Sống chung với lũ cạnh hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Mưa như trút, gió quật mạnh, điện cúp, nhưng người phụ nữ ở ngôi làng ven hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, không chịu rời đi.

Người con trai liên tục gọi điện cho mẹ khi báo chí đưa tin nước sông Tây Giang không ngừng dâng cao. Những ngôi nhà kiên cố 3-4 tầng ở huyện Bà Dương, tỉnh Chiết Giang, đổ sụp xuống sông khi đê vỡ, nước tràn qua nuốt chửng ruộng đồng, tấn công làng mạc.

Đây là trận lũ tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, tàn phá miền nam và miền trung Trung Quốc từ đầu tháng 6, buộc hàng chục triệu người phải sơ tán, phá hủy hơn 28.000 ngôi nhà, khiến 141 người chết hoặc mất tích.

Sống chung với lũ cạnh hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc - Hình 1

Zheng Meifeng (phải) và con rể Gao quay lại ngôi nhà đang bị ngập trên thuyền cứu hộ. Ảnh: LATimes

Nước dâng khắp tầng một của ngôi nhà bà Zhang Meifeng, 67 tuổi, nhưng bà quyết không rời đi. Bà từng nghe thấy tiếng nước như vậy trước đây. Đây là ngôi nhà mà chồng con bà đã dành dụm 20 năm mới có tiền xây. Họ đều là lao động nhập cư, xa quê đi kiếm tiền. Chồng bà làm mộc ở tỉnh Chiết Giang, còn con trai là nhân viên bán hàng ở Hải Nam.

“Chúng tôi chỉ kiếm được chút tiền, rất vất vả. Kiếm ít nên dành dụm được ít”, bà nói.

Thành quả suốt đời của gia đình bà là một ngôi nhà 3,5 tầng, bên trong là cầu thang xoắn ốc, nội thất bằng gỗ, đèn chùm. Họ đã chi 10.000 USD để xây nó và vừa hoàn thiện năm ngoái, vẫn còn nợ chưa trả hết.

“Mẹ muốn ở lại trông nhà”, bà Zhang nói với con trai đang gọi điện từ Hải Nam về, trước khi điện thoại hết pin. Bà bê tivi và các thiết bị điện tử khác lên tầng để tránh lụt.

Vào ngày thứ ba, con rể bà chèo xuồng đến, đưa mẹ đi. Mấy ngày sau, bà Zhang khăng khăng đòi quay về, ôm một thùng bánh bao và nước uống cho hàng xóm trên chiếc thuyền cứu hộ của các tình nguyện viên đến từ Ninh Ba. Con rể bà giúp mẹ bê đồ nội thất lên cao hơn.

Mưa đã tạnh, xe tải chở binh lính được triển khai để gia cố đê điều trước khi đợt mưa lớn tiếp theo ập tới. Tại những ngôi làng ngập trong nước lũ ở huyện Bà Dương, nơi có hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc nối với sông Trường Giang, các tổ chức phi chính phủ đang cố gắng hỗ trợ người dân.

Zhang ngồi cạnh hai tình nguyện viên mà công việc hàng ngày là bán hàng và dạy phụ đạo ở tỉnh Chiết Giang. Họ tự bỏ tiền và công sức, chèo hai chiếc xuồng hơi đến giúp người dân.

“Cúi xuống!”, họ kêu lên khi xuồng đi qua đường dây điện chỉ cách mặt nước chưa đầy một mét. Ánh mặt trời lóe lên trên dòng nước đục ngầu. Một con rắn nhỏ đang tìm cách chạy trốn. Ruộng đồng biến thành biển nước, ngọn cây thò lên giữa rác rưởi trôi nổi xung quanh. Ở một góc khác, một ngôi nhà đổ nghiêng xuống nước ở góc 45 độ.

Sống chung với lũ cạnh hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc - Hình 2

Phía sau Gao là ngôi nhà nghiêng 45 độ chìm trong nước lũ. Ảnh: LATimes

Có tiếng mèo mắc kẹt gầm gừ đâu đó khi chiếc xuồng tiến vào làng của bà Zhang. Bà chỉ đường, con rể ngước nhìn hàng xóm vẫn đứng trên ban công hoặc đang di chuyển trên bè tre.

