Sóng chuyển sàn!
Gần như đã thành thông lệ, mỗi khi tin tức quanh việc một mã cổ phiếu nào đó sắp chuyển sàn được tung ra, thị giá cổ phiếu thường biến động tích cực ngay một vài phiên sau đó. Giới đầu tư liệt kê đây là câu chuyện thú vị để kể và để có lý do đẩy giá cổ phiếu.
Đơn cử, với điểm chung là tin tức xung quanh việc chuyển sàn từ UPCoM và HNX sang HOSE, thị giá cổ phiếu cả ba ngân hàng Lienviet Post Bank (LPB), Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Ngân hàng Quốc tế (VIB) đều tăng trưởng vượt thị trường kể từ đầu năm, tương ứng các mức tăng 80%, 190% và 95%.
Câu hỏi được nhiều nhà đầu tư đặt ra với các doanh nghiệp có kế hoạch chuyển sàn là động lực nào khiến doanh nghiệp hành động như vậy?
Với khối ngân hàng, một số ý kiến giải thích rằng, do năm 2020 là hạn chót để các ngân hàng cổ phần niêm yết trên các sàn chứng khoán chính thức, theo Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025″. Dưới áp lực pháp lý, các ngân hàng buộc phải đưa cổ phiếu ra niêm yết.
Nhưng điều thú vị ở đây là các ngân hàng hay nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác hầu như không chịu áp lực pháp lý (vì bản thân họ đã niêm yết trên HNX hoặc đăng ký giao dịch trên UPCoM). Câu trả lời lý giải cho việc chuyển sàn đơn giản là do nhu cầu tự thân.
Một ngân hàng dù luôn tự cho rằng mình rất tốt thì cũng không thể “nói mạnh” khi thị giá cổ phiếu chỉ xoay quanh mệnh giá, bởi TTCK là thước đo khá chính xác về sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Video đang HOT
Giới đầu tư đã từng râm ran câu chuyện, một mã cổ phiếu trong nhóm chuyển sàn đã được ông chủ mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng để “tạo lập thị trường”, để thị giá cổ phiếu… đẹp hơn!
Có nhiều mục tiêu được đặt ra với các nhà băng nói riêng và các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển sàn nói chung. Bên cạnh thương hiệu, “con gà tức nhau tiếng gáy” (trong số 31 ngân hàng cổ phần, 10 ngân hàng lớn đã niêm yết trên HOSE, 3 ngân hàng niêm yết trên HNX và 7 ngân hàng nhỏ trên UPCoM), nhu cầu tăng tiềm lực vốn cũng là động lực lớn, vì khi niêm yết trên HOSE có thể cải thiện cơ hội thu hút vốn với định giá tốt hơn.
Thực tế, việc chuyển từ UPCoM sang HOSE sẽ khiến các cổ phiếu đủ điều kiện để giao dịch ký quỹ, cải thiện tính thanh khoản. Bên cạnh đó, tính minh bạch, cũng như độ tin cậy của thông tin doanh nghiệp công bố trên HOSE, nhìn chung được đánh giá cao hơn so với thông tin trên UPCoM, do đó thường được các nhà đầu tư đón nhận tốt hơn.
Đặc biệt, ở chừng mực nào đó, niêm yết trên sàn HOSE là điều kiện tiên quyết để được các quỹ lớn đầu tư, vì theo điều lệ, nhiều quỹ không được phép đầu tư vào cổ phiếu UPCoM.
Dù với động lực nào chăng nữa, việc chuyển sàn, tự nâng cấp mình lên một sân chơi với nhiều đòi hỏi khắt khe, chuẩn mực cao hơn vẫn được đánh giá là động thái tích cực của các doanh nghiệp. Ít nhất, nhà đầu tư cũng có thêm cơ hội tiếp cận thông tin của doanh nghiệp.
Đơn cử, UPCoM chỉ yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết công bố báo cáo tài chính bán niên và cả năm, trong khi HNX và HOSE yêu cầu báo cáo tài chính quý, thậm chí nhiều doanh nghiệp đã tiến bộ cập nhật hàng tháng tới giới đầu tư.
Tập trung phản ánh xu hướng chuyển sàn và nỗ lực làm mới mình của các doanh nghiệp niêm yết, tổ chức tín dụng trong số báo này, Đầu tư Chứng khoán cùng bạn đọc hướng tới những địa chỉ đang tìm kiếm sự tăng trưởng ấn tượng và bền vững trên sân chơi mới.
Hết thời nhà đầu tư nhỏ lẻ vung tiền mua trái phiếu doanh nghiệp
Trong thang 9/2020, cac ngân hang co lương huy đông lớn thông qua kênh trái phiêu bao gồm Ngân hang Quôc tê - VIB (3.000 ty đồng), Ngân hàng Phương Đông - OCB (2.000 ty đồng) va LienVietPostBank (1.000 ty đồng).
