Sơn La: Xây dựng nhà máy chế biến công suất 9.000 tấn mủ cao su/năm
Sáng 3.3, Công ty cổ phần cao su Sơn La tổ chức lễ ra quân thi công, xây dựng Nhà máy chế biến mủ cao su Châu Thuận, với công suất 9.000 tấn mủ/năm, tại xã Tông Lệnh (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La).
Công ty cổ phần Cao su Sơn La được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2007. Với tổng diện tích cao su đã trồng ở tỉnh Sơn La là hơn 6.000ha, trong 2 năm, Công ty đã tiến hành khai thác với sản lượng mủ thu được là hơn 1.500 tấn mủ đông, chế biến được 550 tấn mủ SVR 10, doanh thu đạt hơn 20 tỷ đồng…
Nhà máy chế biến mủ cao su Châu Thuận được xây dựng tại xã Tông Lệnh, huyện Thuân Châu.
“Trên cơ sở tính toán sản lượng mủ thu được hàng năm cũng như của cả chu kì của dự án, chúng tôi thấy việc xây dựng Nhà máy chế biến mủ cao su ngay tại Sơn La là hết sức cần thiết. Khi Nhà máy chế biến đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm chi phí vận chuyển, nâng cao giá trị sản phẩm cao su của Công ty, đồng thời cũng góp phần nâng cao được đời sống, thu nhập của công nhân và người dân góp đất trồng cao su…” – ông Võ Nhật Duy, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Sơn La, chia sẻ.
Nhà máy có công suất chế biến 9.000 tấn mủ cao su/năm.
Video đang HOT
Theo đó, dự án Nhà máy chế biến mủ cao su Châu Thuận do Công ty Cổ phần Cao su Sơn La làm chủ đầu tư. Với tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng, Nhà máy được xây dựng trên diện tích gần 16ha, tại xã Tông Lệnh, huyện Thuận Châu.
Nhà máy có công suất chế biến 9.000 tấn mủ/năm, được chia làm 2 giai đoạn đầu tư. Giai đoạn 1 xây dựng dây chuyền chế biến mủ tờ (RSS) công suất 3.000 tấn/năm, bắt đầu triển khai từ năm 2017, dự kiến hoàn thành, đưa vào hoạt động đầu quý III/2018. Trong giai đoạn 2 sẽ xây dựng dây chuyền chế biến mủ SVR 10, SVR 20, với công suất 6.000 tấn/năm. Thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2018 đến cuối năm 2019 hoàn thành, đưa vào hoạt động..
Tại lễ ra quân, Quỹ vì bệnh nhân nhân nghèo – Công ty cổ phần Cao su Sơn La đã tặng 42 triệu đồng cho 10 gia đình công nhân, người dân góp đất trồng cao su, có con em mắc bệnh tật.
Ông Cầm Ngọc Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, cho hay: Thực hiện chủ trương về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tỉnh Sơn La đã đầu tư hình thành và phát triển vùng nguyên liệu cây cao su tập trung với diện tích hơn 6.000 ha. Nhiều diện tích cây cao su đã bắt đầu cho khai thác mủ.
Các đại biểu dự lễ ra quân, tham gia trồng cây xanh trong khu vực xây dựng nhà máy.
“Xây dựng Nhà máy chế biến mủ cao su Châu Thuận là dự án hết sức quan trọng trong việc phát triển công nghiệp chế biến gắn với phát triển vùng nguyên liệu cây cao su bền vững, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Nhà máy đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các hộ dân và cải thiện đời sống cho người lao động, nhân dân trên địa bàn trồng cây cao su, góp phần xóa đói giảm nghèo gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới…” – ông Cầm Ngọc Minh nhấn mạnh.
Theo Danviet
Sơn nữ, trai bản xuống phố: Những gia đình trong lán tạm công trường
Chuyện vợ chồng làm cùng nhau hết sức bình thường, nhưng để kiếm được đồng tiền, nhiều cặp vợ chồng người dân tộc vùng cao phải đi hết công trình này đến công trình khác. Họ sống chung với những công nhân thợ thuyền khác, trong những ngôi nhà tạm bợ. Nên có nhiều chuyện cười ra nước mắt trong cuộc sống tạm ở những lán công trường.
Những tổ ấm trong nhà trọ
Chỗ ở của nhiều người miền núi xuống thủ đô làm công nhân xây dựng nằm trong xóm Gò (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Xóm Gò vốn là một xóm liều, với những khu nhà nhảy dù lấn chiếm, xây dựng tạm bợ hàng chục năm giờ đã xuống cấp.