Khi đoàn người đến nơi, bà Zhang leo lên tầng ba, vào một căn gác nhỏ. Bà nhét thứ gì đó vào ví.

“Mẹ tôi còn để vài nghìn tệ tiền mặt ở nhà”, con rể bà nói thầm. “Bà mất ngủ cả đêm qua khi nghĩ đến số tiền này”.

Đa số người làng ở vùng nông thôn tỉnh Giang Tây này, ngôi làng vừa trải qua đại dịch Covid-19 hồi đầu năm, đều là người già làm nông và trẻ con. Những ngôi nhà trong làng to rộng nhưng trống trải, bên trong là người già chăm nom trẻ con để bố mẹ chúng đi thành phố lớn lao động, mỗi năm chỉ về nhà một lần.

Khi nước lũ dâng cao tuần trước, nhiều người nhớ lại năm 1998, lần gần nhất những cơn mưa như trút khiến nước sông dâng cao tràn bờ đê. Hơn 3.000 người năm đó thiệt mạng vì lũ sông Trường Giang, 14 triệu người ở vùng đồng bằng mất nhà cửa.

Tại Bà Dương, nhiều ngôi nhà làm bằng gỗ thời đó đã sụp, bao gồm nhà bà Zhang. Khi đó bà ở nhà một mình với hai con, chồng đi làm xa. Dân làng phải sơ tán, ở tạm dưới lán bằng bạt nhựa, vây quanh là bò, lợn.

Trung Quốc đã đầu tư lớn vào thủy lợi sau năm 1998, đặc biệt là khu vực dọc sông Trường Giang. Nhưng những nơi nhỏ hơn như làng của bà Zhang, thuộc khu vực trũng thấp quanh hồ Bà Dương, mực nước đang cao hơn 3 mét so với mức cảnh báo và đang trên đỉnh lũ.

Dân làng cho biết các quan chức địa phương thể hiện mình là người có trách nhiệm khi “lãnh đạo lớn” đến thăm, nhưng mặt khác, họ vẫn phê duyệt các hợp đồng xây dựng kém chất lượng. Người dân cũng cho hay tiền cứu trợ thiên tai do chính quyền trung ương đưa xuống cũng bị các quan chức tham nhũng cắt xén.

“Nó không bao giờ đến được tay những người dân thường như chúng tôi”, Gao, con rể bà Zhang, nói.

Cách làng bà Zhang vài km, ông Sheng đang trải thóc giống ra đường phơi khô. Đằng sau ông là một con đường ngập trong nước lũ. 330 mẫu ruộng mà ông thuê người canh tác đã bị nhấn chìm. Một con đê vỡ đáng lẽ phải gia cố lại năm ngoái chỉ làm được một nửa rồi bỏ dở.

“Đây là vấn đề do con người tạo ra. Con đê này đáng lẽ không vỡ”, Sheng nói, mồ hôi tuôn ra như tắm dưới vành mũ. “Đê chả khác gì miếng đậu phụ”, ông nói, sử dụng thuật ngữ phổ biến ở Trung Quốc sau trận động đất Tứ Xuyên năm 2008, đề cập đến những dự án xây dựng kém chất lượng được quan chức địa phương phê duyệt và gây nguy hiểm cho cuộc sống của người dân.

Gần 1.650 mẫu đất nông nghiệp bị lũ nhấn chìm vì con đê vỡ đó, phá hủy vụ mùa đầu tiên trong năm của nông dân, vụ mùa trồng sớm theo lời kêu gọi của chính phủ vì đại dịch, cùng phần lớn cây giống cho vụ thứ hai và thứ ba.

Nhiều ngôi làng khác cũng bị ngập trong nước lũ. Một số người cho biết họ bị mắc kẹt và không được chính quyền địa phương quan tâm suốt một tuần.

