‘Sống chung với mẹ chồng’ tập 29: Trang phát điên vì con bị bắt cóc
Trang gần như mất kiểm soát hành vi kể từ khi bé Đậu Phộng bị một người phụ nữ bắt cóc.
Tập 29 Sống chung với mẹ chồng mở đầu với cảnh ông bà Bằng và dì Bích lên thăm Vân. Ông Bằng giúp con gái sửa sang nhà cửa trong khi bà Bằng và dì Bích ngồi khuyên Vân nên cẩn trọng khi bắt đầu mối quan hệ mới. Bố Vân cũng cho rằng không nhất thiết phải chọn người đàn ông đẹp mã vì “đẹp không bóc ra ăn được”.
Vân được bố mẹ và dì ruột lên thăm. Ảnh: Chụp màn hình.
Khi cùng con gái đi chọn áo dài chuẩn bị cho lễ cưới của Linh, bà Bằng rưng rưng nước mắt vì nghĩ về cuộc hôn nhân thất bại của Vân. Vân khuyên mẹ nên nghĩ thoáng hơn vì hiện tại cô rất vui vẻ và không phải ai sau khi ly hôn cũng được như vậy.
Cùng thời điểm đó, Sơn không ngừng nhớ và gọi điện cho Vân nhưng không liên lạc được. Sơn nhờ thư ký riêng tìm kiếm danh tính tên của Minh Vân trên các tờ báo, tạp chí lớn nhỏ nhưng vẫn không có tung tích.
Mỗi ngày, Sơn lại kiểm tra điện thoại như chờ đợi một tin nhắn, một cuộc gọi từ ai đó. Tuy nhiên, thứ duy nhất anh nhận được chỉ là sự im lặng. Thậm chí, anh còn tự tay gọi điện thoại đến từng tòa soạn với mong muốn gặp được nhà báo Minh Vân. Sau biết bao nỗ lực và cuộc gọi, anh cuối cùng đã tìm được nơi công tác của người trong mộng.
Trong một diễn biến khác, bé Đậu Phộng – con gái của Trang và Tùng bất ngờ bị bắt cóc. Thủ phạm được xác định chính là người phụ nữ đã tặng váy cho Đậu Phộng vào ngày hôm trước.
Sau khi nhận được tin báo trời giáng từ Tùng, Vân vội vã lao ra khỏi cơ quan để chạy đến với bạn mình. Đúng lúc không thể tìm nổi taxi, Sơn xuất hiện trước mắt và đề nghị cho Vân quá giang.
Video đang HOT
Đến nhà Trang, Vân không khỏi xót xa khi chứng kiến cảnh bạn mình hóa điên vì mất con. Trang gào khóc tên con và đe dọa sẽ giết mẹ chồng nếu không thể tìm được con.
“Nó đang đói đấy, nó đang nhớ mẹ đấy. Đã đến giờ pha sữa cho Đậu Phộng rồi”, Trang nói trong cơn hoảng loạn. Không những thế, Trang còn nghi ngờ mẹ chồng cố tình đẩy Đậu Phộng đi để sinh con trai cho gia đình chồng.
“Lỗi tại bà, nếu bà không cho nó đi ăn rong thì nó đã không bị bắt cóc. Bà đã gây ra tội ác. Tất cả là âm mưu của bà, vì bà muốn tôi đẻ con trai cho bà nên bà đã đẩy con bé đi”, Trang nói với bà Điều.
Trang gần như phát điên vì con gái bị bắt cóc.
Nhìn cảnh con dâu vật vã, quằn quại vì mất con, mẹ Tùng vội vã cầm tấm ảnh Đậu Phộng và đi khắp nơi tìm cháu. Bà luôn mồm nói lỗi tại mình và đòi đi theo con trai đến các bến xe để tìm dấu cháu yêu. Nhớ lại việc kẻ bắt cóc cháu mình từng có con trai bị chết và tâm trí bất ổn, bà thêm phần sợ hãi cho sự an nguy của Đậu Phộng.
Nhờ mối quan hệ thân thiết của Sơn, vụ bắt cóc Đậu Phộng đã được cảnh sát hình sự nhanh chóng thụ lý. Rất nhanh chóng, gia đình Trang nhận được tin báo về việc tạm giữ một phụ nữ đi cùng một bé gái có nhận dạng giống Đậu Phộng.
Tuy nhiên, khi Tùng và em gái đến cơ quan công an xác nhận, đó lại không phải là đứa con bé bỏng của hai người. Biết tin này, Trang hoàn toàn ngã gục. Cô chỉ còn biết kiếm tìm hình bóng và mùi hương con gái thông qua những bộ quần áo con thường mặc.
Trang gần như hóa điên, bà Điều cũng trầm cảm, lang thang cầm ảnh của cháu gái khắp nơi để tìm trong vô vọng.
Theo Zing
Đừng đổ hết lên đầu mẹ chồng, bi kịch của Vân hôm nay còn có phần của bố mẹ đẻ tạo ra!
Hôn nhân của Vân đang trên đà tan vỡ. Có người trách anh chồng nhu nhược, có kẻ trách Vân không biết điều, rất nhiều người đổ tội cho mẹ chồng quá quắt. Nhưng, trách nhiệm của bi kịch ngày hôm nay cũng có phần của bố mẹ Vân tạo ra.
