Sống chậm với ngôi chùa dát vàng ở Kyoto
Người ta thường biết nhiều về nước Nhật, Xứ sở Hoa Anh Đào với những đại đô thị sầm uất và cuộc sống công nghiệp trên cả bận rộn và đông đúc.
Điều đó không sai tí nào khi đến với thủ đô Tokyo hơn 37 triệu dân – đô thị đông dân nhất thế giới! – với giá cả sinh hoạt và nhà đất vào loại đắt đỏ nhất địa cầu. Tuy nhiên, nếu bạn trải lòng với các di sản văn hóa thế giới, các đền – chùa cổ kính, thậm chí dát vàng ròng ở cố đô Kyoto, thì cảm xúc của người ta sẽ lập tức trôi theo chiều… ngược lại: cần sống chậm và phải chậm hơn nữa để không phụ lòng miền văn hiến đẹp một cách vương giả này.
Trong khuôn viên “đẹp từng milimet” của Chùa Vàng. Ảnh: D.H
Kyoto bình yên. Những ngôi chùa hơn nghìn năm tuổi, chùa nghìn cổng, rồi chùa dát vàng nguyên chất theo đúng nghĩa đen. Những không gian cổ kính vài trăm con nai nhẩn nha chơi đùa cùng du khách. Người ta, không ai bảo ai, cùng lãng đãng, mơ màng, tự dưng sống đằm lại để thưởng lãm kĩ từng vẻ đẹp vi diệu và các lớp lang văn hóa khả kính của xứ Phù Tang.
Chùa Vàng hay còn gọi là chùa Kinkakuji (ở cố đô Kyoto) được khởi dựng từ thế kỷ 14. Khu vực này, trước là nơi nghỉ của Tướng quân tài ba Yoshimitsu Ashikaga, sau này, như cách nói của người Việt ta, khi tướng quân về với tiên tổ, thì người Nhật đã “hóa gia vi tự”. Biến tòa “nhà” trên thành chùa, cũng là nơi tưởng nhớ công đức của ngài. Câu chuyện về chùa Vàng từng được đưa vào sách giáo khoa giảng rộng khắp như một niềm tự hào lớn của người Nhật, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Câu đầu tiên của nhiều người khi đến đây: “Hóa ra chùa làm bằng vàng nguyên chất thật ư?”. Ảnh: D.H.
Theo tài liệu được dẫn nguồn đáng tin cậy, thì Chùa Vàng có số phận khá long đong.
Trong một cuộc chiến cuối thế kỷ 15, chùa bị đốt cháy và đã được xây lại ngay sau đó. Vách gác hai tầng trên của chùa đều được dát vàng lá rực rỡ, óng ánh khiến bất kỳ ai trông thấy cũng phải sửng sốt. Nhân thế, chùa mới có tên “dân dã” và được gọi rất phố biến: Chùa Vàng Nhật Bản. Người ta thường kinh ngạc về số vàng nguyên chất khổng lồ mà người Nhật đã chịu chơi dát lên ngôi chùa này.
Video đang HOT
Từng chi tiết vì kèo, dui mè, lan can, đèn trang trí, cửa lớn cửa bé, hóa ra đều rát vàng ròng thật sự! Ảnh: D.H.
Đúng là, phải giàu có lắm, có niềm tin tâm linh kính Phật và niềm kiêu hãnh lớn lắm, thì chùa mới “bọc vàng” mênh mông đến như vậy được. Vàng nguyên chất ánh lên rực rỡ, chùa kiêu hãnh soi bóng xuống hồ nước trong vắt với hệ thống cây cảnh, chim chóc được chăm sóc chi li cầu kỳ đến sững sờ. Báo chí viết về cây tùng cổ ở sân chùa, rằng: “cụ” đẹp và quý đến mức người ta định giá nó là nhiều triệu đô la.
Hoa cỏ, non bộ, không gian núi rừng và hồ nước được chăm sóc kỹ càng, bằng niềm tin tâm linh to lớn. Ảnh: D.H.
Vào năm 1950, sự kiện đau lòng và kỳ cục đã xảy ra: tòa Gác Vàng bị một vị sư nổi lửa đốt cháy thành tro. Gã kia, sau đó bèn tự tử nhưng bị nhà bắt giữ, kết án rồi chết rục trong ngục tối. Đến năm 1955, chùa Vàng được tái thiết cẩn thận hơn. Tiếp đó, năm 1987 chùa được dát thêm lớp vàng mới cùng sửa chữa nội thất vô cùng hoành tráng. Tầng đầu tiên được xây dựng với những cột gỗ và tường thạch cao trắng. Tầng hai là được thiết kế làm nơi ở cho các samurai được bao phủ bằng vàng. Tầng ba cũng được trang trí mạ vàng cả bên trong lẫn bên ngoài. Trên nóc chùa là con phượng hoàng cũng bằng vàng đang tung cánh vô cùng sinh động (cũng là biểu tượng của vị tướng quân Yoshimitsu Ashikaga). Trong chùa có tượng Bồ tát, tượng Phật và các vị quan trên Thiên đình.
Con phượng hoàng bằng vàng nguyên khối tung cánh trên nóc chùa. Ảnh: D.H
Sự thơ ngộ của các loài hạc trắng, chim trời, chim nước thơ thẩn đi lại, bay lượn, tung cánh rẽ nước hoặc trầm ngâm như các nhà hiền triết; cảnh núi non trùng điệp và các loại bon-sai kỳ thú trùm phủ quanh không gian cổ kính; dù khi trời trong nắng vàng hay khi mùa đông tuyết rơi man mác, lúc mùa thu lá vàng lá đỏ rơi như khêu lòng hoài nhớ…, thì Chùa Vàng vẫn nườm nượp bước chân người chiêm bái.