“Như thể ngôi làng này không tồn tại”, Cheng Xuannan, 58 tuổi, một người dân làng Chengjia ở huyện Yinbaohu, một trong những ngôi làng bị “bỏ quên”, nói. Nước vây quanh 40 hộ gia đình, biến họ thành một ốc đảo giữa những cánh đồng ngập nước.

Cheng làm trong một xưởng đá cẩm thạch hàng chục năm, nơi chủ yếu thuê lao động nhập cư. Ông vội vã về nhà vài ngày trước khi làng ngập theo lời vợ, người đang chăm nom đứa cháu nội chưa đầy hai tuổi và sợ phải ở một mình nếu lũ ập tới.

Không giống như những người nông dân hàng xóm, Cheng dự trữ rất ít thức ăn ở nhà. Ông chèo một chiếc thuyền nhựa màu trắng suốt 3-4 tiếng mỗi ngày để đến nơi gần nhất để mua nước uống và nhu yếu phẩm.

“Chúng tôi đang nghĩ cách mua rau”, Cheng nói.

Họ không nhận được bất kỳ khoản cứu tế hay liên lạc nào từ chính quyền. Họ không rời đi, bởi chẳng có nơi nào để đi, ông nói thêm.

Sống chung với lũ cạnh hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc - Hình 3

Lũ biến làng Chengjiacun thành một ốc đảo. Ảnh: LATimes.

Những người chạy lũ năm 1998 nhớ lại năm đó, nước ngập suốt 90 ngày. Lần này lũ còn tệ hơn, thậm chí dự báo mưa lớn vẫn tiếp tục. Có lẽ ít nhất 4 tháng nữa họ mới về được nhà, nhưng chưa biết đi đâu nếu ngôi trường cấp hai nơi họ đang sơ tán lại bị ngập trong trận bão kế tiếp.

Đêm xuống, một số người làng băng qua cây cầu để về nhà, vác thuyền đi bắt cá hay mang đồ tiếp tế hoặc để trông nhà chống trộm. Vài hộ đã bị mất cắp điều hòa khi đi sơ tán.

Tiếng chuông điện thoại nhỏ vang lên từ cây cầu, nơi một người nông dân cởi trần đang ngồi trên chiếc ghế nhựa dựa vào lan can, ngả người ra sau, cảm nhận làn gió đêm. Những người khác trò chuyện, tập trung ở cuối con đường nơi bờ kè vừa sập và 4 ngôi nhà chìm nghỉm dưới sông. Chỉ còn một căn xuất hiện giữa dòng nước, chính là căn nhà mái xanh đang nghiêng 45 độ.

“Đó là ngôi nhà xây kiên cố nhất Trung Quốc”, Huang Guoxin, 51 tuổi, nói đùa khi châm một điếu thuốc lúc màn đêm buông xuống.

Ông đã chứng kiến những ngôi nhà khác sụp xuống, tan vào nước như thể chúng làm bằng đường cát. Căn nhà mái xanh bị nghiêng và chìm một nửa, nhưng vẫn giữ nguyên kết cấu, thậm chí “không mất đi một miếng ngói”.

Huang đi làm thuê ở tỉnh Chiết Giang, sống cách đó ba nhà. Đáng lẽ họ không nên xây nhà trên bờ đê, ông nói. “Nhưng nếu đút tiền cho quan chức, họ sẽ duyệt xây bất kỳ ngôi nhà nào. Còn nếu không, họ sẽ bị phạt vì vi phạm quy định xây dựng”, ông cho biết.

Sống chung với lũ cạnh hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc - Hình 4

Gia đình Huang sơ tán khỏi làng do lũ, được bố trí ở tạm trong ký túc xá một trường cấp hai. Ảnh: LATimes

Huang đã sơ tán đến trường học vì sợ phần đất còn lại vẫn nhô lên khỏi mặt nước cuối cùng sẽ bị lũ nhấn chìm. Nhưng ông vẫn quay lại, vừa để kiểm tra nhà, vừa vì không thể ngủ nổi trên những chiếc giường tầng ở nơi sơ tán.

