Sóng Biển Đông dội tới bàn nghị sự ASEAN 24

Theo dõi VGT trên

17h15 hôm nay (10/5), chuyến chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN 24 theo lời mời của Tổng thống Myanmar U Thein Sein đã đến sân bay quốc tế Nay Pyi Taw.

Cùng đi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Phạm Quang Vinh; Trợ lý Thủ tướng Bùi Quốc Bảo; Phó Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Nguyễn Vũ Tú; Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN Vũ Đăng Dũng.

Sóng Biển Đông dội tới bàn nghị sự ASEAN 24 - Hình 1

Quang cảnh Lễ đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại sân bay Nay Pyi Taw. Ảnh: Đức Tám

Ngay sau khi đáp xuống sân bay và được tiếp đón bởi Bộ trưởng Bộ Y tế Myanmar, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cùng đoàn đại biểu Việt Nam về nơi ở cách Trung tâm Hội nghị Quốc tế Nay Pyi Taw vài phút đi ôtô để chuẩn bị cho chương trình Hội nghị ngày mai.

Trước Hội nghị Cấp cao đã có các Hội nghị của các Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế và cuộc họp quan chức cao cấp (SOM).

Với chủ đề “Đoàn kết hướng tới một cộng đồng hòa bình và thịnh vượng”, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 sẽ tập trung bàn về tình hình triển khai Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển của cộng đồng sau năm 2015, quan hệ đối ngoại của cộng đồng cũng như trao đổi các vấn đề khu vực và quốc tế quan tâm.

Các hoạt động chính của Hội nghị sẽ diễn ra vào ngày 11/5 gồm: Lễ khai mạc, phiên toàn thể, phiên họp hẹp, phiên họp giữa lãnh đạo cấp cao ASEAN với đại diện Đại hội đồng Nghị viện ASEAN (AIPA), Thanh niên và Xã hội dân sự và phiên bế mạc.

Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị với phương châm tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong tham gia hợp tác ASEAN, cùng với các nước thành viên tiếp tục củng cố đoàn kết và vai trò chủ đạo của ASEAN đối với các vấn đề chiến lược liên quan đến hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác trong khu vực, thúc đẩy thực hiện có chất lượng lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN, cũng như xác định hướng phát triển của ASEAN sau năm 2015, duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình khu vực; đồng thời khẳng định vai trò và vị thế của Việt Nam trong ASEAN.

Hội nghị cấp cao ASEAN 24 diễn ra trong bối cảnh tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, với việc Trung Quốc tiếp tục khẳng định và triển khai yêu sách “đường lưỡi bò” như công bố “Biện pháp thực thi Luật ngư nghiệp Trung Quốc” của tỉnh Hải Nam, tổ chức tập trận tại Biển Đông và nhức nhối nhất là việc ngang nhiên đặt giàn khoan thăm dò dầu khí tại vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận trong nước và quốc tế trong nhiều ngày vừa qua.

Lướt qua các tờ báo lớn của Myanmar trong hôm nay và hôm qua, PV Dân trí ghi nhận sự quan tâm đặc biệt của nước chủ nhà Hội nghị ASEAN 24 về tình hình Biển Đông, đặc biệt là hành động đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Video đang HOT

Tờ New Light of Myanmar dẫn lời Vụ trưởng Vụ ASEAN của Bộ Ngoại giao Myanmar Aung Lin cho rằng Biển Đông sẽ là một trong những vấn đề khu vực mà Hội nghị sẽ thảo luận.

Tờ Myanmar Times cũng bình luận, ngoài các vấn đề chung của khối ASEAN, Hội nghị sẽ “chạm” vào vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, coi đó như một “chủ đề được quan tâm cao độ”.

“Đối với những vấn đề như Biển Đông, Myanmar sẽ không tệ như những gì chúng ta được chứng kiến năm 2012″, tờ báo này nói, ý nhắc tới việc ASEAN đã không thể ra được tuyên bố chung tại Hội nghị cấp cao năm 2012 vì sự can thiệp của Trung Quốc.

Năm 2014, Myanmar lần đầu tiên đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN kể từ khi gia nhập Hiệp hội vào năm 1997.

Theo Dantri

Giàn khoan HD 981 nằm trong âm mưu nào của Trung Quốc?

Giới phân tích cho rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam là nhằm "tạo sự cố chủ quyền", một phần của chiến lược rộng lớn hơn để tiến tới chứng tỏ Bắc Kinh đã kiểm soát được cái gọi là "đường lưỡi bò" nói riêng và các vùng mà nước này tranh chủ quyền với các nước khác nói chung.

