐHCĐ thông qua kế hoạch kinh doanh 2016 với mức lợi nhuận từ 100 – 120 tỷ đồng, cao gấp 5 lần so với năm 2015; trong đó, lợi nhuận từ Dự án Nam Vĩnh Yên dự kiến đóng góp gần 100 tỷ đồng.
Nới room cũng là một chủ đề “nóng”, được nhiều nhà đầu tư chờ đợi nhất tại mùa ĐHCĐ năm nay. Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2016 của CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) đã thông qua việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài lên 100%. Một số DN cũng dự kiến trình xin ĐHCĐ tới đây về việc nới room lên 100% như CTCP Đầu tư và Phát triển doanh nghiệp Việt Nam (FID), CTCK IVS…
Vấn đề tăng vốn cũng tiếp tục sẽ được nhiều doanh nghiệp đưa ra tại mùa ĐHCĐ năm nay. CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) vừa thông qua chỉ tiêu cho năm 2016 với tổng doanh thu 1.100 tỷ đồng, tăng gần 12% so với mức thực hiện năm trước và lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng, tăng 7% so với 2015. Trong khi đó, theo ông Nguyễn Quốc Định, Chủ tịch HĐQT IMP, Công ty có chủ trương phát hành cổ phiếu trong năm 2016 để tăng vốn điều lệ từ hơn 167 tỷ đồng lên 350 tỷ đồng.
Hiện nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch phát hành tăng vốn với nhiều hình thức khác nhau. ĐHCĐ của CTCP Gỗ Trường Thành (TTF) tới đây dự kiến sẽ thông qua việc phát hành 69,7 triệu cổ phiếu cho CTCP Đầu tư Xây dựng Tân Liên Phát – một công ty con của Tập đoàn Vingroup (VIC) để thực hiện hợp đồng vay chuyển đổi thành cổ phần. Sau giai đoạn ngập sâu trong khó khăn do nợ vay tăng cao, TTF đã tái cấu trúc nợ thành công và kết quả kinh doanh khởi sắc rõ rệt.
Hoàng Anh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Chọn mặt gửi tiền cổ phiếu bất động sản
So với năm 2014, thị trường chứng khoán năm 2015 không có nhiều đợt sóng tăng, nhưng nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư (NĐT) với kỳ vọng về sự hồi phục của thị trường bất động sản theo một chu kỳ mới, sinh khí mới.
Việc cho phép người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam và đẩy nhanh các dự án hạ tầng giao thông sẽ thúc đẩy việc phát triển các dự án nhà ở cao cấp các thành phố lớn, góp phần giải quyết đầu ra cũng như hàng tồn kho cho các doanh nghiệp bất động sản.
Cổ phiếu tăng nóng?
Theo bà Lê Hoàng Lan Như Ngọc, quản lý cấp cao của Công ty TNHH CBRE Việt Nam, thị trường bất động sản đang dần hồi phục, số lượng căn hộ bán tại Hà Nội và TP HCM tăng kỷ lục. Tại TP HCM, chỉ trong quý III/2015, số căn chào bán mới 10.114 căn hộ (tăng 200%), số căn tiêu thụ được 7.862 căn (tăng 88%). Giá bán các dự án đã đi vào hoạt động thấp hơn nhiều so với giá chào sơ cấp của các dự án mới, nhưng lượng tiêu thụ vẫn đạt cao cho thấy triển vọng thị trường vẫn tốt.
Trong năm 2015, áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp giảm đáng kể. Thông tư 36/2014/TT-NHNN giảm tỉ lệ rủi ro cho vay bất động sản từ 250% xuống 150%, đã giúp khơi thông dòng tín dụng đối với lĩnh vực bấtđộng sản, giúp các doanh nghiệp trong ngành nối lại hoạt động bán hàng và đầu tư cho các dự án.
Bên cạnh đó, lãi suất vay thấp hơn giảm áp lực về chi phí lãi vay đối với những doanh nghiệp đã vay nợ nhiều trong các năm trước. Thị trường chứng khoán sôi động trở lại đã làm tăng khả năng thành công cho kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp bất động sản niêm yết, qua đó có thêm nguồn tiền để trả bớt nợ vay và cải thiện tình hình tài chính.
Theo nhận định của giới phân tích, lĩnh vực bất động sản đang ở trong giai đoạn phục hồi đáng ghi nhận, qua đó có tác động nhất định lên diễn biến giá CP. Hầu hết các mã CP ngành bất động sản đều có sự tăng trưởng tốt hơn so với VN-Index trong vòng 3 tháng trở lại đây. Cụ thể, trong khi VN-Index sụt giảm mạnh thì nhóm cổ phiếu bất động sản lại ngược dòng tăng hơn 5%.
Cá biệt, có những mã cổ phiếu tăng phi mã trong năm 2015. Điển hình là mã VC3 (CTCP Xây dựng số 3), hiện đang giao dịch ở mức 22.000 đồng/cổ phiếu (tăng 40% kể từ đầu năm 2015). Tuy nhiên, trong 2 tháng 9 và 10, mã VC3 đã tăng dựng đứng và có lúc vượt mốc 60.000 đồng/cổ phiếu , tương ứng với mức tăng gần 4 lần so với mức giá thời điểm đầu năm là 16.000 đồng/cổ phiếu .