Người ta đã “chỉa” các nét triết lý của thiên nhiên vào không gian chùa rất tinh tế. Ảnh: D.H
Đám đông người năm châu bốn bể kia, họ chưa bao giờ ba động được đến các hồ nước, các dãy núi và bạt ngàn cây lá của chốn bồng lai tiên cảnh có chùa rát vàng ròng láp lánh này!
Có người đến vì hiếu kỳ muốn mục sở thị một ngôi chùa to đùng mà rát vàng nguyên chất tất tật cả cột kèo, lan can, đèn hoa trang trí suốt hai tầng với cả con phượng hoàng khổng lồ bằng vàng ròng trên nóc. Nhiều người đến để chiêm ngưỡng các tòa lâu đài của niềm tin tôn giáo, của tình yêu di sản và trân quý các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của người Nhật… Có lẽ, tất cả họ đều sững sờ rồi bái phục một không gian thanh khiết, trứ danh, vàng ròng. Nó tinh tế và xúc cảm đến mức, nó bắt người ta phải sống thật chậm lại, để sửa mình mà cảm nhận được các giá trị kia!
Đông đảo du khách khắp thế giới đến chiêm bái Chùa Vàng. Không gian cổ kính của chùa rất rộng, không chỉ có các tầng “bọc vàng” lóng lánh kia. Ảnh: D.H
Kinkakuji - ngôi chùa thiêng dát vàng ở Nhật Bản
Kinkakuji, còn được biết đến với tên gọi chùa Gác Vàng hay Kim Các Tự, là một trong những điểm tham quan mang tính biểu tượng nhất ở cố đô Kyoto, Nhật Bản.
Kinkakuji được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1397, dùng làm nơi nghỉ ngơi của tướng quân Ashikaga Yoshimitsu, vị tướng quân thứ ba của Mạc phủ Muromachi. Ngôi chùa nằm ở quận Kitayama nhiều đồi núi phía tây bắc Kyoto, giờ đây trở thành điểm tham quan nổi tiếng.
Kinkakuji là một công trình kiến trúc ấn tượng nhìn thẳng ra hồ nước lớn. Đây cũng là tòa nhà duy nhất còn sót lại của nơi nghỉ ngơi cũ của tướng Yoshimitsu. Nơi đây đã bị thiêu rụi nhiều lần trong chiến tranh, cấu trúc hiện đại được xây dựng lại vào năm 1955. Kinkakuji được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1994.
Mỗi tầng của ngôi chùa Gác Vàng mang một kiến trúc khác nhau. Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
Tầng đầu tiên được xây dựng theo phong cách tẩm điện ảo (Shinden) được sử dụng cho các tòa nhà cung điện trong thời kỳ Heian (794-1185). Chùa có các cột gỗ tự nhiên và tường thạch cao trắng tương phản cho các tầng trên mạ vàng.
Mặc dù không thể vào bên trong, du khách có thể nhìn thấy các bức tượng bên trong tầng 1 từ phía bên kia hồ. Sau khi ngắm nhìn Kinkakuji từ bên kia hồ, du khách có thể đi ngang qua khu nhà ở cũ của vị trụ trì (hojo).
Tầng thứ hai được xây dựng theo phong cách Bukke được sử dụng trong các dinh thự của samurai, bên ngoài dát vàng hoàn toàn. Cuối cùng, tầng thứ ba và tầng trên cùng được xây dựng theo kiến trúc của một tòa thiền đường Trung Quốc, mạ vàng từ trong ra ngoài, trên đỉnh có hình chim phượng hoàng bằng vàng.
Kinkakuji đem đến tiếng vang cho nền văn hóa Kitayama xa hoa phát triển trong giới quý tộc giàu có ở Kyoto dưới thời Yoshimitsu. Mỗi tầng đại diện cho một phong cách kiến trúc khác nhau. Kinkakuji là nguồn cảm hứng cho Ginkakuji (Chùa Gác Bạc) được xây dựng bởi cháu trai của tướng Yoshimitsu, Ashikaga Yoshimasa, ở phía bên kia của thành phố vài thập kỷ sau đó.
Sau khi tướng Ashikaga Yoshimitsu qua đời vào năm 1408, nơi đây được đổi thành chùa và thiền viện Phật giáo theo đúng di chúc ông để lại. Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
Con đường đi ngang qua Kinkakuji từ phía sau dẫn qua các khu vườn của ngôi đền vẫn giữ nguyên thiết kế ban đầu từ thời của Yoshimitsu. Các khu vườn còn có một số điểm tham quan khác bao gồm Hồ Anmintaku - tương truyền là nơi không bao giờ khô cạn.
Du khách có thể ghé thăm chùa Gác Vàng bất cứ thời điểm nào trong năm. Đầu xuân, trăm hoa đua nở trong khuôn viên chùa. Hạ sang cây lá xanh tươi. Khi mùa thu đến, từng rặng phong lá đỏ rực khiến ngôi chùa trở nên yên bình và thanh tĩnh. Đến mùa tuyết rơi, ngôi chùa mang sắc vàng chủ đạo càng trở nên nổi bật giữa tuyết trắng xóa.
Độc lạ kiến trúc gỗ không dùng đến đinh trong chùa cổ Nhật Bản Chùa Kiyomizu-dera ở Nhật Bản có phần hiên gỗ bề thế không sử dụng một cây đinh nào, thay vào đó là kỹ thuật khắc gắn phức tạp. Chùa Kiyomizu-dera tên đầy đủ là Otowa-san Kiyomizu-dera (Âm Vũ Sơn Thanh Thuỷ tự), nghĩa là dòng nước thanh khiết bên núi Otowa ở Nhật Bản. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng...