Song ca thầy trò: Giọng hát Việt hay… Diễn viên Việt?
Các màn song ca thầy trò trong đêm chung kết Giọng hát Việt 2015 có thể chia thành hai cách dàn dựng khác nhau. Một bên thiên về hát còn bên kia lại nặng về… diễn.
Hai thái cực trong đêm chung kết
Màn trình diễn của thí sinh và huấn luyện viên (HLV) là phần rất được chờ đợi trong đêm chung kết Giọng hát Việt 2015. Trước đó, thông tin và hình ảnh cập nhật cũng cho thấy các HLV đầu tư không hề nhỏ cho tiết mục cùng “gà cưng” trong đêm thi quyết định người chiến thắng.
Nếu theo dõi đêm thi tối 13/9 sẽ thấy hai thái cực trong cách dàn dựng của 4 HLV với tiết mục song ca này.
Chọn một bản mix nhạc điện tử nhưng Tuấn Hưng và học trò Yến Lê lại không quá đầu tư vào sân khấu biểu diễn mà nhấn nhiều vào khả năng khuấy đảo sân khấu của chính hai thầy trò. Màn trình diễn này chưa thực sự hâm nóng khán giả nhưng ngược lại, người xem vẫn cảm nhận được sự “nhiệt” của thầy trò Tuấn Hưng.
Thầy trò Thu Phương – Hoàng Dũng có màn trình điễn đầy cảm xúc trong đêm chung kết Giọng hát Việt 2015.
Khác với đội Tuấn Hưng, cặp thầy trò Thu Phương – Hoàng Dũng lại cống hiến một liên khúc nhạc trữ tình với chủ đề “Tình ca” rất sâu lắng và đậm đà tinh thần Việt. Điểm mạnh của Hoàng Dũng là quãng giọng và sự truyền cảm nhưng Dũng bị một nhược điểm không hề nhỏ là khuôn mặt gần như không có biểu cảm dù bài hát thuộc thể loại nào. May mắn là sự cộng hưởng của HLV Thu Phương cũng như bản hoà âm tuyệt đẹp đã khiến tiết mục của hai thầy trò chiếm trọn vẹn cảm tình của khán giả.
Ngược với lựa chọn cách dàn dựng thiên về hát của hai HLV trên, Mr. Đàm và Mỹ Tâm lại chọn cách song ca với học trò mang nhiều tính diễn hơn.
Tiết mục “Chuyện tình Cổ Loa” mang đậm phong cách Đàm Vĩnh Hưng với sự đầu tư quá mức vào trang phục, sân khấu biểu diễn. Nhưng câu chuyện tình yêu giữa Mỵ Châu – Tố Ny và Trọng Thuỷ – Đàm Vĩnh Hưng bị đẩy theo hướng kể lể, ướt át thái quá khiến người xem ngán ngẩm.
Cũng đã lâu mới lại thấy Mr. Đàm dụng lại chiêu này và dù thầy trò anh có phát biểu rằng thoả mãn với tiết mục nhưng hiệu ứng có vẻ là khán giả bị “ấn tượng mạnh” với phần biểu diễn hơn là giọng hát của hai thầy trò.
Mỹ Tâm đã có màn thể hiện không tốt khi song ca cùng học trò Đức Phúc.
Tiết mục của Mỹ Tâm lại mang dấu ấn quốc tế với chùm ca khúc của ban nhạc huyền thoại ABBA được dàn dựng theo phong cách nhạc kịch. Quả thực học trò Đức Phúc của nữ HLV đã thể hiện khá tốt vai diễn của mình đặc biệt là về giọng hát. Nhưng bản thân HLV Mỹ Tâm lại hát không tốt, chị mắc lỗi từ kỹ thuật tới phần thể hiện tiếng Anh. Có cảm giác động tác biểu diễn khiến Mỹ Tâm bị xao nhãng phần hát.
Thầy trò song ca để làm gì?
Video đang HOT
Ngoài mục đích đem tới cho khán giả những tiết mục độc đáo trong đêm chung kết, màn song ca của HLV và học trò còn giống như sự bảo lãnh quan trọng nhất của thầy với trò trên sân khấu. Chính vì thế, nếu theo dõi chương trình The Voice trên thế giới sẽ thấy các HLV thường dàn dựng tiết mục này để thí sinh toả sáng hơn là để khán giả tập trung quá nhiều chú ý vào HLV.
