Sơn La: Trồng giống dưa lạ, ruộng đẹp hẳn ra, chín trái nào thương lái “khuân” sạch.
Những năm gần đây, cây dưa lê siêu ngọt đã được bà con dân tộc Thái ở xã Chiềng Sàng ( huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) đưa vào trồng. Loại dưa siêu ngọt không chỉ làm cho ruộng đẹp lên còn mang lại thu nhập cao cho nhà nông.
Có mặt tại xã Chiềng Sàng – một trong những xã tập trung nhiều nhất số hộ trồng dưa lê siêu ngọt của huyện Yên Châu, chúng tôi được chứng kiến không khí nhộn nhịp thu hoạch dưa của bà con nông dân nơi đây để kịp xuất bán cho thương lái khắp nơi đặt mua.
Vừa cắt cuống, vừa lau dưa, bán ngay tại ruộng, chị Lò Thị Hóa, bản Vũng Mo cho biết: “Trước đây trên 800m2 ruộng này gia đình tôi trồng rau cải, xà lách, cà chua, ớt… nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Khi được cán bộ Hội Nông dân huyện tuyên truyền hiệu quả từ trồng dưa lê siêu ngọt, nên gia đình đã mạnh dạn trồng dư mà a siêu ngọt…”.
Theo chị Hóa, nhờ vậy mà thu nhập của gia đình tôi không ngừng tăng lên, cuộc sống ngày càng khấm khá hơn.
So với trồng các loại rau màu, dưa lê siêu ngọt có thời gian thu hoạch ngắn ngày hơn, không tốn nhiều công chăm sóc, tiết kiệm được chi phí do có thể tận dụng được nilon từ vụ trước, giá bán lại cao hơn.
Thời gian qua, dưa lê siêu ngọt đã trở thành một trong những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân huyện Yên Châu.
Tại xã Chiềng Sàng, các nông hộ đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích đất canh tác, dần biến dưa lê siêu ngọt trở thành một trong những giống cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế gia đình.
Theo các hộ dân, giống dưa lê siêu ngọt có nhiều ưu điểm vượt trội như: Dễ chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn, cho quả đều và đẹp, khi ăn giòn và ngọt.
Chị Hóa đang chăm sóc vườn dưa lê siêu ngọt tại vườn.
“Dưa lê siêu ngọt được trồng phổ biến vào khoảng tháng 3 và thu hoạch rộ vào tháng 5, tháng 6 dương lịch. Thời gian sinh trưởng chỉ từ 45 – 50 ngày, nên thu hoạch và thu hồi vốn từ bán dưa siêu ngọt rất nhanh….”, chị Lò Thị Hóa chia sẻ.
Hiện gia đình chị Hóa trồng hơn 800m2 dưa lê siêu ngọt. Chị vừa thu hoạch được hơn 4 tạ dưa và bán ngay tại ruộng. Chị bán dưa với giá từ 30.000 – 35.000 đồng/kg tùy theo chất lượng dưa…
Video đang HOT
Hiện nay, diện tích trồng dưa lê trên địa bàn huyện Yên Châu còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường nên sản phẩm của bà con trồng đến đâu thì được thương lái mua hết đến đó, chứ không bị ế ẩm như các mặt hàng nông sản khác.
So với trồng lúa thì trồng dưa lê siêu ngọt cho thu nhập cao từ 3 – 5 lần. Muốn quả có mẫu mã đẹp và chất lượng, người trồng phải biết cách đánh luống cao, phủ nilon hoặc tạo giàn để dưa phát triển tốt, tránh được sâu bọ hại thân cây.
Cần tiến hành ngắt ngọn dưa thường xuyên 2 ngày một lần khi cây dưa đủ 6 – 8 lá. Việc ngắt ngọn thường xuyên sẽ giúp cây phát triển dây, cho quả sai, đẹp.
Do có vị ngọt mát, hương vị thơm ngon đặc trưng, giúp giải nhiệt trong mùa nắng nóng nên dưa lê siêu ngọt được thị trường khá ưa chuộng.
Chị Hóa thu hoạch dưa lê đến đâu, thương lái đến tận ruộng thu mua hết đến đấy. Quả dưa to, đều, màu đẹp có giá từ 35.000 – 40.000 đồng/kg, quả nhỏ khoảng 20.000 đồng/kg, mỗi năm chị lãi hơn 60 triệu đồng từ dưa.
Trồng dưa lê siêu ngọt không chỉ giúp gia đình chị Hoá tận dụng được quỹ đất, nâng cao giá trị sản xuất trên một diện tích canh tác mà còn mang lại nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cơ sở.
Chị Hóa chăm sóc vườn dưa lê đúng kỹ thuật, chính vì vậy sản phẩm luôn bảo đảm yếu tố sạch.
Ông Trần Sỹ Hứng, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, cho hay: “Dưa lê siêu ngọt có thể trồng quanh năm, thời gian sinh trưởng ngắn. Sau khi trồng từ 45 – 60 ngày có thể thu được những lứa quả đầu tiên, nếu chăm bón tốt năng suất rất cao…”.
“Do dưa lê siêu ngọt giá bán cao lại tương đối ổn định, nên diện tích loại cây trồng này trên địa bàn huyện ngày càng được mở rộng. Thu nhập của bà con nhân dân không ngừng tăng cao, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế ở địa phương. Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các hộ dân cách chăm sóc để tăng năng suất và sản lượng dưa lê siêu ngọt trên cùng 1 diện tích canh tác”, ông Trần Sỹ Hứng..
Xoài Sơn La "lột xác" xuất ngoại chỉ nhờ bí quyết đơn giản này: Sử dụng thuốc BVTV đúng cách
Với việc được tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đúng cách, cũng như tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc 4 đúng đối với các vùng sản xuất cây ăn quả đã giúp hàng trăm hộ nông dân ở huyện Mai Sơn (Sơn La) có thu nhập cao, bảo vệ sức khỏe và nâng cao ý thức việc sử dụng thuốc BVTV an toàn.
Hiệu quả từ sự phối hợp giữa CropLife với Cục BVTV và tỉnh
Mô hình sử dụng thuốc BVTV trách nhiệm, an toàn, hiệu quả được Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), thuộc Bộ NNPTNT phôi hợp vơi Tô chưc CropLife Việt Nam triển khai đầu tiên là trên địa bàn huyện Yên Châu (Sơn La).
Theo đó, trong 2 năm (2017 - 2018), mô hình được triển khai đã có 600 hộ tại 4 HTX (4/24 mã vùng trồng mới được cấp, gồm 2 mã xoài, 2 mã nhãn) ở huyện Yên Châu đã bắt đầu được hưởng lợi. Từ những kết quả tích cực của mô hình mang lại đã nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc BVTV an toàn, có trách nhiệm đối với người sử dụng thuốc và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, đã làm thay đổi tập quán của người trồng trong việc sử dụng thuốc BVTV.
Nông dân phun thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng cho các diện tích xoài xuất khẩu của HTX Ngọc Lan (xã Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La) .
Tiếp nối kết quả đạt được, Cục BVTV và tô chưc CropLife Việt Nam tiếp tục phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sơn La triển khai mô hình sử dụng thuốc BVTV trách nhiệm, an toàn, hiệu quả trên vùng sản xuất cây ăn quả của huyện Mai Sơn trong 2 năm (2019 và 2020). Với định hướng xây dựng vùng trồng bền vững cho các cây có giá trị, phục vụ mục đích xuất khẩu.
Để triển khai hiệu quả đến từng hộ dân tham gia, chương trình đãxây dựng các hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV phát cho nông dân; lắp đặt các bảng hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV tại các điểm. Ngoài ra, xây dựng mô hình thu gom vỏ bao thuốc BVTV tại vùng trồng nhãn, xoài xuất khẩu (45 điểm lắp đặt bể chứa thuốc BVTV).
Bên cạnh đó, bà con nông dân còn đượccung cấp và trang bị đồ bảo hộ lao động (khoảng 500 nông dân thông qua các hoạt động tập huấn); Tổ chức các lớp tập huấn quản lý sâu bệnh hại và biện pháp sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho cán bộ địa phương và nông dân; Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sử dụng thuốc an toàn và có trách nhiệm cho nông dân.
Thành viên của HTX Ngọc Lan được cán bộ của Cục BVTV (Bộ NNPTNN) và Tổ chức Croplife Việt Nam hướng dẫn bỏ vỏ bao, lọ thuốc BVTV sau khi sử dụng vào các thùng chứa.
Ông Dương Gia Định - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Sơn La cho biết: "Mô hình đã có ý nghĩa rất thiết thực, mang lại hiệu quả rất lớn cho người nông dân. Với những kết quả rõ nét đã đạt được, đây là một trong những yếu tố quan trọng hướng tới sản xuất an toàn, nâng cao trách nhiệm của người nông dân đối với cộng đồng, cũng như góp phần giúp người dân hiểu được sử dụng thuốc BVTV hiệu quả. Đặc biệt, tham gia chương trình người dân có thể xác định rõ đâu là thuốc được sử dụng trong danh mục cho phép, cũng như đảm bảo được an toàn cho con người khi sử dụng, sinh vật có ích và môi trường".
Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt và BVTV Sơn La, hiện toàn tỉnh có trên 300.000ha đất nông nghiệp. Định hướng sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng chuyển đổi sang phát triển cây ăn quả trên đất dốc, trong đó chú trọng đầu tư xây dựng và vận hành chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng chế biến, sản xuất nông nghiệp an toàn để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong đó, vấn đề về sử dụng phân bón, BVTV hiện đang là một trong những trở ngại lớn để nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản của tỉnh này.
"Thói quen của bà con nông dân sử dụng thuốc BVTV theo kinh nghiệm, lạm dụng thuốc, không tuân thủ nguyên tắc 4 đúng và hướng dẫn trên bao bì; không trang bị bảo hộ lao động khi dùng thuốc; vỏ bao bì thuốc còn vứt bừa bãi, gây nguy hại đến sức khỏe cho người sản xuất, sức khỏe người tiêu dùng và chất lượng nông sản. Chương trình hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm của Cục BVTV và Tổ chức Croplife Việt Nam tại huyện Mai Sơn sẽ tác động tích cực, nâng cao ý thức sử dụng thuốc BVTV " - ông Định nói.
Nông dân là người được hưởng lợi
HTX Ngọc Lan (xã Hát Lót) là đơn vị tham gia chương trình sử dụng thuốc BVTV trách nhiệm, an toàn và hiệu quả đầu tiên của huyện Mai Sơn. Hiện nay, HTX có 52 thành viên, với diện tích trồng xoài 60 ha, nhãn 20 ha, bưởi 20 ha và 10 ha là trồng các loại cây khác như cam, vải...
3ha xoài của gia đình chị Nguyễn Thị Huyên (thành viên HTX Ngọc Lan) cho trái đều, to sau khi được hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV đúng cách.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Giám đốc HTX Ngọc Lan cho hay: Trước đây bà con vẫn canh tác theo phương thức truyền thống, chủ quan về vấn đề bảo hộ khi sử dụng thuốc BVTV. Từ khi tham gia mô hình này, người dân được trang bị kiến thức, hướng dẫn sử dụng đồ bảo hộ khi sử dụng thuốc BVTV và thùng rác để thu gom.
"Việc tham gia mô hình sử dụng thuốc BVTV mới này rất thiết thực đối với các thành viên trong HTX. Mô hình giúp bà con phát hiện sâu bệnh sớm và lựa chọn đúng thuốc BVTV và cách sử dụng an toàn, trách nhiệm, hiệu quả" - ông Dũng chia sẻ.
Cán bộ của Tổ chức Croplife Việt Nam hướng dẫn các thành viên của HTX Ngọc Lan cách phun thuốc BVTV đúng cách, an toàn trên cây nhãn khi cây gặp sâu bệnh.
Cũng theo ông Dũng, với tổng diện tích 110ha trồng các loại cây ăn quả, các sản phẩm nông sản của HTX Ngọc Lan chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Bởi vậy, để đáp ứng những những điều kiện khắt khe phía đối tác, các thành viên trong HTX phải nắm chắc kiến thức trong việc sử dụng thuốc BVTV. Tại các vườn đều phải có thùng rác để thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng.
Là thành viên của HTX Ngọc Lan, hộ gia đình chị Nguyễn Thị Huyên, xã Hát Lót (huyện Mai Sơn) cho biết: Từ khi tham gia lớp tập huấn, hướng dẫn về sử dụng thuốc BVTV, gia đình chị đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc sử thuốc BVTV an toàn, trách nhiệm. Tập quán canh tác và sử dụng thuốc BVTV của gia đình cũng đã có nhiều thay đổi hơn trước kia.
"Thời gian đầu thì bỡ ngỡ, đến thời điểm hiện tại, không chỉ gia đình tôi mà các thành viên trong HTX cũng đã làm rất thuần thục, chuyên nghiệp từ việc sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng cho đến ghi nhật ký sản xuất. Việc làm này không chỉ giúp bà con đảm bảo an toàn về sức khỏe mạnh mà hiệu quả trong việc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng" - chị Huyên cho hay.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Giám đốc HTX Hoa Lan (xã Hát Lót, huyện Mai Sơn) cho biết: tham gia chương trình này, ý thức sử dụng và thu gom bao bì thuốc BVTV của nông dân đã được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt hầu hết thành viên HTX là người dân tộc thiểu số, trình độ học vấn hạn chế, việc cán bộ Chi cục Trồng trọt và BVTV Sơn La và Tổ chức Croplife Việt Nam đến tận nơi "cầm tay chỉ việc", hướng dẫn thực tế cho bà con nông dân đã mang lại hiệu quả rất cao.
Sơn La: Sau mưa đá, xoài Yên Châu trái ít lại còn xấu, dân lo đói Trận mưa đá vừa qua xảy ra trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã làm ảnh hưởng đến tài sản, cây ăn quả, hoa màu của người dân. Nhiều diện tích trồng xoài Đài Loan của bà con trái còn lại đã ít mà còn bị bầm dập và thối trên cây, bán chật vật với giá rẻ... Hơn 16...