Sống bất an trong những căn nhà chờ sập
Hơn 20 năm qua, 32 hộ dân tại tổ 15, thôn 3, xã Thiện Hưng, H.Bù Đốp ( Bình Phước) phải chịu cảnh sống thấp thỏm trong những căn nhà sập xệ, dột nát và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Bà Phan Thị Thủy lo lắng căn nhà dột nát có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào – Ảnh: B.L
Theo phản ánh của các hộ dân, trong các năm 1988 – 1990, UBND xã Thiện Hưng cấp đất trong khu vực quân sự cho 3 hộ dân gồm: ông Lâm Tấn Ngộ, Nguyễn Đình Phước, Nguyễn Văn Bình với diện tích khoảng 6.000 m2. Từ đó đến nay, 3 hộ này đã sang nhượng cho khoảng 32 hộ khác xây cất nhà để ở. Năm 1996, chính quyền địa phương có thông báo khu vực này được quy hoạch đất quốc phòng, đồng thời yêu cầu các hộ dân tại đây phải di dời chỗ ở, trả lại đất cho quân đội. Từ đó đến nay, người dân gửi đơn khiếu nại khắp nơi nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Bà Phan Thị Thủy (69 tuổi) nói: “Gia đình tôi sống ở đây từ năm 1990. Căn nhà nhỏ làm bằng gỗ, trải qua mấy chục năm đến nay ọp ẹp, xuống cấp. Đất không được cấp giấy, nhà không được xây dựng, sống cứ nơm nớp lo sợ nhà bị sập mà không biết tính sao”. Ông Võ Quý (44 tuổi) bức xúc cho hay vợ chồng ông ở đây từ lúc còn trẻ, nay con cái lập gia đình sinh con rồi vẫn phải ở trong căn nhà sập xệ. “Sửa chữa thì họ đòi giấy phép xây dựng, mà đất như vậy làm sao có giấy”, ông Quý ngao ngán.
Ông Nguyễn Văn Giàu (người đại diện cho 32 hộ dân tổ 15) bức xúc: “Mấy chục năm chúng tôi đi khiếu kiện khắp nơi. Cơ quan chức năng cứ đẩy tới đẩy lui hoài mà không thấy giải quyết gì cả. Bây giờ bà con muốn biết chính quyền sẽ cho người dân ở lại hay giải tỏa trả đất cho quốc phòng. Nếu cho ở lại thì cấp giấy tờ, còn giải tỏa thì hỗ trợ, đền bù cho chúng tôi. Chứ cứ sống thấp thỏm trong những căn nhà chờ sập thế này thì bất an lắm”.
Video đang HOT
Chưa có kinh phí giải tỏa
Quyết định 598/QĐ-UB ngày 12.4.2002 của UBND tỉnh Bình Phước cho biết năm 1995, UBND tỉnh Sông Bé (cũ) thuận quy hoạch đất quốc phòng tại khu vực đồi chi khu Bù Đốp. Vị trí khu quân sự này đã được Quân khu 7 tổng hợp báo cáo lên Bộ Quốc phòng. Đây là vị trí hạng mục công trình quân sự “SBI”, là hướng tác chiến chính của khu vực quân sự. Năm 1996, UBND xã Thiện Hưng ra thông báo giải tỏa, không đền bù tại khu vực đồi chi khu Bù Đốp vì đây là khu vực quân sự. Từ đó các hộ dân khiếu nại đến các cấp có thẩm quyền. Ngày 26.6.2001, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước có công văn gửi UBND H.Lộc Ninh kiến nghị UBND H.Lộc Ninh không cấp sổ đỏ cho 32 hộ dân nói trên vì xây dựng trong đất quốc phòng.
Theo Quyết định 598, việc UBND xã Thiện Hưng cấp đất cho các ông Ngộ, Bình và Phước là trái thẩm quyền. Dù được thông báo là đất quy hoạch quốc phòng, khu vực quân sự nhưng các hộ vẫn sang nhượng và dựng nhà ở trái phép. Do vậy việc đề nghị cấp sổ đỏ là không đủ cơ sở để giải quyết.
UBND tỉnh Bình Phước giao chính quyền địa phương vận động, giải thích để các hộ ra khỏi khu vực quy hoạch đất quốc phòng. Đồng thời xem xét các hộ dân thực sự khó khăn về đất ở, quy hoạch một khu vực nhằm giải quyết đất ở cho các hộ để ổn định cuộc sống.
Trao đổi về việc giải quyết đất ở cho 32 hộ dân xã Thiện Hưng, ông Vũ Văn Hiếu, Trưởng phòng TN-MT H.Bù Đốp, cho hay các hộ dân ở đây sẽ được giải tỏa và di dời về khu tái định cư (KTĐC) mới.
“KTĐC ở gần bến xe mới của huyện, khu vực này hiện nay đã được san lấp mặt bằng, làm đường nhựa. Các hộ tái định cư được bố trí ở vị trí mặt tiền đường đi lên H.Bù Đốp rất thuận lợi. Khi lập quy hoạch, hồ sơ, dự án KTĐC đã thông báo rộng rãi đến bà con. Các hộ dân ở đây sẽ được giải tỏa và đền bù theo quyết định của UBND tỉnh. Khó khăn hiện nay là chưa bố trí được nguồn ngân sách để thực hiện việc đền bù, hỗ trợ di dời các hộ về KTĐC”, ông Hiếu nói.
Bạch Long
Theo Thanhnien
Giải tỏa vi phạm hành lang thoát lũ: Khó vì... thiếu quyết liệt!
Bảo đảm an toàn công trình đê điều, thủy lợi, thông thoáng dòng chảy... là giải pháp quan trọng để chủ động đối phó với mưa lũ. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện công tác xử lý, giải tỏa vi phạm về bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông diễn ra rất chậm, đòi hỏi có sự vào cuộc quyết liệt hơn của các cơ quan chức năng.
Hoạt động vận chuyển cát, sỏi trên Sông Hồng địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tình trạng sử dụng hành lang thoát lũ làm bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng diễn ra nhiều ở 15 quận, huyện, thị xã, với gần 200 bãi đang hoạt động ở ven Sông Hồng, Sông Đuống, Sông Công, Sông Cầu... Trong gần 200 bãi chứa chỉ có 50 bãi được cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, số còn lại hoạt động trái phép.
Tại quận Bắc Từ Liêm, hàng nghìn mét khối cát tập kết trong hành lang thoát lũ Sông Hồng, đoạn thuộc địa bàn phường Thượng Cát, khiến nhiều người bất an. Theo chính quyền địa phương, trên địa bàn phường Thượng Cát có 15 tổ chức, cá nhân sử dụng 198.381m2 đất ven sông làm bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng. Toàn quận có 35 tổ chức, cá nhân đang sử dụng 292.250m2 đất ven Sông Hồng, thuộc phường Liên Mạc, Thượng Cát, Đông Ngạc, Thụy Phương để làm bãi chứa.
Thực hiện chỉ đạo của thành phố, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã tích cực kiểm tra, lập biên bản, xử lý hành chính với tất cả tổ chức, cá nhân vi phạm. Quận Bắc Từ Liêm đã ban hành 2 quyết định yêu cầu khắc phục hậu quả, 33 quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền gần 409 triệu đồng; yêu cầu các chủ bãi giảm độ cao chất tải cát; di chuyển toàn bộ vật liệu xây dựng ra khỏi bãi chứa trái phép... Tương tự, tại huyện Ba Vì, các xã, thị trấn đã hủy 8 hợp đồng cho thuê 29.384m2 đất ven sông làm bãi chứa; ban hành 6 quyết định phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 12 triệu đồng; yêu cầu di chuyển cát ra khỏi vị trí vi phạm... Thị xã Sơn Tây đã lập biên bản xử phạt hành chính 17 trường hợp, với số tiền 51 triệu đồng...
Tuy nhiên, yêu cầu giải tỏa các bãi chứa vi phạm đê điều, hành lang thoát lũ thì nhiều địa phương chưa thực hiện. Theo Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Văn Công: "Các bãi chứa vi phạm liên quan đến nhiều lĩnh vực như: Quản lý đất đai, bảo vệ đê điều, bảo vệ môi trường nên công tác kiểm tra, lập biên bản cần sự vào cuộc của các ngành để bảo đảm việc xử lý đúng quy định pháp luật"... Ông Nguyễn Văn Công cũng thừa nhận: Một số phường chưa quyết liệt trong công tác xử lý vi phạm, thiếu kiểm tra, giám sát, đôn đốc các tổ chức, cá nhân vận chuyển cát ra khỏi điểm trung chuyển sau khi đã lập biên bản vi phạm hành chính...
Còn theo Chủ tịch UBND phường Thượng Cát Nguyễn Xuân Quyết, phường đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân tự giải tỏa nhưng họ không chấp hành. Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại vận tải HTPT Việt Nguyễn Đăng Tuấn giải thích: Do nhu cầu thị trường thấp, lại chưa tìm được địa điểm tập kết mới nên doanh nghiệp chưa chuyển được số cát còn tồn trên bãi, chứ không có ý định chây ỳ...
Qua rà soát, tổng số cát tồn trên các bãi ở quận Bắc Từ Liêm hiện là 66.331m3. Quận Bắc Từ Liêm đã xây dựng kế hoạch trong tháng 3 sẽ hoàn thành công tác cưỡng chế đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử lý hành chính. Nhưng khi tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn, quận Bắc Từ Liêm chưa biết cưỡng chế các bãi chứa theo thủ tục nào. "Nếu tổ chức cưỡng chế theo hướng dẫn tại văn bản số 416/UBND-TNMT, ngày 27-1-2016 của thành phố thì không rõ có cần quyết định tịch thu hay tạm giữ khối lượng cát vi phạm của các tổ chức, cá nhân không; có phải đấu giá khối lượng cát trước khi vận chuyển không? Tại đầu bến, cơ quan tiếp nhận phải thực hiện thủ tục gì, phải thanh toán những khoản chi phí nào, thanh toán cho ai?" - Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Kim Vinh băn khoăn.
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Hùng cho biết, thực trạng xử lý vi phạm về hoạt động bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng ở các địa phương khác cũng tương tự như quận Bắc Từ Liêm. Để các bãi chứa, khai thác khoáng sản hoạt động đúng quy định pháp luật, phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của tất cả các ngành, địa phương. Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tổng hợp kiến nghị của các địa phương, báo cáo thành phố để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới.
Kim Nhuệ
Theo_Hà Nội Mới
Đà Nẵng: Thu hồi, giải tỏa 3 khu tập thể ở đất vàng trung tâm TP TP Đà Nẵng quyết định thu hồi các khu tập thể ở trung tâm Đà Nẵng vì hư hỏng xuống cấp. Ngày 7/3, Sở Xây dựng Đà Nẵng cho hay, Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ vừa ban hành 03 quyết định thu hồi, quản lý 3 khu tập thể ở khu vực trung tâm TP và giải tỏa di dời 37...