Góc phòng trọ của cặp vợ chồng vùng cao xuống thủ đô làm thuê. Ảnh: G.T
Trong căn phòng khoảng 30m2, hàng chục người đang nằm, ngồi nghỉ dưới sàn nhà. Trên xép lửng có vợ chồng anh Đinh Tiến Thanh (sinh năm 1977) và chị Nguyễn Thị Như (sinh năm 1984), quê Yên Lạng, Thanh Sơn, Phú Thọ. Cả hai anh chị đều là người Mường. Anh Thanh đi theo ông chủ cai lao động có tên là Hạ đã được 4 năm. Còn chị Như, cứ chồng đi làm công trình nào thì ngoài quần áo theo chồng, chị còn mang theo một đống "phụ kiện", là các tấm vải để căng kín làm thành tổ ấm của hai vợ chồng.
Anh Thanh cho biết: "Mọi người ở đây đều là thợ thuyền, thành phần cũng đa dạng. Thanh niên mới lớn có, trung niên cũng có. Đa số là sống xa gia đình, tình cảm vợ chồng thiếu thốn, nên những cặp vợ chồng chúng tôi cũng phải kín đáo, tránh để xảy ra những điều bất tiện hay đáng tiếc. Chuyện vợ chồng muốn tâm sự mà vội vàng như đi ăn trộm".
"Ở đây có nhiều dân tộc khác nhau quá, có người còn không biết nói tiếng phổ thông, nên thỉnh thoảng cũng bất đồng ngôn ngữ với nhau một tí. Tuy chưa có đánh nhau, vì người đồng bào hiền lành, nhưng cãi nhau cũng đã xảy ra, vì ở đông quá mà nhà bé quá thôi". Lò Văn Khánh
Hiện anh chị có một con gái 13 tuổi gửi ông bà để bố mẹ đi làm. Nói về con gái đang đến tuổi dậy thì, chị Như cho biết: "Cũng lo cho con lắm, nhưng nếu mẹ ở nhà với con thì chẳng có ruộng có đồi để mà làm, không có tiền chi tiêu.Vì cuộc sống mà hai vợ chồng phải chấp nhận xa con, đi làm thuê quần quật ở những công trường xây dựng để cuối năm có chút vốn đem về quê xây nhà, xây cửa".
Cũng trong tình trạng lập một tổ ấm riêng trong nhà trọ công nhân là cặp vợ chồng chị Hà Thị Vui và anh Đường Văn Út (ngưới Thái ở xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái). Chị Vui tâm sự: "Ngoài những chuyện tế nhị và khó nói trong sinh hoạt vợ chồng như những cặp vợ chồng khác cùng cảnh ngộ, ở đây lúc nào cũng có đến hàng chục người cùng ăn cùng ngủ. Điều kiện ăn ở quá tải dẫn đến tình trạng mất vệ sinh kinh khủng. Người nào cũng bị dị ứng, mẩn ngứa toàn thân". Kinh khủng nhất vẫn là mùi từ nhà vệ sinh đưa vào trong nhà, khiến cho những người công nhân ở đây cứ về lán trại nghỉ ngơi lại bị tra tấn bởi mùi xú uế.
Nơi ở cười ra nước mắt
Ngôi nhà tạm bợ 40m2 là nơi trọ của hàng chục người Khơ Mú, người Mông, người Mường và người Thái, nói đủ thứ ngôn ngữ. Lò Văn Khánh (21 tuổi), người Khơ Mú, xuống Hà Nội được 5 tháng, cho hay: "Ở đây việc đi vệ sinh vào sáng sớm rất bất tiện, mọi người phải ra công trường lúc 6h sáng nên hôm nào cũng phải xếp hàng đi vệ sinh. Trong nhà có cả nam và nữ, nhiều khi những người chưa có vợ như bọn em ngượng lắm. Có những chú lớn tuổi không đợi được đến lượt phải đi vệ sinh ra túi bóng rồi ra thùng rác công cộng vứt".
Khánh tâm sự tiếp: "Khổ nhất là hôm nào các anh, các chú có vợ xuống chơi. Thường thì có khoảng gần chục các cô, các chị ở Thuận Châu, Sơn La. Cứ 2 tháng họ xuống đây thăm chồng một lần khoảng 10 ngày... Có những hôm đi làm ở công trường cả ngày về đã mệt, gặp các cô, các chị xuống thăm chồng đúng là khó ngủ vô cùng, chỉ biết cười ra nước mắt mà thôi".
Theo Danviet
Sơn La: Dân bản chung tay lo hậu sự cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi Hai thiếu niên đi chơi chợ về, bàng hoàng phát hiện thi thể một trẻ sơ sinh nằm tại khe suối thuộc bản Bom Nghề, xã Chiềng Ly (Thuận Châu, Sơn La). Trao đổi với Dân Việt, ông Lò Văn Món - Trưởng bản Bom Nghề, xã Chiềng Ly - cho biết: "Khoảng 10h30 sáng nay (5.11), hai cháu Lò Xuân Văn (15...