Đây là điều mà Thu Phương đã làm được trong tiết mục với Hoàng Dũng. Hoàng Dũng được đo ni đóng giày rất tốt về giọng hát và ca khúc khiến chàng trai thuyết phục được khán giả. Thu Phương cũng rất khéo léo ở vai trò người dẫn dắt các đoạn chuyển trong liên khúc để Hoàng Dũng tránh rủi ro gặp lỗi do non kinh nghiệm sân khấu.
Tuấn Hưng cũng là HLV “tâng” được học trò. Mặc dù tiết mục của hai thầy trò không quá ấn tượng nhưng có thể nhận thấy nam ca sĩ luôn chọn bè phụ cho học trò và những đoạn phiêu, phô diễn giọng hát đều thuộc về Yến Lê.
Cũng trong chương trình The Voice US vòng chung kết năm nay, HLV Pharrell và học trò cưng Sawyer Fredericks đã có màn song ca rất giản dị nhưng được khán giả hết lời khen ngợi. Hai thầy trò ngồi hát ca khúc “Summer breeze” trên một sân khấu được sắp đặt tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi. Khán giả thực sự cảm thấy Sawyer toát lên thần thái của một nghệ sĩ tài năng còn Pharrell càng thuyết phục hơn với hình tượng một người thầy, người bạn tâm giao bên cạnh học trò. Và cuối cùng, Sawyer Fredericks đã trở thành quán quân The Voice 2015.
Cách dàn dựng đề cao yếu tố hát và sự toả sáng của thí sinh trong các tiết mục song ca thầy trò cũng được áp dụng ở The Voice phiên bản Trung Quốc – Giọng hát hay Trung Quốc.
Ở mùa thi năm ngoái của Giọng hát hay Trung Quốc, có thể thấy điều đó thể hiện qua màn trình diễn của các HLV như Uông Phong hay Na Anh. Không quá đầu tư vào dàn dựng sân khấu, nhưng các HLV này lựa chọn ca khúc và “phân vai” thầy trò rất hợp lý khiến thí sinh hát với một tinh thần tự tin và đầy hứng khởi, khán giả hào hứng dù không cần là bài hát quá sôi động.
Từ các phiên bản khác nhìn về màn trình diễn của cặp thầy trò Mỹ Tâm và Mr. Đàm có thể thấy sự chênh lệch khá rõ ràng về ý tưởng và tất nhiên là cả hiệu quả của các màn trình diễn.
Mặc dù Đức Phúc đã hát tốt nhưng sự tốt đó khó mà lý giải bởi nỗ lực của HLV Mỹ Tâm khi chính chị lại hát không tốt và màn nhạc kịch ngắn của hai thầy trò khá rời rạc.
Khán giả đã quen với hình ảnh Đàm Vĩnh Hưng trong hình tượng và trang phục kiểu Trọng Thuỷ của tiết mục Chuyện tình Cổ Loa nhưng Tố Ny lại mất điểm với màn trình diễn “sến sẩm” trên sân khấu trực tiếp.
Kết quả cuối cùng của Giọng hát Việt mùa thứ ba sẽ có vào tuần tới. Dù thế nào đây là sân chơi mang tên Giọng hát Việt chứ không phải… Diễn viên Việt, tiết mục chú trọng âm nhạc vẫn nên được vinh danh.
Theo Zing
The Voice Trung Quốc hơn gì The Voice Việt?
Việt Nam và Trung Quốc là 2 nước châu Á đưa chương trình The Voice về sớm nhất. Nhưng sau mấy mùa lên sóng, có thể thấy sự chênh lệch đáng kể về chất lượng của 2 chương trình.
Tại Việt Nam, The Voice được biết đến với tên gọi Giọng hát Việt. Trong khi đó, ở Trung Quốc phổ biến với tên gọi Giọng hát hay Trung Quốc. Nhưng nếu đặt thử hai phiên bản của lên bàn cân so sánh, có thể nhận ra khá rõ ràng sự thua kém của Giọng hát Việt so với phiên bản Trung Quốc về nhiều mặt.
