Sống chung với Covid-19 trong nhà ở ghép tại Nhật
Dù có giá thuê rẻ, nhà ở ghép không hề lý tưởng trong đại dịch khi nhiều người phải sinh hoạt chung, nguy cơ lây nhiễm cao nếu mắc Covid-19.
Giá thuê nhà có thể đắt đỏ đối với những ai muốn sống giữa đô thị lớn như Tokyo. Bởi vậy, nhiều người trẻ Nhật quyết định sống trong nhà ở ghép – nơi cung cấp phòng đơn, riêng tư cùng các tiện nghi chung với giá cả hợp lý, theo Soranews24 .
Tuy nhiên, việc những người xa lạ sinh hoạt chung dưới một mái nhà không phải lúc nào cũng lý tưởng, đặc biệt trong đại dịch.
Một người đàn ông 30 tuổi (yêu cầu giấu tên, tạm gọi là A.), đang sống trong ngôi nhà ở ghép tại Tokyo, kể lại với Soranews24 về trải nghiệm khi bạn cùng nhà mắc Covid-19.
Rất may lúc đó ngoài A., chỉ có 2 người đàn ông khác sống trong nhà chung. Vì vậy, nơi này không thành ổ dịch lớn.
Video đang HOT
A. trở thành F0 khi đồng nghiệp sống cùng nhà mắc Covid-19 mà không rõ nguồn lây.
Trước đại dịch, A. sống trong căn nhà ở ghép với khoảng 60 người. Khi công ty nơi anh làm việc mua một ngôi nhà tại phường Shinagawa, Tokyo để vừa làm văn phòng, vừa cho nhân viên ở, A. cùng 2 đồng nghiệp dọn vào đó. Ngoài 3 người họ, có 2 nhân viên khác đến làm việc mỗi ngày.
A. cho biết anh sống trong nhà ở ghép với nhiều người khoảng 2,5 năm nay.
Khi Covid-19 bùng phát ở Tokyo, A. sợ nhiễm bệnh nên cố gắng thận trọng. Anh và bạn cùng nhà hạn chế chia sẻ cơ sở vật chất cùng lúc với nhau. Họ thường làm việc trong phòng riêng và không đến văn phòng.
“Chúng tôi biết chỉ cần một người mắc Covid-19, cả nhà rất dễ nhiễm bệnh. Vì luôn cẩn trọng, chúng tôi vượt qua năm đầu tiên mà không ai bị lây nhiễm. Nhưng tháng 8/2021, một trong những bạn cùng nhà của tôi xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trước đó, anh ấy được tiêm một mũi vaccine Covid-19″, A. nói.
Sau đó, 4 người khác, gồm A. và các nhân viên ra vào căn nhà, đều mắc bệnh. Thời điểm đó, trung tâm y tế quá tải nên không truy vết F0. Họ tự đi làm tất cả xét nghiệm PCR.
“Sau một năm đầu cẩn trọng, chúng tôi trở nên thoải mái và mất cảnh giác. Một yếu tố khác là sức lây lan của biến chủng Delta. Tôi sốt 38 độ C, không có nhiều triệu chứng. Nhưng 2 bạn cùng nhà bị sốt cao khoảng 39 độ C trong 10 ngày. Họ không thể tìm bác sĩ trợ giúp, càng không được nhập viện”, A. nói.
Những ngày đó, người khỏe hơn chăm người yếu hơn. May mắn là tất cả đều vượt qua.
Theo A., việc sống chung trong nhà ở ghép và chia sẻ một số tiện nghi sinh hoạt khiến lây nhiễm chéo là điều khó tránh khỏi.
Sau trải nghiệm sống chung với Covid-19 trong nhà ở ghép, A. nhận thức sâu sắc hơn về mức độ lây nhiễm của biến chủng Delta. Khi một người trong nhà bị nhiễm virus, không lâu sau, các thành viên khác ở chung không gian cũng thành F0.
“Tôi thích nhà ở ghép. Không chỉ giá thuê rẻ, mọi người có thể chia sẻ với nhau những thứ như đồ gia dụng. Nhưng trên tất cả, thật tuyệt khi có ai đó bên cạnh. Khi đặt pizza hoặc xem Olympic, giống như có một gia đình khác. Và tôi cảm thấy an toàn khi biến cố xảy ra, không chỉ trong đại dịch mà còn ở các tình huống hàng ngày”, A. nói.
Anh khuyên mọi người không nên mất cảnh giác khi nói đến các biện pháp phòng, chống dịch như giãn cách xã hội, đặc biệt khi hệ thống y tế của Tokyo đang quá tải khiến nhiều người phải vật lộn với Covid-19 ở nhà.
“Dù đang sống một mình hay với bạn đời, gia đình hoặc người thuê cùng phòng, mọi người nên tiêm chủng, nâng cao cảnh giác và giữ an toàn! Đặc biệt khi đang ở khu vực như Tokyo, nơi vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp cho đến cuối tháng này”, A. bày tỏ.
Vượt Trung Quốc, Việt Nam có lực lượng lao động lớn nhất tại Nhật Bản
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, số liệu thống kê năm 2020 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) cho thấy Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Trung Quốc trở thành quốc gia có lao động đông nhất ở Nhật Bản.
Công nhân làm việc tại một công trường xây dựng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 29/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, tổng số lao động nước ngoài làm việc ở Nhật Bản (tính đến cuối tháng 10/2020) vẫn tăng cao kỷ lục lên 1.724.328 người bất chấp sự bùng phát của đại dịch COVID-19, tăng khoảng 65.000 người so với cùng kỳ năm trước đó. Đây là năm thứ 8 liên tiếp số lao động nước ngoài ở Nhật Bản lập kỷ lục mới. Mặc dù vậy, MHLW cho biết dịch COVID-19 đã có tác động nhất định khi số lao động nước ngoài ở Nhật Bản năm 2020 chỉ tăng 4% so với mức tăng 13,6% trong năm 2019.
Đáng chú ý, theo nhật báo Asahi, Việt Nam lần đầu tiên trở thành quốc gia có đông lao động nhất ở Nhật Bản với 443.998 người, tiếp sau đó là Trung Quốc với 419.431 lao động và vị trí thứ 3 là Philippines với 184.750 lao động.
Năm 2020, tổng số thực tập sinh kỹ năng nước ngoài ở Nhật Bản là 402.355 người, tăng 4,8% so với một năm trước đó.
Nhật Bản hối thúc châu Âu phản đối Trung Quốc Bộ trưởng Quốc phòng Nhật kêu gọi châu Âu lên án hành động hung hăng của Trung Quốc và lo ngại tốc độ phát triển quân sự của Bắc Kinh. "Trung Quốc ngày càng mạnh về chính trị, kinh tế và quân sự. Họ đang tìm cách dùng sức mạnh để đơn phương thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông và Biển...