“Sống chung với mẹ chồng”- chuyện cũ rích mà vẫn gây sốt
“Sống chung với mẹ chồng” có cốt truyện không mới lạ, các tập chỉ xoay quanh cuộc sống sau hôn nhân của cặp vợ chồng trẻ Thanh – Vân với những xung đột trong gia đình. Vậy lý do nào khiến phim vẫn sốt?
Kịch bản tốt
Kịch bản “Sống chung với mẹ chồng” được dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Trung Quốc. Bộ tiểu thuyết này từng gây sốt vì khi xây dựng mối bất hòa giữa mẹ chồng – nàng dâu một cách gay gắt.
Truyện xoay quanh cuộc sống của cô gái trẻ hậu đậu và thẳng thắn bên cạnh người mẹ chồng đảm đang, giỏi lo toan chuyện gia đình nhưng kỹ tính và hay xét nét. Cuộc sống của Hy Lôi bỗng chốc thành “địa ngục” vì mẹ chồng săm soi từng li từng tí, can thiệp quá đà vào chuyện vợ chồng và thường đối xử bất công với con dâu.
Nhà biên kịch Đặng Thiếu Ngân là người viết kịch bản cho phim từ lời mời của VFC. Theo nữ biên kịch, dù bộ phim dựa trên tiểu thuyết nước ngoài nhưng phim không không dựa theo 100% tình tiết trong truyện mà phóng tác, lấy cảm hứng từ đó rồi thêm thắt các tình huống, biến đổi sao cho hợp với khán giả Việt.
Vốn xuất thân là người làm báo, dù giờ chuyển sang lĩnh vực PR nhưng Đặng Thiếu Ngân vẫn dành tình yêu lớn cho viết lách. Chỉ qua vài tập đầu phát sóng, có thể nhận định, kịch bản phim là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sức lan tỏa của “Sống chung với mẹ chồng”.
Điều này, đã từng diễn ra ở nhiều bộ phim truyền hình Hàn Quốc, Ấn Độ quen thuộc với khán giả Việt như: “Ngôi nhà hạnh phúc”, “Cô dâu 8 tuổi”…
Nhà biên kịch Đặng Thiếu Ngân
Ai cũng dễ thấy mình trong đó
Video đang HOT
Khi được hỏi về lý do nào có thể khiến bộ phim tạo cơn sốt mạnh mẽ, Đặng Thiếu Ngân cho rằng, đó là lực lượng chị em phụ nữ quá đông đảo. Khán giả xem phim, ai chẳng là con dâu, hoặc sẽ lấy chồng trong vài tháng, vài năm nữa. Rồi ai cũng là mẹ chồng, hoặc sẽ là mẹ chồng trong tương lai.
Tuy mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu không còn là đề tài mới lạ nhưng đối với phim “Sống chung với mẹ chồng”, mối quan hệ này được khai thác dưới một góc nhìn vừa kịch tính lại vừa gần gũi với đời thường. Trong đó, không ít cảnh quay trong phim khiến khán giả cảm thấy quen thuộc như chính cuộc sống gia đình hằng ngày của họ.
Một nàng dâu vụng về, khó chiều cùng với một bà mẹ chồng độc đoán, hay xét nét rất dễ bắt gặp ở ngoài thực tế. Điều thú vị còn nằm ở chỗ, các nhân vật trong phim không hề xây dựng một cách phiến diện mà đều được khai thác về mọi mặt, mọi khía cạnh trong cá tính, tình cảm.
Khán giả tìm đến các bộ phim dạng này không chỉ để theo dõi diễn biến đời sống, số phận của từng nhân vật mà là còn để tìm kiếm bài học ứng xử trong gia đình cho chính mình.
Hầu hết những bộ phim cùng đề tài mẹ chồng – nàng dâu trước đó đều thu hút lượng lớn khán giả như: Người đàn bà thứ hai, Hôn nhân trong ngõ hẹp… hay những bộ phim sitcom về đề tài gia đình với những cảnh quay đời thường như Gia đình là số 1 cũng đã được khán giả đón nhận một cách tích cực.
Một cảnh kịch tính trong phim
Lời thoại tự nhiên
Một điểm đặc biệt tạo nên sức hút cho bộ phim chính là những câu thoại “đắt giá”. Khán giả chắc chắn không thể quên được nhiều lời thoại “để đời” của các nhân vật như: “Vợ thì cũng chỉ là một đứa con gái ở đẩu ở đâu. Không lấy đứa này thì lấy đứa khác”, “Các con còn trẻ, quan hệ ít thôi”…
Mặc dù hài hước, gây cười nhưng mỗi chi tiết, lời thoại trong phim vẫn khiến người xem phải suy ngẫm và để liên hệ với bản thân. “Nếu mình trong hoàn cảnh của Vân thì mình sẽ cư xử như thế nào?” chắc chắn không ít các cô gái trẻ khi xem phim đã tự đặt ra câu hỏi này cho bản thân.
Đạo diễn Vũ Trường Khoa nhấn mạnh bộ phim của anh mang đến cái nhìn thực tế về cuộc sống trước và sau hôn nhân. Từ đó, khán giả có thể thấy rút ra kinh nghiệm để tránh xung đột với các thành viên khác trong gia đình. Anh còn khẳng định “Sống chung với mẹ chồng” không khiến người xem hoang mang về mất niềm tin vào cuộc sống hôn nhân.
