Sông Bến Hải “dậy sóng” trong ngày hội thống nhất
Sáng 30/4, nhân kỷ niệm 39 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, tỉnh Quảng Trị đã đón nhận bằng Di tích lịch sử đặc biệt quốc gia đối với Khu di tích Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải và Thành Cổ Quảng Trị.
Lễ hội thống nhất non sông
Đúng 8h, tại Khu di tích đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, Lễ hội Thống nhất non sông với nghi lễ Thượng cờ tại kỳ đài Hiền Lương, được tổ chức trang trọng trong khí thế đất nước tưng bừng kỷ niệm 39 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2014).
Từ sáng sớm, từng dòng người trên khắp mọi miền nô nức trở về khu di tích lịch sử đôi bờ Hiền Lương để chứng kiến buổi lễ Thượng cờ. Đây là dịp để tôn vinh những chiến công bất tử, những hy sinh của nhân dân hai miền Nam – Bắc trong công cuộc thống nhất, độc lập tự do cả dân tộc, thực hiện di huấn thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
Lễ thượng cờ diễn ra trang nghiêm, xúc động
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lá cờ trên đỉnh cột cờ Hiền Lương là niềm kiêu hãnh, niềm tin, ý chí, khát vọng và là sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
Cây cầu Hiền Lương dài hơn 100m, nhưng nhân dân 2 miền Nam – Bắc đã phải thực hiện cuộc trường chinh trong suốt 21 năm gian khổ để đất nước có một Ngày hội Thống nhất non sông. Cây cầu nhỏ bé này đã là chứng nhân cho cuộc đấu tranh lâu dài, khốc liệt và oai hùng của toàn dân tộc ta, thể hiện ý chí, khát vọng và niềm tin vào ngày toàn thắng.
Đặc biệt, dịp này, tỉnh Quảng Trị đón nhận bằng Di tích lịch sử Đặc biệt quốc gia cho Khu di tích Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải và Thành Cổ Quảng Trị.
Tỉnh Quảng Trị đón nhận bằng Di tích lịch sử Đặc biệt quốc gia cho Khu di tích Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải và Thành Cổ Quảng Trị
Thay mặt chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị, ông Nguyễn Đức Cường cảm ơn sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã giành tình cảm sâu nặng với Quảng Trị, mảnh đất chịu nhiều đau thương trong chiến tranh. Qua đây, tỉnh Quảng Trị mong muốn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư, tôn tạo, bảo tồn các di tích trên địa bàn để xứng đáng với tầm vóc của mảnh đất anh hùng và sự hy sinh to lớn của đồng bào, đồng chí đã ngã xuống, để Quảng Trị mãi là điểm tham quan, tri ân những người đã không tiếc máu xương cho nền hòa bình hôm nay.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: “Trong chiến tranh mảnh đất Quảng Trị đã chịu nhiều đau thương mất mát. Tuy nhiên, Đảng bộ, quân và dân Quảng Trị đã kiên cường, bất khuất, vượt lên chia cắt đau thương, đạn bom hủy diệt, một tấc không đi, một ly không rời để viết nên bản hùng ca thành đồng Tổ quốc trên vĩ tuyến 17 với Vĩnh Linh lũy thép anh hùng, lập nên nhiều chiến công; tiêu biểu là chiến thắng Đường 9, Khe Sanh rực lửa và Thành Cổ – Quảng Trị – biểu tượng chói ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Ông Đinh Thế Huynh mong muốn Quảng Trị sẽ tiếp tục phát huy tiềm năng đạt được trong quá trình xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp
Hy vọng với những thành tích đã đạt được, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh vốn có, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Video đang HOT
Rất đông cán bộ, nhân dân nô nức về dự lễ hội Thống nhất non sông.
Sông Bến Hải “dậy sóng”
Cùng ngày trên sông Bến Hải cũng diễn ra hội đua thuyền truyền thống. Tham gia Lễ hội đua thuyền gồm có 12 đội đến từ 9 đơn vị trong toàn tỉnh, các đội tranh tài ở 5 nội dung: bơi nam, nữ, kết hợp nam – nữ, cùng với 179 vận động viên.
Đây là hội bơi truyền thống được tổ chức hàng năm, mừng kỷ niệm ngày đất nước thống nhất
Ngay sau lễ thượng cờ và đón nhận bằng Di tích lịch sử Quốc gia, hàng ngàn khán giả đã tập trung về Đôi bờ Hiền Lương – sông Bến Hải để cổ vũ cho các đội bơi.
