Sống chung với COVID-19 – Bài cuối: Khẳng định xu hướng chuyển đổi số
Trải qua năm thứ hai của đại dịch COVID-19, các lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc trực tiếp dù gây nhiều bất tiện nhưng không dẫn đến tình trạng gián đoạn nghiêm trọng đời sống kinh tế-xã hội.
Đó là nhờ các dịch vụ không tiếp xúc và trực tuyến trở nên phổ biến, tiếp sức mạnh mẽ cho quá trình chuyển đổi số. Trong khi các doanh nghiệp và dịch vụ truyền thống nhận thấy làn sóng chuyển đổi số đang đến gần, các doanh nghiệp và dịch vụ trực tuyến tiếp tục gặt hái nhiều thành công. Ở khía cạnh tích cực, COVID-19 đã mang lại động lực và xung lực mạnh mẽ cho quá trình chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội.
Công nhân sản xuất tại một phân xưởng của Skyworth ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Chuyển đổi số vốn được các nước và khu vực đẩy mạnh trong vài năm trở lại đây, và đại dịch COVID-19 đã nêu bật và khẳng định tính tất yếu của xu hướng này. Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2021 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ toàn cầu (WIPO) thuộc LHQ công bố cho thấy COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, đổi mới từ châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á. Chỉ số của WIPO cho thấy các quốc gia và doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng cường đầu tư vào đổi mới, bất chấp cuộc khủng hoảng dịch COVID-19, nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế hậu đại dịch.
Tổng Giám đốc WIPO Daren Tang nhận định nhiều lĩnh vực đã cho thấy khả năng phục hồi đáng kể, đặc biệt là những lĩnh vực đã tiến hành số hóa, ứng dụng công nghệ tân tiến và đổi mới. Trong bảng xếp hạng này Việt Nam đứng thứ 44/132, là một trong 4 quốc gia có thu nhập trung bình được WIPO đánh giá là đang bắt kịp đà tăng chỉ số đổi mới sáng tạo của thế giới. Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A (ASEAN) lần thứ 38 hồi tháng 10 cũng ra tuyên bố chung về thúc đẩy chuyển đổi số trong khu vực, trong đó nhấn mạnh chuyển đổi số giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi hậu đại dịch và xây dựng khả năng phục hồi lâu dài trước các thách thức và khủng hoảng trong tương lai.
Video đang HOT
Áp dụng các cách vận hành số hóa, để công nghệ phục vụ con người, các nhu cầu và những thói quen mới – từ yêu cầu bắt buộc do dịch COVID-19 đã trở thành cơ hội để các doanh nghiệp bắt kịp đà phát triển của công nghệ. Trong khảo sát của WS và Skift, hơn 87% lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng việc tiếp tục chuyển đổi số mạnh mẽ trong thời kỳ hậu COVID-19 là rất quan trọng. 82% nhóm các doanh nghiệp phụ thuộc vào các dịch vụ trực tiếp tham gia khảo sát cuả Fujitsu khẳng định sẽ chú trọng đầu tư để tự động hóa các quy trình, nếu chia theo các ngành nghề thì tỷ lệ tương ứng là sản xuất: 85%, tài chính: 86%, y tế và giao thông: 80%, bán lẻ: 79%, dịch vụ công: 81%. Theo báo cáo khảo sát “Global digital transformation survey report 2021″ do Fujitsu Future Insights thực hiện với hơn 1.200 doanh nghiệp tại 9 quốc gia, có tới hơn 50% số doanh nghiệp phụ thuộc vào các hoạt động trực tiếp bị giảm doanh thu trong khi 69% doanh nghiệp làm việc trực tuyến ghi nhận doanh thu tăng.
Ngành du lịch và khách sạn, vốn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch cũng chứng kiến làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ. Theo báo cáo Chuyển đổi số trong ngành du lịch 2021 do các hãng du lịch và tư vấn WS và Skift phối hợp thực hiện, có tới 91% các lãnh đạo doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng chuyển đổi số là điều kiện thiết yếu với hoạt động kinh doanh, trong khi 29% cho biết doanh nghiệp của họ đã đón đầu xu hướng và đang cạnh tranh tốt trong thế giới số. Hơn 82% nhóm các doanh nghiệp phụ thuộc vào các dịch vụ trực tiếp đồng ý rằng đại dịch đã tăng tốc độ chuyển đổi số, 72% tin rằng đại dịch khiến khách hàng thích các kênh tiếp xúc, đặt và nhận giao hàng trực tuyến, 83% ghi nhận gia tăng các hoạt động tương tác với khách hàng thông qua web, dịch vụ di động và các dịch vụ số khác.