Ảnh minh họa
Theo sô liêu từ Sơ giao dich Chứng khoán Hà Nôi, tổng giá tri đăng ký va phat hanh cua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đêu giam manh trong tháng 9 so với tháng 8/2020.
Cụ thê, giá tri đăng ký trong thang 9/2020 đat 23.601 ty đồng (giam 80,64%) trong khi giá tri phat hanh đat 10.522 ty đồng (giam 72,60%).
Nhóm ngân hàng có tổng giá tri phát hành lớn nhât, đat 9.490 ty đồng. Măc dù tổng giá tri phát hành giam 5,46% so với thang 8, nhưng nhom ngân hang vân chiêm tới 90,20% trong ty trọng giá tri phát hành trong tháng 9.
Viêc giam sút vê giá tri đăng ký va phat hanh trong thang 9 đa đươc dư báo từ trước, khi Nghi đinh sô 81/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghi đinh sô 163/2018/NĐ-CP chính thức có hiêu lưc từ ngày 1/9/2020.
Cụ thê, kê từ đâu tháng 9/2020, viêc phát hành trái phiêu riêng lẻ đa đươc nâng cao tiêu chuẩn và chiu nhiêu giới han nhằm han chê hoat đông phát hành quá mức cho nha đâu tư ca nhân; đồng thời yêu câu cao hơn vê trách nhiêm cua các bên tham gia vào quá trình phát hành trái phiêu.
Như vây, luỹ kê 9 tháng đâu năm 2020, tổng giá tri phat hanh TPDN đat 303.802 ty đồng. Trong đo, nhom ngân hang la nhom co tổng giá tri phát hành TPDN lớn nhât, chiêm hơn 35% trong ty trọng phát hành TPDN với kỳ han trung bình 5,2 năm. Tiêp đo la nganh bât đông san (chiêm hơn 30%) với kỳ han trung bình 4,04 năm va nganh dich vụ (chiêm hơn 10%).
Trong thang 9/2020, cac ngân hang co lương huy đông lớn thông qua kênh trái phiêu bao gồm Ngân hàng Thương mai Cổ phân Quôc tê Viêt Nam - VIB (3.000 ty đồng), Ngân hàng Thương mai Cổ phân Phương Đông - OCB (2.000 ty đồng) va Ngân hang Thương mai Cổ phân Bưu Điên Liên Viêt - LienVietPostBank (1.000 ty đồng).
Trước đó, Bộ Tài chính tiếp tục cảnh báo rủi ro khi các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại đang có dấu hiệu chào mời nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, không chuyên mua TPDN bằng mọi giá. Đặc biệt, sau khi Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 17/6 đã cấm đối với nhà đầu tư không chuyên mua bán TPDN phát hành riêng lẻ từ đầu năm 2021.
Theo Bộ Tài chính, không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao, vì có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư trái phiếu (bao gồm cả gốc và lãi) nếu DN phát hành gặp khó khăn.
Tại Nghị định số 81/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018 quy định về phát hành TPDN vừa được Chính phủ ban hành, nhiều quy định theo hướng siết chặt điều kiện phát hành TPDN.
Theo đó, Chính phủ khuyến khích nhà đầu tư chuyên nghiệp, các tổ chức tham gia mua TPDN. Bởi nhà đầu tư chuyên nghiệp có khả năng thẩm định về tiềm năng của TPDN trước khi mua, trong khi không ít nhà đầu tư cá nhân thiếu cả dữ liệu, thông tin lẫn kinh nghiệm, khả năng phân tích tiềm lực của DN.
Theo các chuyên gia, nhà đầu tư cá nhân cần yêu cầu DN hoặc tổ chức phân phối cung cấp thông tin để đánh giá tình hình DN, hiệu quả của các dự án, khả năng trả nợ, năng lực ban lãnh đạo... Sau đó là chính sách cho sản phẩm trái phiếu như cam kết mua lại trước hạn (nếu có), các mức phí phải chịu. Cần lưu ý trong một số trường hợp, mức phí bán lại trái phiếu trước hạn có thể ăn mòn hết phần chênh lệch của lãi suất.
Ngân hàng ồ ạt lên sàn chứng khoán Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, từ diễn biến thị trường chứng khoán (TTCK) trong 9 tháng qua, dự báo thời gian tới vẫn có lợi cho các ngân hàng niêm yết hoặc chuyển sàn. Nếu triển vọng kinh tế vĩ mô tốt hơn kỳ vọng, sẽ tạo làn gió mới cho nhóm cổ phiếu này. Khách hàng giao dịch...