Giàn khoan HD 981 nằm trong âm mưu nào của Trung Quốc? - Hình 1

Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam

Trung Quốc tạo "sự cố chủ quyền"

Động thái ngang ngược của Bắc Kinh, đưa giàn khoan nước sâu trị giá 1 tỷ USD HD 981 cùng khoảng 80 tàu hộ tống vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, diễn ra chỉ 6 ngày sau chuyến công du của Tổng thống Mỹ Obama tới khu vực và ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào cuối tuần này.

Động thái của Bắc Kinh cũng diễn ra vào thời điểm căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông tăng cao. Manila đã yêu cầu một tòa án trọng tài của Liên hợp quốc ra phán quyết về tính bất hợp pháp của tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông. Manila cũng vừa bắt giữ một tàu của ngư dân Trung Quốc, vì vi phạm luật đánh bắt, bất chấp phản đối của Bắc Kinh. Về vụ kiện của Philippines, Bắc Kinh không chấp nhận đưa vấn đề ra tòa và từ trước tới nay nước này luôn muốn đàm phán vấn đề tranh chấp lãnh thổ trực tiếp song phương với các nước láng giềng nhỏ hơn và yếu hơn, mà theo giới phân tích là để dễ bề giành thế thượng phong.

Giới chuyên gia cũng nhận định, hoạt động khoan dầu của tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc CNOOC là một phần trong chương trình khai thác dầu dài hạn của cơ quan này. Tuy nhiên năng lượng chỉ là quan tâm thứ yếu của Bắc Kinh. Điều chủ yếu là Trung Quốc muốn chứng tỏ cái gọi là "sự cố chủ quyền", một phần của chiến lược rộng lớn hơn để tiến tới khẳng định Bắc Kinh đã kiểm soát được Biển Đông nói riêng và các vùng mà nước này tranh chủ quyền với các nước khác nói chung.

"Tôi cho rằng chính phủ Trung Quốc đang cố gắng xác lập tuyên bố chủ quyền của họ đối với Biển Đông và cả đối với quần đảo trên Hoa Đông, để giữ cho những tuyên bố đó được "sống"", Barry Sautman, chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST) cho hay.

"Theo luật quốc tế...tất cả các nước có tranh chấp lãnh thổ phải định kỳ làm điều gì đó nhằm chứng tỏ họ có lợi ích thiết thực trong vùng lãnh thổ họ đang tuyên bố chủ quyền", ông giải thích. "Dĩ nhiên, động thái đưa giàn khoan có lợi ích về chính trị đối với Trung Quốc hay không lại là chuyện khác", ông nói.

Bắc Kinh đã ngang ngược bảo vệ cho hành động của mình trên thềm lục địa của Việt Nam là "hoàn toàn hợp lý, đúng luật và chính đáng", với giải thích họ khoan ở vị trí gần Hoàng Sa, quần đảo mà họ tuyên bố chủ quyền. Song trên thực tế, Hoàng Sa là do Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam trong cuộc chiến nhiều máu đổ vào năm 1974.

Trung Quốc "mắc kẹt giữa chính trị và luật pháp"

Trung Quốc đã cho tàu hộ tống giàn khoan HD 981 dùng vòi rồng và liên tục đâm vào tàu của lực lượng kiểm ngư Việt Nam suốt từ ngày 3/5 vừa qua, khiến 6 người thuộc lực lượng kiểm ngư của Việt Nam bị thương.

Vụ việc chỉ là một trong rất nhiều vụ đụng độ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng châu Á, bao gồm cả với Nhật trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông. Theo Sautman, với Senkaku/Điếu Ngư, Nhật đã chỉ ra rằng cho tới tận những năm 1970, "có một khoảng thời gian dài Trung Quốc không có bất kỳ quan tâm nào" tới quần đảo và Bắc Kinh luôn muốn né tránh thực tế đó.

"Tôi nghĩ Trung Quốc đã bị mắc kẹt giữa những yêu cầu về chính trị và yêu cầu của luật pháp", Sautman nhận định.

Còn theo giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam và giáo sư tại Học việc Quốc phòng Úc, thời điểm Bắc Kinh đưa giàn khoan vào thềm lục địa của Việt Nam "cũng làm dấy lên nghi ngờ, đây là hành động ăn miếng trả miếng" đối với chuyến công du của Obama tới các nước đồng minh Nhật, Hàn, Philipines vào tháng trước.

