Sống chung với hack, dịch vụ tồi tệ và những điều càng khiến chúng ta thêm nể phục sự “bền bỉ” của game thủ Việt
Đọc xong mới nhận ra rằng các game thủ Việt quả là những con người có sức chịu đựng bền bỉ.
Bản tính chăm chỉ, chịu khó dường như đã trở thành một trong những đặc điểm dễ nhận thấy của người Việt và ăn sâu vào trong mọi ngóc ngách, đời sống của chúng ta. Ngay cả trong ngành công nghiệp game online cũng vậy, dễ thấy rằng trong bất kỳ trò chơi nào, số lượng “dân cày” luôn đông đảo và vượt trội hơn rất nhiều so với những đại gia lắm tiền nhiều của sẵn sàng bỏ cả đống tiền để thỏa mãn thú vui nhất thời. Bên cạnh đó, sức chịu đựng của các game thủ Việt cũng là cực kỳ đáng nể với những chi tiết dưới đây.
Chấp nhận sống chung với hack trong mọi tựa game
Chắc chắn không cần phải giới thiệu quá nhiều về vấn nạn hack cheat của làng game. Chẳng riêng tại Việt Nam, gần như đa số game thủ trên toàn thế giới không ít thì nhiều cũng đã đôi lần trở thành nạn nhân của hack cheat. Tuy nhiên, hiếm ở đâu mà các game thủ vẫn bền bỉ chịu đựng như Việt Nam.
Nhìn lại lịch sử mới thấy, những tựa game bị tàn phá nặng nề bởi hack cheat cũng rất nhiều như Đột Kích, PUBG hay thậm chí cả Audition và Gunbound, LMHT đều từng gặp phải những vấn đề nan giải với tool hack.
Ban đầu, không ít người bộc lộ rõ sự khó chịu, thậm chí còn bức xúc tới mức tuyên bố dọa tẩy chay game nếu như không khắc phục được vấn đề. Nhưng rồi sau đó, gần như chẳng ai bảo ai, tất cả lại quay trở về với lề lối cũ và vẫn cắn răng chịu đựng việc sống chung với hack mà Đột Kích có lẽ là ví dụ điển hình nhất.
Video đang HOT
Sử dụng những công cụ “đơn sơ” nhất để khắc phục khó khăn
Từ việc cắm diêm để hiện thanh HP trong custom map D-Day cho tới những màn cắm chuột quẩy Evil của MU Online đã đi vào huyền thoại và xứng đáng được coi là “auto” đầu tiên của làng game Việt. Hay bên cạnh đó còn là những màn kẻ vạch, căn thước với công thức tính toán đầy phức tạp mà các game thủ Gunbound đã dày công viết nên nữa. Tất cả đều thể hiện rõ nghị lực vươn lên trong những hoàn cảnh khó khăn của các game thủ.
Mãi về sau này, Warcraft 3 mới cập nhật thêm các phần mềm ngoài, rồi sau đó là tính năng trong game còn Mu Online về sau cũng có auto của riêng mình, thế nhưng ngay cả khi không xuất hiện những cập nhật ấy, chắc chắn các game thủ Việt vẫn luôn có những cách để “vượt khó” đầy sáng tạo.
Chơi game bất kể điều kiện, dịch vụ
Chi tiết này thì có vẻ xa lạ với thế hệ game thủ ngày nay, nhưng đối với những bậc lão làng trong giai đoạn 8x – 9x, chỉ riêng việc được chơi game đã là điều hạnh phúc. Ở thời ấy, chẳng mấy ai quan tâm tới chất lượng mạng, ngồi ghế nhựa hay chơi trên những cái bàn rung lắc, bộ phím thiếu nút, màn hình phân giải siêu thấp làm gì. Có máy mà chơi game đã là ước mơ rồi chứ.
Khung cảnh xập xệ của các quán net thời xưa
Dù thời tiết có nóng bức tới đâu, các quán net cỏ thời đấy vẫn luôn đông nghịt cả người chơi, người xem lẫn người chờ máy dẫu cho chỉ có duy nhất chiếc quạt trần để giải tỏa cơn nóng. Chẳng ai than phiền về chất lượng quán net thời đấy. Thế mới thấy, sự bền bỉ và sức chịu đựng của các game thủ đôi khi còn cao hơn người thường nữa.
"Thời xưa game ít mà chất, thời nay game nhiều nhưng loạn" - cùng ngẫm về một thời thanh xuân đã qua của thế hệ game thủ 8-9x
Quả thật, ký ức chơi game như thời xưa có lẽ sẽ chẳng bao giờ còn xuất hiện.