Cầu Hiền Lương – sông Bến Hải trong thời bình đã có bao sự đổi thay và là điểm tham quan của du khách thập phương
Trong tiếng reo hò, cổ vũ sôi nổi của khán giả, các đội bơi thi tài tranh nhau từng giây phút về đích khiến cho dòng sông lịch sử thêm “dậy sóng”.
Trong chiến tranh, cầu Hiền Lương – sông Bến Hải phải oằn mình làm ranh giới chia cắt đất nước tạm thời. Đã có biết bao người con đất Việt đã anh dũng hy sinh trên tuyến sông này để đất nước được hòa bình, tự do. Phải đợi đến 21 năm sau, đất nước mới được thống nhất hoàn toàn, giang sơn thu về một mối.
Thời kỳ hòa bình, nhân dân vùng giới tuyến đã bắt tay vào xây dựng đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh. Và, lễ hội đua thuyền là một hoạt động thể thao sôi nổi mừng chiến thắng. Bên cạnh đó, lễ hội còn mang ý nghĩa ca ngợi niềm tin và sức mạnh của nhân dân vùng tuyến lửa.
Kết thúc giải bơi, Ban tổ chức đã trao giải cho những đội tham gia. Giải Nhất đồng đội nam thuộc về huyện Triệu Phong, giải Nhì dành cho huyện Vĩnh Linh, giải Ba thuộc về đội Đông Hà. Về giải Nhất đồng đội nữ được trao cho huyện Triệu Phong, giải Nhì thuộc đội Hải Lăng, giải Ba thuộc về đội Vĩnh Linh. Giải Nhất toàn đoàn được trao cho đội Triệu Phong, Nhì thuộc về đội Vĩnh Linh, giải Ba thuộc về đội Cam Lộ.
Đưa thuyền bơi về bến
Chuẩn bị xuất phát…
Giây phút tăng tốc…
Nỗ lực về đích
Các đội bơi kình địch nhau từng khoảng cách.
Theo Dantri
Cô gái từ chối học tiến sĩ trời Tây bởi tình yêu với... mắm
Cái tên "Hằng mắm ruốc" đã khá quen thuộc trên Facebook kể từ khi một số bài báo viết về chị. Thế nhưng, có bỏ ra một ngày theo chân của chị mới thấy hết được tình yêu, lý tưởng và cả trái tim đầy nhiệt huyết của cô gái Quảng Trị này.
Đào Thị Hằng là chị cả trong một gia đình nghèo có sáu chị em ở thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Gia đình chị từng làm nghề chài lưới trên sông Thạch Hãn, những mớ cá, mớ tôm của dòng sông này đã nuôi sống cả nhà.
Những ngày làm được nhiều tôm cá, mẹ chị phơi khô, làm mắm, rồi hì hụi lọc nước mắm dự trữ cho những ngày đông. Những kinh nghiệm được bà ngoại truyền lại, cộng thêm những bí quyết đã học được khi về làm dâu quê chồng, mẻ mắm mẹ chị làm luôn thơm ngon.
Hằng tươi tắn trong ngày nhận bằng tốt nghiệp thạc sĩ
Hằng kể bằng giọng hồn nhiên : "Mỗi khi đi học về, nghe mùi mắm trong nhà của mẹ xộc ra là thấy đói cồn cào. Bữa cơm toàn mắm là mắm nhưng mấy chị em ăn ngon lành, lúc nào cũng ăn hết cả phần cơm cháy, cậu em trai còn tráng xoong bằng một muỗng nước mắm rồi cho vào miệng nom còn thòm thèm. Sáu chị em mình đã lớn lên bằng các thức mắm của mẹ như vậy đó".
Một điều đặc biệt, mặc dù hoàn cảnh khó khăn nhưng ba mẹ Hằng vẫn cưu mang một người cháu ruột mồ côi từ nhỏ, năm nay lên lớp 12. Cảm nhận được tấm lòng của ba mẹ, Hằng luôn đặt chữ tâm lên đầu trong bất cứ công việc gì...
Chị kể, thuở cơ hàn, nhà chị nghèo đến nỗi chẳng có khoản tiết kiệm hoặc tài sản nào trị giá đến 500.000 đồng, là chi phí tối thiểu sinh hoạt phí một tháng học đại học lúc bấy giờ. Trong tâm trí chị lúc đó, tốt nghiệp cấp 3 xong sẽ đi học nghề cắt tóc, thợ may hoặc đi làm lò gạch kiếm sống.
Mẹ chị đã động viên chị đi thi đại học để có một tương lai tươi sáng hơn. Năm đầu tiên, thi rớt, chị đi làm lò gạch gần nhà để kiếm thêm tiền phụ giúp ba mẹ. Mùa hè miền Trung, nhất là cái nóng khắc nghiệt hanh khô của cơn gió Lào quật ngã cả sức vóc của đàn ông huống gì thân con gái như chị. Hằng tự hỏi bản thân "Có phải đây là tương lai của mình không Hằng?". Và chị nghỉ làm, quyết tâm ôn thi đại học lần hai.