Nhưng chính hành động đơn phương mới nhất của Trung Quốc, tương tự như tuyên bố lập "vùng nhận dạng phòng không" trên Hoa Đông hồi tháng 11 năm ngoái, minh chứng cho cáo buộc của Washington rằng Trung Quốc đang thực hiện những bước đi "khiêu khích" trong khu vực.

"Nếu tôi là người Mỹ, tôi sẽ nói: "Cảm ơn", bởi hành động của Trung Quốc chỉ làm cho mọi người càng nhận thấy Trung Quốc đang ngày một hiếu chiến", David Zweig, giám đốc Trung tâm Quan hệ xuyên quốc gia của Trung Quốc tại HKUST cho hay.

"Rõ ràng là, có căng thẳng trên khắp khu vực này và căng thẳng không hề xảy ra trước khi Trung Quốc mạnh lên", ông cho biết thêm.

Hành động "bất ngờ, khiêu khích và phi pháp"

Theo giáo sư Thayer, dù sao động thái mới nhất của Bắc Kinh cũng khá bất ngờ, bởi nó "là sự quay ngoắt trên con đường quan hệ song phương" giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Ông nhận định mối quan hệ Việt-Trung trong những tháng vừa qua đang ở thời điểm tốt đẹp, sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Hà Nội vào tháng 10 năm ngoái và cam kết cả hai nước sẽ thúc đẩy thương mại hai chiều lên 60 tỷ USD vào năm 2015.

Tuyên bố hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc được đưa ra "bất ngờ" và mang tính "khiêu khích, thậm chí là bất hợp pháp", ông Thayer nhận định.

Còn theo Li Mingjiang, chuyên gia về an ninh Đông Á và phó giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore cho biết, thông báo đặt hạ giàn khoan công khai của Trung Quốc cho thấy ban lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, "có khuynh hướng sử dụng cách tiếp cận mạnh tay hơn" các thế hệ trước.

Nhưng ông cũng nhấn mạnh, phản ứng mạnh mẽ của Hà Nội cũng chứng tỏ thái độ của khu vực với Trung Quốc cũng "đang cứng rắn lên" - điều mà Bắc Kinh có vẻ như không lường trước được.

"Có vẻ Trung Quốc đã không nghĩ là Việt Nam sẽ đưa các tàu tới để buộc Trung Quốc đưa giàn khoan ra" khỏi thềm lục địa của Việt Nam, ông Li nhận xét. Điều này cũng được thể hiện trong cuộc họp báo vào ngày 8/5 của Trung Quốc, một ngày sau khi Hà Nội tổ chức họp báo quốc tế về vụ giàn khoan Trung Quốc. Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Yi Xianliang, Phó cục trưởng Cục biên giới và đại dương, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã cho biết Trung Quốc "kinh ngạc và sốc" trước phản ứng của phía Việt Nam.

Theo ông Li, Hà Nội nên tránh gửi tín hiệu "cam chịu" tới Bắc Kinh. "Về cơ bản, tôi cho rằng Việt Nam không thể không phản ứng mạnh mẽ được", ông nói.

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024

Tin đang nóng

Vừa hết Miss Universe, Hoa hậu Kỳ Duyên lại phát ngôn gây tranh cãi
16:51:50 19/11/2024
Xót xa cảnh cậu bé 7 tuổi xin ký tên để chị gái được làm phẫu thuật: Ông bà mất rồi, cháu có thể ký thay
16:44:39 19/11/2024
Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy
19:38:45 19/11/2024
Màn khoá môi của Lê Dương Bảo Lâm và Lê Giang khiến MXH chấn động
22:46:33 19/11/2024
Sốc trước tin Triệu Vy đang đối mặt với 400 vụ kiện vì 1 trọng tội
16:48:51 19/11/2024
Lộ dung mạo chồng kém 6 tuổi của Thái Trinh, bật mí 1 chi tiết khủng trong lễ cưới
16:56:15 19/11/2024
Lương Bằng Quang rao bán nhà vì kẹt tiền
19:42:30 19/11/2024
Nghi vấn chồng sát hại vợ rồi tự sát
18:54:26 19/11/2024

Tin mới nhất

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu

12:58:53 18/11/2024
Hơn 38.800m2 đất cuối cùng của Bãi Sau đang được TP Vũng Tàu cưỡng chế thu hồi để thực hiện dự án chỉnh trang.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ

10:58:59 18/11/2024
Đến 4 giờ ngày 19-11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20 km/giờ, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 370 km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc bạn gái người mẫu của sao Liverpool Alexander-Arnold

Sao thể thao

22:54:04 19/11/2024
Hơn hai tháng sau khi chia tay nữ diễn viên kiêm người mẫu Iris Law, Trent Alexander-Arnold có bạn gái mới là người mẫu Estelle Behnke.