Với sự phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp game cũng như eSports trên toàn thế giới, giờ đây, các tựa game xuất hiện ngày một nhiều, thậm chí tới mức "bội thực" dành cho người chơi. Chỉ với duy nhất smartphone cơ bản, ai cũng đều có thể truy cập vào kho tàng game khổng lồ với đầy đủ những cái tên, thể loại, phong cách khác nhau. Nhưng liệu điều ấy có còn mang tới sự hấp dẫn như hồi xưa. Tới mức mà nhiều game thủ thế hệ 8-9x cũng phải bảo nhau rằng: " Thời xưa game ít mà chất, thời nay game nhiều nhưng loạn ".
Chắc chắn, câu nói này cũng có ý đúng của nó. Ở thời điểm hiện tại, số lượng những tựa game "mỳ ăn liền", ra mắt thu lợi rồi đóng cửa chỉ sau thời gian ngắn đã chẳng còn là câu chuyện quá xa lạ.
Hình ảnh những nhóm học sinh, sinh viên tụm năm tụm ba tại các quán cafe với la liệt smartphone cùng nhưng pin sạc di động cũng đã dần trở thành những điều quen thuộc. Tuy nhiên, nếu xét về độ nhiệt huyết, tinh thần game thủ máu lửa thì có lẽ thế hệ thời nay còn phải học hỏi các bậc đàn anh nhiều.
Ngược thời gian trở về quãng thời gian những năm 2000, khi mà giới trẻ Việt Nam chẳng thể có nhiều thú vui giải trí như hiện tại. Vào lúc ấy, game online ra mắt - thứ thỏa mãn sở thích của mọi tầng lớp, mọi khả năng tài chính của giới trẻ. Xin nhấn mạnh rằng ở thời điểm ấy, số lượng các tựa game là cực kỳ ít và thậm chí, khi nhắc tới game mobile, nhiều người còn chỉ liên tưởng ngay tới trò Rắn Săn Mồi vốn rất thịnh hành với các dòng điện thoại Nokia 1100.
Thời đó cũng không có Facebook, càng không có những group trao đổi thông tin như bây giờ. Nhưng đổi lại, đó là những cộng đồng, những diễn đàn rất mạnh mà chỉ sau một lần F5 màn hình thôi, bạn đã có thể thấy thêm cả hàng chục, trăm bình luận mới. Trước đó không lâu, đi "đánh điện tử" trong định nghĩa của nhiều người chính là những trò chơi như Counter Strike, AOE II hay Starcraft, Hero III, còn khi thuật ngữ game online ra đời, những cái tên bên trên dần dần chuyển thành Mu Online, VLTK, Gunbound hay sau này là Audition nữa.
Quả thật, đó là thời điểm các tựa game online ít nhưng mà chất. Nếu như là fan của các dòng game MMORPG, VLTK và Mu Online chắc chắn là mảnh đất thiên đường với bạn. Nêu thích tính cạnh tranh cao hơn, thể hiện rõ kỹ năng người chơi, Gunbound hay Audition sẽ là những lựa chọn phù hợp.
Gần như, mỗi thể loại đều chỉ có từ 2-3 tựa game đình đám, nhưng thế là đủ để thỏa mãn cơn "đói" lúc bấy giờ của các game thủ Việt. Để rồi đó là những mối quan hệ kết nối từ game ra tới ngoài qua các buổi offline, và cả những người nên duyên nhờ game nữa.
Còn nhìn lại làng game bây giờ, rất nhiều thế hệ game thủ 8-9x, những người có lẽ đã quá bận bịu với công việc, cuộc sống hàng ngày cũng chỉ biết thở dài, tiếc nuối một thời thanh xuân đã qua. Có người vẫn chơi game, nhưng có người đành chuyển đam mê từ chơi thành xem các streamer, giải đấu game. Tuy nhiên, đa số đều cảm thấy, thời nay, các tựa game nhiều, đa dạng, đồ họa đẹp nhưng lại có phần "loạn lạc" và nhất là đã không còn lửa đam mê như trước.
"Thanh xuân là nuối tiếc" - Những huyền thoại game Việt đóng cửa khiến game thủ bật khóc vì chôn vùi biết bao kỷ niệm "Hóa ra thanh xuân là nuối tiếc", câu nói này cũng không sai đối với nhiều tựa game đã gắn bó với người chơi một thời tuổi trẻ sôi nổi. Đối với thế hệ người chơi 8x và 9x, những người đã chứng kiến làng game Việt bắt đầu từ buổi sơ khai cho đến khi phát triển hưng thịnh để rồi thoái...