“Không chỉ vì ngủ ở đó khó chịu, mà còn vì cứ ở đó là thấy sốt ruột”, ông nói. Ở đó, ông cảm nhận được thành quả lao động một đời dễ dàng bị quét sạch như thế nào. Nếu xây lại, ngôi nhà của ông sẽ lại có nguy cơ bị nước lũ cuốn trôi.

Nước lũ ‘nuốt chửng’ nhà ba tầng ở Giang Tây 49 Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc vỡ bờ 39 Trung Quốc gấp rút chống lũ Quan Âm Các bị nước lũ Trường Giang bủa vây 28

Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc vỡ bờ

Nước lũ dâng cao ở hồ Bà Dương nối với sông Trường Giang, tỉnh Giang Tây khiến nhiều đoạn đê bao bị vỡ, ảnh hưởng đến hàng triệu người.

Mưa lớn liên tục nhiều tuần qua đã khiến mực nước trong hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, dâng cao nguy hiểm và hôm 11/7 đã vượt mức kỷ lục 22,52 mét được ghi nhận trong trận lụt lịch sử năm 1998, hãng thông tấn Xinhua ngày 14/7 đưa tin.

Khi mưa vẫn tiếp tục trút xuống và đập Tam Hiệp ở thượng nguồn không đáp ứng được khả năng kiểm soát lũ, một số đoạn đê ở hồ Bà Dương đã bị vỡ. Hình ảnh trên mạng xã hội hôm 13/7 cho thấy nhiều đoạn đê bao quanh hồ bị vỡ, dòng nước lũ ồ ạt chảy qua.

Đê vỡ ở hồ Bà Dương và cảnh ngập lụt tại tỉnh Giang Tây hôm 13/7. Video: Taiwan News.

Nhiều ngôi nhà ở huyện Bà Dương cạnh hồ nước ngọt này bị nước lũ nhấn chìm. Hình ảnh trong video cho thấy mực nước đã vượt qua mốc 22,52 mét trong trận đại hồng thủy năm 1998.

Theo cơ quan hỗ trợ hạn hán và kiểm soát lũ lụt tỉnh Giang Tây, mực nước vượt mức cảnh báo ở 2.439 km trong số 2.545 km bờ đê ven sông và ven hồ. Tại huyện Bà Dương, tổng cộng 14 đoạn đê đã bị vỡ.

Đến chiều 12/7, trận lụt đã ảnh hưởng đến hơn 5,5 triệu người ở tỉnh Giang Tây, buộc gần nửa triệu người phải sơ tán khỏi các khu vực trũng thấp.

Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc vỡ bờ - Hình 1

Vị trí hồ Bà Dương ở hạ lưu đập Tam Hiệp của Trung Quốc. Đồ họa: ScienceDirect.

Cơ quan hỗ trợ hạn hán và kiểm soát lũ lụt tỉnh Giang Tây cho biết nước lũ đã phá hủy hơn 510.700 ha hoa màu và gây thiệt hại kinh tế 8,13 tỷ nhân dân tệ (1,16 tỷ USD).

Theo Xinhua, giới chức tỉnh Giang Tây đã nỗ lực hết sức để đối phó thảm họa và nâng cảnh báo lũ lên "báo động đỏ". Đoạn đê bị vỡ ở huyện Bà Dương cũng đã được gia cố hôm 15/7.

Các trận mưa lớn nhiều tuần qua đã ảnh hưởng đến 27 tỉnh, thành phố với hơn 33 triệu người, khiến gần 150 người chết và mất tích, hàng chục nghìn ngôi nhà bị phá hủy và gây thiệt hại gần 9 tỷ USD. Trung tâm Khí tượng Trung Quốc cảnh báo tháng 7 và 8 sẽ là giai đoạn mưa bão cao điểm, đi kèm gió lốc và sạt lở đất.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Châu Âu bị bủa vây bởi dịch bệnh sởi
17:19:54 15/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Tương lai các hãng xe điện sẽ ra sao sau quyết đinh bỏ trợ cấp của ông Trump?
15:52:13 15/11/2024
Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump
14:14:39 16/11/2024
Hy Lạp đàm phán với Israel phát triển hệ thống phòng không tương tự 'Vòm Sắt'
16:24:09 15/11/2024
Canada: Nhân viên bưu chính bắt đầu đình công trên toàn quốc
19:42:06 15/11/2024
Tổng thống Ukraine đặt mục tiêu kết thúc xung đột vào năm 2025 thông qua đàm phán
05:19:38 17/11/2024