Bộ áo dài chị luôn mang theo trong những năm xa nhà
Năm đó, chị thi đậu thủ khoa của trường Đại học Nông lâm Huế với số điểm 26, may mắn nhận học bổng Tiếp sức đến trường và Học bổng thủ khoa của Nhật. Vào đại học, thành tích học tập của chị luôn đứng đầu lớp, chị là lớp trưởng được bạn bè, thầy cô yêu quý, là sinh viên xuất sắc của trường.
Bên cạnh đó, Hằng tích cực tham gia nhiều hoạt động tình nguyện hè, tiếp sức mùa thi. Chị cho biết, chính những hoạt động này đã giúp hồ sơ của chị nổi bật rất nhiều trong quá trình xin học bổng du học sau này.
Với sự nỗ lực không ngừng, vượt qua 1.000 hồ sơ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chị đã trở thành một trong 20 sinh viên Việt Nam xuất sắc nhận học bổng Năng lực lãnh đạo trị giá 112.000 USD của bộ Ngoại giao Australia.
Hoàn thành tấm bằng thạc sĩ chuyên ngành "Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững" tại Đại học Adelaide, Hằng tiếp tục nhận học bổng tiến sĩ nhưng chị đã từ chối để trở về quê hương, "đi theo mùi mắm" - như cách nói của chị.
Lòng nhân ái chính là động lực
Trước khi sang Úc học, Hằng làm cho một dự án hỗ trợ người dân tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Đây là một dự án được tài trợ bởi chính phủ Phần Lan, thí điểm trên ba xã, xã Triệu Vân, xã Triệu Giang (huyện Triệu Phong) và xã Hải Quế (huyện Hải Lăng), tỉnh Quảng Trị.
Trong khoảng thời gian làm việc ở đây, chị phụ trách mảng nghiên cứu, thu thập các kiến thức bản địa của người dân về việc sản xuất trong điều kiện nhiễm mặn, hạn hán và cải tạo đất cát.
Nụ cười lạc quan luôn thường trực trong chặng đường của cô gái 28 tuổi này.
Những buổi làm việc trực tiếp với người dân, chị thường chọn ở lại qua đêm trong những gia đình phụ nữ đơn thân. Bên bữa cơm đạm bạc, dưới chái bếp cũ kỹ, nghe những người phụ nữ này tâm sự, giọt nước mắt tủi hờn trong câu chuyện của họ đã làm chị đau đáu suy nghĩ, phải làm gì đó để giúp họ.
Không chồng, họ vừa làm mẹ, vừa làm cha, vất vả nuôi con khôn lớn, chị hiểu "nếu một gia đình có vợ chồng ở vùng quê nghèo này nuôi con cực một, thì phụ nữ đơn thân nuôi con phải cực gấp năm lần". Chính sự đồng cảm với hoàn cảnh người phụ nữ đơn thân và mong muốn giúp họ có cuộc sống tốt hơn là động lực cho sự chọn lựa của chị.
Bên cạnh đó, chị đã có lần trò chuyện với ông Dương Quang Thiện - là người đã cấp hơn 2.000 học bổng cho sinh viên nghèo, trong đó có Hằng. Ông từng du học ngành Khoa học máy tính ở Pháp, làm việc cho IBM, nhưng ông cùng vợ Tây quyết định về nước năm 1965 và đặt nền móng cho ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam, chỉ đơn giản là "Việt Nam cần tôi hơn là các nước phát triển".
Ông Thiện đã trao đổi với Hằng về mong muốn khôi phục lại nghề mắm truyền thống của quê hương. Vốn có tình yêu đặc biệt dành cho mắm, Hằng thích ý tưởng này và quyết định về nước bắt đầu dự án từ chính số tiền tiết kiệm trong hai năm học ở Úc.
Biết rằng, con đường phía trước sẽ lắm gian nan nhưng cô gái giàu nghị lực, và quyết tâm này luôn tâm niệm rằng, nơi nào có ý chí, nơi ấy nhất định có con đường...
(Còn tiếp)
Theo Dantri
Hai xe máy tông nhau, hai người tử vong Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy, vừa xảy ra tối qua (24/4), tại địa bàn xã Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, khiến 2 người tử vong, 2 người còn lại bị thương. Vào thời điểm trên, Lý Công Tuấn (SN 1979, trú tại thôn Trung Phước, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa), điều khiển xe...