Quy mô sân khấu, âm thanh
Sự mất điểm đầu tiên của The Voice phiên bản Việt so với phiên bản Trung Quốc nằm ở quy mô sân khấu cũng như chất lượng âm thanh của cuộc thi.
The Voice Trung Quốc là cuộc thi đầu tư chất lượng cả mặt hình ảnh, sân khấu và âm thanh.
Giọng hát hay Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào mặt sân khấu và âm thanh. Dàn nhạc chơi trong chương trình do tổng giám chế mở và kết của sự kiện Olympic Bắc Kinh chỉ đạo thực hiện. Bên cạnh đó sân khấu được thiết kế bằng hệ thống thiết bị âm thanh hiện đại nhằm khai thác triệt để giọng hát của thí sinh. Quanh khu vực dành cho khán giả luôn được trang bị hệ thống 56 loa rời, sân khấu trình diễn được bố trí với 29 loa. Vì lẽ đó, The Voice phiên bản Trung Quốc của Đài Chiết Giang được đánh giá là một trong những chương trình truyền hình thành công nhất của nước này.
Khán giả Việt Nam "khóc thét" vì chất lượng âm thanh quá kém của Giọng hát Việt.
Trái ngược với phiên bản của người láng giềng, trong 3 mùa Giọng hát Việt, khán giả không ngớt lời phàn nàn về chất lượng âm thanh chưa tốt, đặc biệt là khi xem qua sóng truyền hình làm giảm đi rất nhiều độ hấp dẫn.
Ở 2 vòng đầu là Giấu mặt và Đối đầu, yếu tố kỹ thuật có thể được can thiệp ít nhiều qua khâu biên tập trước khi chiếu. Nhưng ở vòng Live show lên sóng trực tiếp, chất lượng âm thanh đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự đánh giá của khán giả truyền hình với các thí sinh.
Câu chuyện chất lượng thí sinh
Chất lượng thí sinh là yếu tố được nhà sản xuất của Giọng hát hay Trung Quốc đặc biệt chú trọng. Ở chính mùa lên sóng thứ tư năm nay, khán giả cũng tỏ ra thích thú hơn khi nhà tổ chức mở rộng việc tuyển chọn thí sinh ra ngoài biên giới Trung Quốc.
Ê-kíp sản xuất đã tới tận các nước châu Âu như Anh, Pháp và Hà Lan để chọn ra những thí sinh tiếm năng nhất.
The Voice phiên bản Trung Quốc thu hút các tài năng âm nhạc bên ngoài lãnh thổ.
Mặc dù tuyển chọn ngoài biên giới, nhưng không có nghĩa Giọng hát hay Trung Quốc đề cao việc thí sinh hát tiếng nước ngoài. Nếu theo dõi mấy mùa lên sóng, sẽ dễ dàng nhận ra tỷ lệ ca khúc tiếng Trung và tiếng nước ngoài chênh lệch rất xa nhau. Một phần vì kho ca khúc tiếng bản địa khá phong phú với một nền nhạc đại chúng phát triển, phần khác, bản thân nhà sản xuất cũng cho biết họ không khuyến khích thí sinh hát tiếng nước ngoài. Trong khi đó, ở phiên bản Việt, số lượng bài hát tiếng Anh rất nhiều. Thí sinh cũng thường hát mang tính "bắt chước" thay vì tạo dấu ấn sáng tạo.
Lương Bác, quán quân The Voice Trung Quốc mùa đầu tiên chứng minh tài năng một phần nhờ giám khảo huấn luyện giỏi.
Khán giả Trung Quốc cũng khá khắt khe với các thí sinh trong chương trình này. Trên một diễn đàn, nhiều khán giả chia sẻ họ không thích những ca sĩ "diễn giỏi hơn hát". Còn ở mùa thứ hai năm 2013, chính HLV Na Anh cũng thẳng thắn tuyên bố chị thất vọng với thí sinh năm đó so với mùa đầu tiên vì nhiều người tỏ ra thiếu chân thật khi bước lên sân khấu.