Tin đang nóng

Chính thức: Hoa hậu Kỳ Duyên dừng chân trước Top 12 Miss Universe
10:12:07 17/11/2024
Chung kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên xuất hiện hô tên cực đã tai, chính thức lọt top 30!
09:52:37 17/11/2024
Tử vi 3 ngày liên tiếp (17, 18 và 19/11), 3 con giáp tiền bạc rủng rỉnh, vàng chất đầy tủ
11:17:56 17/11/2024
4 điều Ronaldo nói đúng và sai về MU trong cuộc phỏng vấn chấn động
13:00:32 17/11/2024
Kỳ Duyên có 1 hành động lạ khi được gọi tên vào top 30, hoá ra có ý nghĩa đặc biệt
09:58:36 17/11/2024
Hoa hậu hát hay, tài sắc vẹn toàn sống khép kín ở tuổi 38 là ai?
09:50:14 17/11/2024
Ronaldo, Bruno Fernandes rời đội tuyển Bồ Đào Nha
13:02:06 17/11/2024
"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim
10:06:39 17/11/2024

Tin mới nhất

Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore

08:36:44 17/11/2024
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (USCDC) cho hay có 55 khách và 15 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu Coral Princess nhiễm norovirus, với các triệu chứng chính là nôn mửa và tiêu chảy.

Nhận lời đe dọa khi nhắn tin với AI

07:11:44 17/11/2024
Một cử nhân sau đại học tại Mỹ đã nhận tin nhắn đe dọa khi trò chuyện với chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini của Công ty Google.

Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật

07:05:01 17/11/2024
Tòa phúc thẩm tại Mỹ ngày 14.11 đã chấp thuận yêu cầu của công tố viên đặc biệt Jack Smith về việc hoãn vụ án ông Donald Trump xử lý sai tài liệu mật sau khi rời Nhà Trắng.

Ông Tập Cận Bình dự khánh thành cảng nước sâu do Trung Quốc đầu tư tại Peru

06:57:52 17/11/2024
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Tổng thống Peru Dina Boluarte ngày 14.11 tham dự trực tuyến lễ khánh thành cảng nước sâu Chancay.

Phát hiện bất ngờ từ vụ đòi tiền bảo hiểm xe Rolls-Royce

06:51:22 17/11/2024
Giới chức tiểu bang California (Mỹ) vừa bắt giữ nhóm nghi phạm hóa trang thành gấu tấn công ô tô nhằm đòi tiền bảo hiểm.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chỉ thị sản xuất hàng loạt UAV cảm tử

06:48:08 17/11/2024
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã thị sát một màn thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) tấn công tự sát và yêu cầu sản xuất hàng loạt loại UAV cảm tử này ngay.

Thả lưới bắt cá, ngư dân vô tình 'tóm' được tàu ngầm hạt nhân Mỹ

06:39:40 17/11/2024
Theo trang Business Insider ngày 15.11, nhân vật được nêu trên là ông Harald Engen, người đang giao cá đến ngôi làng Malangen ở phía tây Na Uy thì nhận được tin báo về mẻ lưới đặc biệt.

Tương lai ngành AI của Mỹ dưới thời ông Trump

06:36:02 17/11/2024
Dù đề cập hạn chế về vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI) khi tranh cử, nhưng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ thay đổi đáng kể chính sách đối với lĩnh vực này.

Chảo lửa Trung Đông thêm sục sôi

06:32:47 17/11/2024
Lực lượng Hezbollah trong một ngày được cho là đã gây tổn thất lớn cho quân đội Israel với các đợt giao tranh và phóng tên lửa.

Boeing sắp ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự

06:25:00 17/11/2024
Tập đoàn máy bay Boeing (Mỹ) ngày 13.11 cho biết họ sẽ ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự - tương đương 17.000 lao động trong tuần này.