Các giải pháp số và tự động hóa cũng giúp khắc phục vấn đề đứt gãy chuỗi cung toàn cầu, một trong những hệ lụy nghiêm trọng nhất của đại dịch đến nền kinh tế. Ví dụ, công nghệ dữ liệu thời gian thực có thể sử dụng để phát hiện sớm các vấn đề về chuỗi cung ứng một cách nhanh chóng, dự đoán những gián đoạn trong tương lai và mô phỏng các giải pháp. Dựa trên những công nghệ tiên tiến để cải thiện các chuỗi cung ứng, các công ty không chỉ đảm bảo phục vụ khách hàng, thuê nhân viên mà còn phát triển doanh nghiệp. Đại dịch cũng giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong ngành vận tải, huyết mạch của chuỗi ung ứng toàn cầu. Nhiều công ty khởi nghiệp đã phát triển các nền tảng có thể hợp nhất với các hệ thống quản lý vận tải của khách hàng, từ đó giúp họ dễ dàng sử dụng chúng ở nhà. Xu hướng chuyển đối số còn diễn ra cùng với làn sóng hợp nhất trong lĩnh vực vận tải, đặc biệt là ở Trung Quốc trước sự bùng nổ của hoạt động thương mại điện tử trong thời kỳ COVID-19.
Dự báo về xu hướng chuyển đổi số trong tương lai ngắn hạn, các chuyên gia đều có chung một nhận định dữ liệu sẽ tiếp tục đóng vai trò như một loại “nguyên liệu sáng tạo”. Tiếp đó là mạng 5G sẽ tiếp tục thay đổi cách sống và làm việc của con người, không chỉ ở phương diện kết nối mạng mà đó sẽ là một nền tảng kết nối ở mức sâu hơn, đặt nền móng hình thành cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4, tăng hiệu quả ở mọi ngành nghề, mở ra cánh cửa mới cho các công nghệ đột phá như xe tự hành, các hệ thống quản lý sử dụng năng lượng đô thị hiệu quả và nông nghiệp thông minh… Thứ ba, công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng được dự báo là sẽ tiếp đà phát triển trong những năm gần đây để trở thành một nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Thời gian qua, AI dần đóng vai trò xương sống trong các công nghệ tiên tiến như công nghệ tự động, vạn vật kết nối internet (IoT), phân tích dữ liệu, robot… với những ứng dụng mang tính đột phá đã được công bố, phục vụ các lĩnh vực như vận hành công nghệ thông tin, quản lý, trải nghiệm khách hàng, ra quyết định và dự báo…
Các mô hình kinh doanh trực tuyến giúp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, bất kể không gian thời gian. Các dịch vụ y tế giúp cung cấp dịch vụ tư vấn trực tuyến, không chỉ khắc phục những gián đoạn trong đại dịch mà còn tạo giải pháp cho những người dễ tổn thương ở những nơi xa xôi. Các hình thức thanh toán không tiếp xúc cũng trở nên phổ biến, góp phần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo báo cáo “Thị trường dịch vụ thanh toán quốc tế năm 2021: tỷ lệ tăng trưởng” của Công ty tư vấn Boston Consulting Group (BCG) đưa ra mới đây, doanh thu của thị trường thanh toán trên thế giới vào năm 2030 có thể tăng lên mức 2,9 nghìn tỷ USD, gần gấp đôi so với năm 2020.
Xu hướng làm việc từ xa cũng ngày càng trở nên phổ biến. Chuyên gia phân tích Daniel Newman, cộng tác của tạp chí Forbes, dự báo mô hình làm việc từ xa có thể sẽ còn tiếp tục được vận hành trong tương lai, đặc biệt với sự ra đời và không ngừng cải thiện chất lượng của các ứng dụng làm việc nhóm như Zoom, Microsoft Teams, Webex… Cùng với đó, trong năm qua, các công ty đã đầu tư cho công cụ và công nghệ đảm bảo an ninh cho mô hình này từ đó giúp hiệu quả làm việc không thua kém làm việc trực tiếp.