Có vẻ như muôn đời, thành kiến về "mẹ chồng" sẽ khó có thể nào mất đi trong nhận thức của tất cả mọi người. Nhắc đến mẹ chồng là lập tức bao tính từ đáng sợ sẽ bật ra trong đầu. Tình trạng của Minh Vân chỉ là một trong hằng hà câu chuyện chẳng tốt đẹp gì về mẹ chồng - nàng dâu mà người đời kháo tụng.
Những người đã từng làm dâu, rồi trở thành mẹ chồng, sẽ cười khẩy khi nhìn thấy bao nhiêu người phát rồi lên vì cuộc chiến mang tính xã hội không hồi kết trên truyền hình. Bởi đối với họ, chuyện đó đã từng trải qua, đã chiến thắng, hoặc thua cuộc, thì bây giờ cũng đã không còn gay gắt. Với những người chưa lập gia đình, thì lại cảm thấy kinh sợ hôn nhân, căm ghét người phụ nữ tương lai nào đấy mà mình phải gọi là mẹ và sẵn sàng "phán xử" mình bao tội lỗi.
Ngày chưa xuất giá, mẹ Vân vẫn luôn miệng dạy con gái phải hiếu thuận với nhà chồng. "Xuất giá tòng phu", bốn chữ này như thể gông cùm mà mọi cô gái phải đeo vào khi khoác lên mình chiếc áo cô dâu. Điều mà bà Bằng canh cánh ngày con gái vu quy chính là hạnh phúc của con, là nỗi lo sợ khi con phải chịu đựng cuộc sống không dễ dàng ở nhà chồng. Bà không giấu được điều đó qua ánh mắt, qua những cử chỉ quan tâm nhưng phải nén lại vì không muốn trở thành phiền hà.
Đến cả khi con gái mình khóc lóc, phải dùng cả chuyện bệnh tật thương tích để làm cớ "trốn" về nhà vài hôm, ông Bằng vẫn không chấp nhận. Không phải ông không thương con, mà chính vì thương nên mới sợ con suy nghĩ dại dột, lại làm bên chồng không vừa ý. Chính vì thương mà ông muốn con nén nước mắt vào trong, tươi cười làm cô con dâu ngoan hiền để đổi lấy sự vừa lòng từ bà sui gia khe khắt.
Biết rằng lễ giáo, định kiến là tấm áo mà những người làm cha mẹ phải mặc thay cho cả con cái. Nhưng máu chảy ruột mềm, chẳng lí nào nhìn thấy con khổ mà lòng lại không đau!? Thậm chí là khi nó bị đánh đến tóe máu, bị người ta cầm tiền quăng xuống sàn như bố thí, đến nỗi phải uất hận chạy về nhà "cầu cứu", chẳng lẽ người làm cha mẹ lại không xót? Đau chứ! Xót chứ! Nhưng chính vì cái lễ giáo, cái danh dự của dòng họ, gia đình mà họ bắt đứa con gái dứt ruột đẻ ra quay về và sống tiếp những ngày khổ hạnh.
Đám người lớn chúng ta là vậy, chúng ta nhân danh sự chiến thắng của chúng ta ở hiện tại mà nhiều khi đó chỉ là một phiên bản khác của sự nhịn nhục để bắt con cái chúng ta nhìn vào đó mà y theo. Chúng ta chẳng cần phải nghe chúng nó trình bày hay kể lể, chúng ta hay mang mấy chữ liên quan đến thời đại ra để coi nhẹ suy nghĩ của thế hệ mới mà không hề biết rằng trong những lúc bí bách nhất, con chỉ cần bố mẹ cảm thông.
Cũng vì như thế mà Vân lại nhịn, rồi lại phản kháng, rồi lại nhịn và phản kháng, cái tôi và chữ hiếu cứ đánh nhau để rổi chính Vân là người thua cuộc. Mà đến khi thua rồi, cả nơi đón mình trở về cũng cự tuyệt, bắt mình phải quay lại sàn đấu với vũ khí là hai chữ "gia giáo".
Nhưng để đến cái viễn cảnh tan tác như hôm nay, khi ai cũng đứng trong thế chẳng đặng đừng cũng có một phần do ông bà Bằng tạo ra. Nếu bà Bằng chịu nghe con nói nhiều hơn, nếu ông Bằng đừng tự trói mình trong cái lễ nghĩa chặt như bện thừng thì có lẽ Vân và Thanh đã không đến nỗi khó lành như gương vỡ.
Phúc Du / Theo Trí Thức Trẻ
'Sống chung với mẹ chồng' tập 22: Vân đòi bà Phương 350 triệu tiền nợ Sau khi biết bố mẹ chồng đã có tiền để mua nhà ở bên ngoài, ngay trong bữa ăn Vân quyết định đòi bà Phương 350 triệu mà cô gửi trước đó. Sau một vài tháng êm ấm, Thanh và Vân bắt đầu mâu thuẫn về cuộc sống thiếu tiện nghi khi ở nhà thuê. Cuộc sống ở bên ngoài không phải lúc...