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

06:21:15 17/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền.

Máy bay của hãng hàng không Mỹ trúng đạn

06:17:46 17/11/2024
Người phát ngôn Southwest cho biết chuyến bay 2494 của Southwest Airlines chuẩn bị cất cánh bay tới sân bay quốc tế Indianapolis (bang Indiana) thì bị một viên đạn bắn trúng vào bên phải thân máy bay, ngay dưới buồng lái.

Có thể bạn quan tâm

Đậu nhồi nhân kiểu này rồi chiên giòn sẽ được món dân dã mà ngon, cả nhà ăn không thừa một miếng

Ẩm thực

15:41:03 17/11/2024
Đậu phụ nhồi thịt bằng nồi chiên sau khi hoàn thành sẽ có màu vàng bắt mắt, đậu phụ giòn rụm, nhân thịt thơm mềm, đậm đà, được ướp vừa miệng và ăn không ngán.

Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch, động thổ, sửa chữa nhà, xuất hành

Trắc nghiệm

15:29:45 17/11/2024
Xem ngày 18/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình.Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch,

Cụ bà U90 vẫn nhớ người yêu cũ của chồng, dân mạng khen 'quá dễ thương'

Netizen

15:08:09 17/11/2024
Đoạn clip ghi lại cảnh cụ bà U90 đã quên nhiều chuyện nhưng vẫn nhớ người yêu cũ của chồng. Cụ ông không những không để bụng, còn dịu dàng bóc quýt cho cụ bà ăn.

Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h

Tin nổi bật

15:05:34 17/11/2024
Do tác động của bão Man-yi, từ chiều 17/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-12, giật cấp 16; sóng biển cao 2-4 m, vùng gần tâm bão 5-7m; biển động dữ dội.

Gyokeres lên tiếng về khả năng đến MU

Sao thể thao

14:55:53 17/11/2024
Tiền đạo người Thụy Điển Viktor Gyokeres đã có những chia sẻ về cơ hội theo chân HLV Ruben Amorim gia nhập MU trong thời gian tới.

Dễ rước họa vào thân khi ăn nhiều hạt chia để giảm cân

Làm đẹp

13:52:34 17/11/2024
Mặc dù hạt chia rất giàu dinh dưỡng, nhưng việc tập trung quá nhiều vào chúng sẽ tạo ra khoảng trống dinh dưỡng. Việc phụ thuộc quá nhiều vào hạt chia để bổ sung chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

Sức khỏe

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.

Điên cuồng những đêm "cháy phố" sinh tử (bài 1)

Pháp luật

10:04:33 17/11/2024
Bỏ học, lêu lổng, không có sự quản lý của gia đình, người thân và bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi đám bạn xấu, mạng xã hội độc hại, không ít thanh, thiếu niên đã tụ tập với nhau trở thành tội phạm đường phố.

Sao nam Gen Z gây sốc khi đăng ảnh nhạy cảm sau ồn ào tặng fan bao cao su

Sao châu á

09:56:09 17/11/2024
Vào ngày 11/11 vừa qua, nam idol Eric (The Boyz) trở thành tâm điểm vì công khai đăng ảnh gửi tặng bao cao su đến fan.

10 thói quen của tôi được cư dân mạng khen ngợi: Đặc biệt điều số 6 giúp tôi tránh xa bệnh tật

Sáng tạo

09:38:35 17/11/2024
Sau khi chia sẻ về những thói quen sống của bản thân lên 1 diễn đàn trên mạng, tôi hết sức bất ngờ vì được cư dân mạng khen ngợi tới tấp.

Game "gợi cảm" nhất 2024 tiếp tục mời hot girl nhập vai cho DLC mới, nhan sắc đỉnh chóp khiến người chơi phấn khích

Mọt game

09:27:18 17/11/2024
Nhan sắc của cô nàng hot girl này đang khiến các fan mong mỏi DLC của tựa game hơn bao giờ hết. Không thể phủ nhận Stellar Blade là một trong những tựa game đáng chú ý nhất của năm 2024 này.