Trái ngược với phiên bản xứ Trung, chương trình Giọng hát Việt lại thường ưu ái với những thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Thậm chí, dư luận đã quen với việc nhà sản xuất "nhấn nhá" vào góc riêng của thí sinh hơn là năng lực thực sự trong giọng hát của họ.
Danh hiệu quân Giọng hát Việt mùa đầu tiên là thành công kép của cả Hương Tràm lẫn HLV Thu Minh.
Trong những mùa đầu của Giọng hát Việt, sự xuất hiện của một số thí sinh vốn là ca sĩ đã có ít nhiều tên tuổi hoặc đã tham gia một số cuộc thi khác tạo dấu ấn nhất định cho chương trình. Nhưng chỉ rất nhanh, điều đó lại tạo phản ứng ngược khi khán giả không những cảm thấy nhàm chán mà còn cho rằng yếu tố "sắp xếp" càng rõ ràng hơn.
Đậm nhạt vai trò của người ngồi ghế nóng
Bốn huấn luyện viên (HLV) là yếu tố quan trọng tạo nên sức hút trong format của The Voice. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây nằm ở sự chênh lệch về vai trò và cách huấn luyện thí sinh của những người "cầm cân nảy mực".
HLV The Voice Trung Quốc không những được khán giả yêu thích vì độ nổi tiếng mà còn là các giám khảo đầy tâm huyết.
Ở mùa đầu tiên, Thu Minh hay Hồ Ngọc Hà là những HLV được khán giả khen ngợi vì tạo được dấu ấn trong việc đào tạo. Nhưng từ những mùa sau, các HLV có vẻ gây chú ý vì những phát ngôn hoặc ứng xử trên sân khấu hơn là huấn luyện thí sinh. Thậm chí HLV Tuấn Hưng còn chia sẻ rằng học trò trong đội anh chủ động tới mức anh "gần như ngồi chơi". Dư luận không khỏi nghi ngại Giọng hát Việt có phải chỉ là sân khấu để các HLV trưng trổ tài ăn nói của mình?
Chính sự xuất sắc của những HLV đã khiến cho nhiều thí sinh The Voice Trung Quốc vốn mờ nhạt đã dần dần tỏa sáng và đạt được thứ hạng cao trong cuộc thi. Điển hình là quán quân mùa đầu tiên Lương Bác. Không phải thí sinh ấn tượng từ những vòng đầu nhưng càng vào sâu, chàng trai này hát càng thăng hoa. Thành công của Lương Bác được khán giả cũng như giới chuyên môn khẳng định một nửa là nhờ HLV Na Anh. Nữ ca sĩ nổi tiếng đã giúp thí sinh trẻ tuổi tự khai phá bản thân qua từng vòng thi để trở thành người chiến thắng cuối cùng.
Ngôi sao Châu Kiệt Luân được xem là yếu tố để thu hút khán giả nhưng anh vẫn chứng minh được mình là HLV xuất sắc trên ghế nóng năm nay.
Trái ngược với cuộc thi của Trung Quốc, các HLV của Giọng hát Việt được cho là cảm tính hơn và thích khen thí sinh thay vì đưa ra những lời nhận xét hữu ích. Các HLV như Đàm Vĩnh Hưng, Trần Lập thường xuyên sử dụng cụm từ "đi đường dài" trên ghế nóng nhưng lại chưa thực sự tạo được đột phá cho thí sinh của mình. Đặc biệt, những hứa hẹn giúp đỡ thí sinh bên ngoài cuộc thi lại bị tác dụng ngược, khiến một số thí sinh sớm mắc bệnh "ngôi sao".
Theo Zing
Sơn Tùng M-TP ngông trên sóng truyền hình? Màn trình diễn ca khúc "Em của ngày hôm qua" trong đêm chung kết Giọng hát Việt 2015 của Sơn Tùng được đánh giá có cá tính mạnh đến độ... ngông cuồng. Sơn Tùng M-TP là khách mời trong đêm chung kết Giọng hát Việt 2015 vào tối 13/9. Nam ca sĩ trình diễn ca khúc Em của ngày hôm qua, bản hit...