Tuy nhiên, trong thế giới kết nối trực tuyến, với các công nghệ và ứng dụng cấu thành các hệ sinh thái số còn rất mới mẻ thì cách giám sát và quản lý vận hành cũng là một thách thức lớn. Đó là vấn đề đảm bảo an ninh mạng và đây phải được coi là một phần quan trọng của quá trình chuyển đổi số. Theo Embroker, các vụ tội phạm mạng tăng tới 600% trong đại dịch COVID-19. Các hoạt động tội phạm mạng ước tính gây thiệt hại không dưới 6.000 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu trong năm 2021, từ mức 3.000 tỷ USD năm 2015, và có thể lên đến 10.500 tỷ USD vào năm 2025. Vì vậy, các doanh nghiệp và các tổ chức cần đưa vấn đề an ninh mạng vào các chiến lược chuyển đổi số và đây phải là một phần quan trọng bởi không chỉ ảnh hưởng tới các dữ liệu mật mà còn gây các hậu quả nặng nề về tài chính cũng như tốn kém thời gian khắc phục. Bên cạnh đó, con người cũng cần được nâng cấp kỹ năng hoặc đào tạo lại để chuẩn bị sẵn sàng cho một nền kinh tế chuyển đổi số. Theo khảo sát của chuyên trang công nghệ số CIO, 65% các nhà lãnh đạo công nghệ thừa nhận các thách thức về tuyển dụng, lỗ hổng về kỹ năng, đang làm tổn hại tới ngành này. Đại dịch càng làm nới rộng các lỗ hổng kỹ năng khi các công ty và các lực lượng lao động cần nhanh chóng thích ứng với công việc và vận hành doanh nghiệp từ xa. Xây dựng các cơ sở hạ tầng số ngày nay chính là thúc đẩy chuyển đổi trong tương lai.
Đại dịch COVID-19 chưa từng có tiền lệ lại là “cú hích” để thúc đẩy các nền kinh tế mà ở đó các ngành nghề có thể bám sát và thích ứng với những thay đổi công nghệ nhanh chóng và ngày càng có khả năng chống chọi tốt hơn với các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Khi các nước tìm cách hồi phục kinh tế thì các kế hoạch phục hồi cũng phải đặt trọng tâm vào tạo việc làm, đầu tư cho cơ sở hạ tầng và thúc đẩy sáng tạo công nghệ, lấy tính bền vững làm cốt lõi. Quá trình chuyển đổi số được cho là không có điểm kết và thế giới sẽ thành công nếu các lĩnh vực công và tư đều có thể bắt kịp quá trình này.
Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) ngày 28/9 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2021 từ mức 8,2% xuống mức 7,8%, do tình trạng cắt điện trên toàn quốc đã ảnh hưởng đến hàng triệu hộ gia đình nước này, đồng thời khiến nhiều nhà máy phải tạm dừng sản xuất, trong đó có cả một số nhà cung cấp cho Apple và Tesla.
Công nhân sản xuất tại một phân xưởng của Skyworth ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo Bloomberg Intelligence, ít nhất 17 tỉnh và khu vực - chiếm 66% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc - đã thông báo một số hình thức cắt giảm điện trong những tháng gần đây, chủ yếu nhắm vào các cơ sở sản xuất công nghiệp nặng.
Gần 60% nền kinh tế Trung Quốc sử dụng nhiên liệu từ than, tuy nhiên nguồn cung này bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch COVID-19, cũng như trong bối cảnh chịu áp lực lớn bởi các mục tiêu khí thải trên toàn cầu và tác động từ sự sụt giảm nhập khẩu than trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Australia.
Hồi đầu tháng này, giá than đã đạt mức cao kỷ lục, với những hạn chế đè nặng lên các doanh nghiệp và các hộ gia đình trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm. Cơ quan quản lý Năng lượng quốc gia Trung Quốc cho biết nhu cầu điện của nước này trong nửa đầu năm nay đã vượt mức độ trước đại dịch.
Goldman Sachs là cơ quan tài chính thứ hai đã hạ cấp dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong những ngày gần đây. Ngày 27/9, các nhà phân tích thuộc tập đoàn tài chính Nomura (Nhật Bản) cho biết số các nhà máy buộc phải ngừng hoạt động tại Trung Quốc đã gia tăng đột biến vì hai lý do: để đáp ứng mục tiêu cắt giảm lượng khí thải hoặc do tình trạng thiếu than. Tập đoàn này đã hạ mức dự báo tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc xuống còn 7,7%.
Cảnh giác TV thông minh theo dõi người dùng Smart TV (TV thông minh) có kết nối internet nhưng người dùng vẫn rất ít quan tâm tới tính bảo mật của thiết bị này do suy nghĩ đây chỉ là sản phẩm phục vụ giải trí trong gia đình. Skyworth bán TV trên khắp thế giới Skyworth đổ lỗi cho ứng dụng Skyworth - hãng sản xuất TV lớn thứ 3 tại...