Mỹ nam cổ trang Việt gây choáng vì "lật mặt" quá đỉnh, thoại đúng 4 chữ mà hút cả triệu view

Phim việt

22:43:19 19/11/2024
Hiện tại, diễn xuất của Bạch Công Khanh trong cả bộ phim nói chung và phân cảnh này nói riêng đang nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả.

Nguồn gốc giấy đăng ký kết hôn có chữ ký của Hoa hậu Thanh Thuỷ

Sao việt

22:38:07 19/11/2024
Theo đó, tờ giấy đăng ký kết hôn này đã được fan mang đến sân bay cho Thanh Thuỷ ký trong ngày tiễn cô lên đường chinh chiến.

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Quang Linh Vlogs tới ủng hộ Thuỳ Tiên, Quế Anh - Tiểu Vy khoe sắc sáng bừng khung hình

Hậu trường phim

22:17:19 19/11/2024
Tối nay ngày 19/11, buổi công chiếu Linh Miêu: Quỷ Nhập Tràng đã chính thức diễn ra, chứng kiến màn đổ bộ của hàng loạt gương mặt hot nhất làng giải trí Việt

Lũ trên 4m nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà tại Philippines

Thế giới

22:09:57 19/11/2024
Nhà chức trách tỉnh Ian, ông Valdepenas xác nhận nước lũ cao hơn 4m tại một số điểm ở địa phương này với nhiều nhà cửa, đèn đường và cây cối chìm trong biển nước mênh mông ở thành phố Tuguegarao thuộc tỉnh Cagayan.

5 lý do nên gội đầu bằng nước lá ổi

Làm đẹp

21:04:17 19/11/2024
Là một kho chứa phong phú các flavonoid bao gồm quercetin và các chất chống oxy hóa như vitamin C được biết đến với tác dụng tích cực đối với sức khỏe của tóc. Flavonoid có trong nước lá ổi sẽ bảo tồn và hồi phục độ bóng cho tóc.

Những thông điệp đắt giá từ 'Đôi bạn học yêu': Bộ phim chữa lành nhất tháng 11

Phim châu á

20:57:47 19/11/2024
Đôi bạn học yêu được mệnh danh là một liều thuốc chữa lành cho khán giả tại rạp chiếu tháng 11 bởi câu chuyện tình yêu, tình bạn, tuổi trẻ đầy những hoài niệm và thông điệp ý nghĩa.

Bị đuổi việc vì ngủ gật trong giờ làm, một giám đốc khởi kiện công ty: Tòa án ra phán quyết bất ngờ, tiền bồi thường lên đến 1 tỷ

Netizen

20:55:12 19/11/2024
Sau quyết định bị sa thải đầy chóng vánh, người đàn ông Trung Quốc quyết định khởi kiện công ty mà mình đã cống hiến suốt 20 năm.

Chuyển Công an điều tra dấu hiệu trốn thuế tại một tập đoàn năng lượng mặt trời

Pháp luật

20:54:48 19/11/2024
Ngày 19/11, ông Bùi Văn Chuẩn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa chuyển thông tin Công ty CP Ea Súp 3 sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk để điều tra làm rõ dấu hiệu trốn thuế.

Thanh Hằng mặc váy nặng 20kg, Khả Ngân diện đồ đen huyền bí ở sự kiện

Phong cách sao

20:41:08 19/11/2024
Siêu mẫu Thanh Hằng diện đầm nặng 20kg, diễn viên Khả Ngân, Hồng Diễm, Lương Thanh cùng mặc đồ đen... trong show thời trang tối 17/11.

Loạt bằng chứng cho thấy em út BTS chính là "bạn trai độc hại" bị Rosé đề cập trong album mới?

Nhạc quốc tế

20:36:03 19/11/2024
Dù phải đến 6/12 album đầu tay Rosie của giọng ca chính BLACKPINK mới chính thức trình làng , nhưng những ngày gần đây các bài hát trong album đã ngập tràn các nền tảng.