Và không ít tình huống “dở khóc, dở cười”
Thành công vì gây tranh cãi
Điểm lại những bộ phim truyền hình Việt gần đây, có lẽ ít bộ phim nào gây chú ý, tranh cãi như phim “Sống chung với mẹ chồng”. Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những điều góp phần để phim tạo ấn tượng là khâu truyền thông, tương tác với khán giả tốt.
Nhiều khán giả không ngần ngại nhận xét: Phim đã “cường điệu hóa” mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu. Đặc biệt, họ không đồng tình với kịch bản khoét sâu cá tính của bà mẹ chồng hoặc các nhân vật có những hành vi/ lối suy nghĩ quá quắt đến… không tưởng!. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn có những khán giả thấu hiểu, đồng tình với cách xây dựng nhân vật trong phim vì “nó giống gia đình tôi quá” hay “tôi thấy mình trong đó”…
Không chỉ mẹ chồng, nàng dâu gây tranh cãi mà ngay đến các nhân vật như anh con trai, ông bố chồng… cũng được khán giả đem ra “mổ xẻ”, xét lỗi để kết luận rằng mỗi người đều có vai trò nhất định trong cuộc sống gia đình, từng cá nhân phải cảm thấy vui vẻ, thoải mái thì gia đình mới hạnh phúc được.
Một lần nữa, “Sống chung với mẹ chồng” minh chứng rằng phim Việt không cần sex, hot girl hay đồng tính… vẫn có thể hút khán giả nếu có đề tài tốt, kịch bản gần gũi và tạo tương tác đa chiều với khán giả.
Theo Thu Trang (giadinhnet)
Chuyện đó đâu ai ngờ: Chồng Bảo Thanh cũng đóng "Sống chung với mẹ chồng"
Vì thiếu diễn viên quần chúng nên Bảo Thanh đã động viên ông xã Đức Thắng cùng tham gia một phân cảnh của phim truyền hình đang gây sốt "Sống chung với mẹ chồng".
Sau 2 tuần phát sóng, Sống chung với mẹ chồng đã trở thành đề tài bàn tán sôi nổi của khán giả màn ảnh nhỏ. Cùng với việc dõi theo những tình tiết của phim, người hâm mộ cũng bắt đầu săm soi loạt thông tin vui nhộn phía sau ống kính máy quay. Theo lời Bảo Thanh tiết lộ, thì ở Sống chung với mẹ chồng có một việc luôn khiến cô cảm thấy vui mỗi khi nhắc đến, đó chính là ông xã Đức Thắng cũng tham gia phim với vai trò diễn viên quần chúng.
Bảo Thanh nói rằng trong thời điểm quay Sống chung với mẹ chồng, Đức Thắng thường đưa cô đến phim trường. Vào một ngày nọ, khi đoàn phim thiếu diễn viên quần chúng, ông xã Bảo Thanh đã phải bất đắc dĩ gia nhập đoàn phim. Lần đó, đạo diễn Vũ Trường Khoa yêu cầu phải có nhiều diễn viên quần chúng cùng quay cảnh ở cửa hàng hoa, nhưng vì thiếu người nên đã gọi cả Đức Thắng vào diễn hộ. Vì tình tiết "cấp bách", cần giải quyết ngay nên Bảo Thanh liền động viên ông xã "chung tay góp sức" với đoàn phim.
Bảo Thanh và ông xã điển trai Đức Thắng
Dẫu vậy, cũng theo lời Bảo Thanh, sự góp mặt của ông xã cô chẳng những không làm mọi thứ diễn ra trơn tru mà còn khiến cả đoàn ngượng ngùng. Mỗi lần quay ra nhìn thấy mặt Đức Thắng là cả ekip lại phá ra cười ngất. Mãi sau đó, khi đạo diễn Vũ Trường Khoa cho quay lại nhiều lần, cảnh diễn đó mới có thể thực hiện thành công.
Sống chung với mẹ chồng do Anh Dũng, Bảo Thanh, Lan Hương đóng vai chính. Trong phim, Bảo Thanh vào vai nàng dâu mới, vì tính cách quen kiểu sống tự do, tự chủ nên khi về làm dâu nhà bà Phương (Lan Hương) đã xảy ra xung đột. Chuyện mẹ chồng - nàng dâu mâu thuẫn với nhau ngày càng trở nên nghiêm trọng khi chồng Vân là Thanh (Anh Dũng) chẳng tìm ra cách giải quyết thích hợp. Mẹ chồng liên tục ép sinh con, ăn ở sạch sẽ, không cho bạn bè đến nhà chơi trong khi đó con dâu lại nhất quyết "kế hoạch hóa" và đòi dọn ra ngoài sống riêng. Những hục hặc, mâu thuẫn này khiến cho Sống chung với mẹ chồng liên tục chìm trong không khí căng thẳng.
Bảo Thanh và Anh Dũng trong "Sống chung với mẹ chồng"
Shindo / Theo Trí Thức Trẻ
Lộ kịch bản kết phim "Sống chung với mẹ chồng": Xuất hiện người thứ ba khiến Vân - Thanh ly hôn Những đoạn văn bản được cho là kịch bản phim "Sống chung với mẹ chồng" đã vô tình làm lộ thông tin về những người thứ ba khiến cuộc hôn nhân của Thanh - Vân tan vỡ. Sau khi thông tin Sống chung với mẹ chồng được làm lại từ 1 cuốn tiểu thuyết ăn khách của Trung Quốc được tung ra, dân...