Tương tự mã DRH (CTCP Đầu tư Căn nhà mơ ước), từ tháng 11 đến nay, DRH liên tục được NĐT thu gom và đẩy giá cổ phiếu tăng vọt từ mức dưới 10.000 đồng/cổ phiếu lên 13.000 đồng/cổ phiếu (tăng 30%). Đặc biệt, nếu so với thời điểm đầu năm chỉ có 6.000 đồng/cổ phiếu, thì đến thời điểm hiện nay, DRH đã tăng gần 120%.
Các mã bất động sản ghi nhận mức tăng đáng kể trong năm 2015 còn còn DXG (CTCP Dịch vụ và Xây dựng địa ốc Đất Xanh), CEO (CTCP Đầu tư C.E.O), BCI (CTCP Đầu tư xây dựng Bình Chánh). Tính từ đầu năm 2015 đến nay, các mã cổ phiếu này đều ghi nhận mức tăng hơn 30%.
Mở cửa cho người nước ngoài mua nhà, tạo thêm sinh khí mới trên thị trường bất động sản. ẢNh: LONG THANH
Theo ông Đặng Trần Hải Đăng, Phó phòng nghiên cứu phân tích CTCK VietinBank, các tiêu chí cơ bản để lựa chọn CP bất động sản tiềm năng là: vị trí dự án trọng điểm, đặc biệt là các doanh nghiệp có dự án tập trung tại các tuyến đường sắt trên cao tại Hà Nội hay tuyến metro tại TP HCM; khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển đặt tại Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc; các dự án KCN nằm tại các vị trí thuận lợi như gần cảng biển, sân bay (dưới tác động từ TPP, FTA).
Đặc biệt, các doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính mạnh, khả năng tài chính đảm bảo tiến độ triển khai và thi công dự án. Song song đó, loại hình đầu tư bất động sản của các doanh nghiệp đa dạng đem lại dòng tiền ổn định trong dài hạn.
Yếu tố thu hút dòng tiền
Thực tế, những mã cổ phiếu bất động sản tăng nóng trong năm 2015 đều hội đủ các yếu tố để thu hút được dòng tiền từ các NĐT trên thị trường chứng khoán. Như trường hợp của VC3, sức hút của mã CP này đến từ việc cổ đông nhà nước là Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) thoái vốn, thay vào đó là các cổ đông tiềm năng như CTCP Thương mại và Đầu tư bất động sản An Phát. Theo nghị quyết HĐQT, VC3 đã thông qua tờ trình cho phép An Phát được nâng tỉ lệ sở hữu lên 51% thông qua việc chuyển nhượng CP của các cổ đông hiện hữu mà không phải chào mua công khai.
Hay BCI bất ngờ nóng lên nhờ quyết định thu gom cổ phiếu BCI của CTCP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền (KDH). Sau khi hoàn tất mua vào 32 triệu cổ phiếu BCI, KDH hiện đang nắm giữ hơn lên 49,6 triệu cổ phiếu (tương đương 57,31% vốn điều lệ) và BCI đã chính thức trở thành công ty con của KDH.
Đối với trường hợp DXG, lợi thế lại đến từ quỹ đất sạch mà doanh nghiệp đang nắm giữ tại các khu vực như Đồng Nai, Quảng Nam hay các khu du lịch trọng điểm như Đà Nẵng, Vũng Tàu, Phú Quốc. Theo thống kê, doanh nghiệp này hiện đang chiếm thị phần nhà ở 15% cho cả 3 phân khúc hạng A, B và C.
Tính riêng phân khúc chiến lược của DXG thuộc hạng B và C hiện chiếm 19%. Ước tính cả năm 2015, DXG có thể đạt 1.572 tỉ đồng doanh thu và 329 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt lần lượt 16% và 35% so với kế hoạch đề ra.
Như các trường hợp trên, DRH hiện đang sở hữu quỹ đất tại nhiều vị trí đắc địa như: 40ha đất ở Nhơn Trạch (Đồng Nai) đang triển khai dự án Dream House City và khu đất 60ha tại Phú Quốc. Lý giải về sức hút của mã DRH, ông Phan Tất Đạt, Tổng giám đốc DRH, cho rằng sự quan tâm của nhà đầu tư với mã cổ phiếu nào đó là do nhà đầu tư quyết định và một cá nhân khó có thể lý giải thỏa đáng. Tuy nhiên, với tư cách là lãnh đạo doanh nghiệp ông có thể chia sẻ với nhà đầu tư chiến lược sắp tới của DRH.
Cụ thể, đầu năm 2016, DRH sẽ khởi công cùng lúc 2 dự án: khu căn hộ tại đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7, TP HCM) và khu nghỉ dưỡng tại Lộc An (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ngay trong năm 2016, DRH sẽ mở bán các dự án này và dự kiến ghi nhận được 60 tỉ đồng doanh thu. Giai đoạn 2017-2018, DRH sẽ ghi nhận lợi nhuận từ các dự án tại Phú Quốc và Nhơn Trạch.
Theo Hải Hồ (Sài Gòn Đầu tư Tài chính)
Theo_Người lao động
Nhận định thị trường ngày 3/3: Hạn chế các giao dịch trading T+ Trong phiên 3/3, nhiều khả năng sẽ tiếp tục là phiên tăng điểm. Trước mắt, VN-Index sẽ đối diện với ngưỡng kháng cự tiếp theo 575-578 điểm (Fibo 61,8%). Vì vậy, nhà đầu tư cần hạn chế các giao dịch trading T , chú ý tới các điểm ra vào hợp lý. ĐTCK lược trích báo cáo nhận định thị trường của một...