Sống chung với nguồn nước nhiễm mặn: Mặt đường đóng bột trắng như… muối
Hàng trăm hộ dân ở thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, vùng khu kinh tế Dung Quất, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi) đang phải sống chung với giếng nước nhiễm mặn, ô nhiễm. Dân không dám ăn uống, sinh hoạt bằng nước giếng, mà phải mua nước bình.
Bà Đỗ Thị Nhơn cho biết nước sinh hoạt ở nhà bà đã nhiễm mặn nhiều tháng nay . Ảnh: Phạm Anh
Gần nửa năm nay, nước giếng nhà ông Đoàn Văn Trinh (50 tuổi, ở thôn Sơn Trà) mỗi ngày lại mặn thêm. Vậy là hằng ngày ông phải chi thêm 120.000 – 150.000 đồng mua nước đóng bình từ 10 – 12 bình về ăn uống, sinh hoạt cũng như phục vụ việc chế biến, nấu nướng cho quán ăn của mình.
“Sáng bơm nước ra đường chống bụi, đến trưa, mặt đường đọng lại bột trắng như muối. Chỉ có nước mặn mới như vậy thôi”, ông Trinh khẳng định. Trưa hôm đó, chúng tôi quan sát mặt đường và quả như lời ông Trinh nói, có bột trắng đọng trên mặt đường, màu như muối.
Sát quán ăn của ông Trinh là quán ăn Bà Chín. Chúng tôi nhờ bà Đỗ Thị Nhơn (53 tuổi, bán quán ăn tại đây) mở vòi nước ra. Nếm thử, vị mặn xuất hiện ngay đầu lưỡi, tuy không như nước biển nhưng cảm giác như muối pha loãng. Bà Nhơn cho biết, nước giếng này chỉ để rửa chén, rau; còn đồ dùng dễ bị nước mặn làm gỉ sét nên không dùng đến.
Mặt đường đóng bột trắng như muối sau khi phun nước giếng
Theo ông Phạm Quốc Việt (56 tuổi, ở thôn Sơn Trà), nguồn nước sinh hoạt ở đây vốn rất tốt. Xưa nay người dân vẫn dùng và ngay cả nấu rượu gạo cũng lấy từ nước giếng. Không hiểu vì sao chừng nửa năm nay, hầu hết giếng nước trong vùng bị nhiễm mặn, người dân đành đi mua nước đóng bình về dùng.
Ông Việt thở dài: “Cả thôn nhà ở sát nhau. Giếng nhà người này ở sát nhà vệ sinh nhà khác. Ở hết đời này qua đời nọ, nguồn nước nếu không nhiễm mặn cũng bị ô nhiễm. Mỗi khi múc nước lên, để khoảng vài chục phút, thấy cặn bám đóng trong đáy ca, ly màu vàng vàng, không ai dám uống. Nhà ai có máy lọc nước thì khỏi mua nước bình. Cả thôn này chỉ hơn 10% mua máy lọc nước, còn lại là mua nước bình uống. Có điều, bình lọc của máy lọc nước cứ 4 – 5 ngày là phải chà rửa, vì đóng lớp bột vàng rất dày”.
Sáng 25.6, trong buổi tiếp dân xã Bình Đông của bà Hà Thị Anh Thư, Bí thư Huyện ủy Bình Sơn, cán bộ và người dân thôn Sơn Trà cũng ý kiến về việc nguồn nước bị nhiễm mặn và ô nhiễm. Họ cho rằng, một phần giếng nước nhiễm mặn là do dự án của một doanh nghiệp sản xuất thép đang triển khai ở đây gây ra.
Ông Nguyễn Thanh Vũ, Chủ tịch UBND xã Bình Đông, xác nhận việc nước giếng nhiễm mặn ở thôn Sơn Trà là có thật. Còn nguyên nhân có phải do dự án của doanh nghiệp hay không thì chưa có cơ sở. Hiện nay, phòng quản lý tài nguyên – môi trường, Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất đã lấy mẫu nước xét nghiệm, khi nào có kết quả phân tích mới có câu trả lời chính xác.
“Về phần địa phương, UBND xã Bình Đông đã nộp hồ sơ gửi lên ngành chức năng để đưa nước máy về cho hơn 800 hộ dân ở thôn Sơn Trà. Nếu kịp thì trong năm 2019, nước máy sẽ về phục vụ người dân”, ông Vũ cho biết.
Theo Thanhnien
Khởi nghiệp thất bại, cử nhân về quê nuôi ba ba và cái kết bạc tỉ
Từ hai bàn tay trắng, anh Nguyễn Thanh Vũ (37 tuổi, ở thôn Thanh Long, xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đã trở thành ông chủ nhỏ tại khu trại nuôi ba ba kết hợp trồng nấm linh chi đỏ, thu về hơn 600 triệu đồng mỗi năm.
Theo thanh niên
Việt kiều bị tạt axít, cắt gân: Đã khoanh vùng đối tượng Đã có thêm những thông tin và nhận định ban đầu liên quan đến vụ việc 2 Việt kiều bị tạt axit, cắt gân chân khi về quê ăn Tết. Ngày 18/2, Thượng tá Võ Văn Náo, Trưởng Công an huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị cùng Công an tỉnh Quảng Ngãi theo chỉ đạo của Bộ Công an...