Sơn La: Trang trại “thập cẩm”, trồng cây gì cũng nhiều trái, nuôi con gì cũng mát tay
Nhờ phát triển kinh tế theo mô hình VAC (vườn – ao – chuồng), bà Cà Thị Trinh ở bản Nang Phai (xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) có doanh thu ổn định 200 triệu đồng mỗi năm.
Trong trang trại, bà Trinh đào ao thả cá, làm chuồng nuôi bò rồi trồng nhãn, trồng táo
Đó là mô hình VAC của bà Cà Thị Trinh ở bản Nang Phai (xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La). Một trong những mô hình VAC được đánh giá cao khi mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định.
Dẫn chúng tôi tham quan mô hình VAC của gia đình, bà Trinh phấn khởi bảo: “Nhờ mô hình VAC, mỗi năm gia đình thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi lãi khoảng 100 triệu đồng”.
Mô hình VAC của bà Trinh các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hỗ trợ cho nhau như trồng ngô, trồng chuối lấy thân, lấy lá làm thức ăn xanh cho đàn bò sinh sản. Phân bò được xử lý quay trở lại bón cho cây trồng…
Nhớ lại một thời gian khó, bà Trinh kể tiếp: “Tôi sinh ra trong gia đình thuần nông, đông anh em. Đầu những năm 1980, cuộc sống thiếu thốn đủ đường. Lúc đấy, có ngô, sắn ăn là hộ khá trong bản rồi. Đến năm 1986, tôi lấy chồng. Gia đình chồng có 9 nhân khẩu. Chồng tôi lại là con cả nên ông bà cho 2 vợ chồng ra ở riêng”.
Qua trò chuyện với ông Lèo Văn Hải (chồng bà Trinh), được biết: Trước đây, ông Hải đi bộ đội ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Trong quá trình làm nhiệm vụ, ông bị thương ở cột sống. Do vậy, khi ra quân trở về nhà không còn sức khỏe để giúp gia đình làm nông được. Cuộc sống vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.
Video đang HOT
Trong khuôn viên trang trại, bà Trinh đào ao thả cá. Việc chăm sóc đàn cá, cho cá ăn vào mỗi buổi sáng là một niềm vui…
“Chồng tôi bị thương ở cột sống, mất 46% sức khỏe. Là phụ nữ, chân yếu tay mềm nên tôi chỉ lao động được một thời gian nhất định trong ngày. Thời điểm đó, bà con bản Nang Phai lên núi khai hoang trồng lúa, ngô, sắn. Có mỗi gia đình tôi là làm nương gần nhà. Nhìn vợ con vất vả, chồng tôi kêu người thân đến giúp gia đình đào ao thả cả. Từ đây, cuộc sống gia đình cũng bắt đầu khởi sắc dần”, bà Trinh nhớ lại.
Những năm sau đó, tận dụng diện tích đất rộng, bà Trinh tiếp tục mở rộng diện tích ao. Bên cạnh đó, bà nuôi thêm bò, trồng thêm cây chuối, nhãn, táo, dừa.
Mô hình VAC của bà Trinh còn tạo ra lợi ích nữa là dùng phân bò ủ hoai mục để bón cho vườn táo.
Đến nay, bà Trinh có 3 ao cá rộng khoảng 8.000m2 thả hàng nghìn con cá trắm, chép, rô phi lai. Ngoài ra, bà Trinh còn nuôi thêm 10 con bò, trồng 1ha chuối tây và 200 gốc táo, nhãn ghép.
Mỗi năm, bà Trinh xuất bán 7 tạ cá ra thị trường. Với giá cá trắm 100.000 đồng/kg, cá chép 65.000 đồng/kg, cá rô phi 50.000 đồng/kg, bà Trinh thu 50 triệu đồng. Mặt khác, từ nuôi bò nhốt chuồng, trồng chuối, táo, nhãn ghép, bà Trinh còn thu 100 triệu đồng/năm. Sau khi trừ 50 triệu chi phí chăm sóc, bà Trinh “bỏ túi” 50 triệu đồng.
Mô hình VAC đã góp phần giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập cho gia đình bà Trinh.
Theo bà Trinh, lợi ích của mô hình VAC là tạo nên vòng tròn khép kín. Phân nuôi bò được dùng để cung cấp thức ăn cho cá và ủ hoai mục để bón cho các loại cây trồng. Nước trong ao cá dùng để tưới cho cây trồng và dùng bùn dưới ao bón tiếp cho cây trồng. Nhờ đó, gia đình giảm được rất nhiều chi phí sản xuất.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lèo Văn Ký – Bí thư Chi bộ bản Nang Phai, cho hay: “So với trồng cây ngô, sắn trên nương như trước đây, mô hình VAC như gia đình bà Trinh cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần. Bởi thực tế từ hiệu quả mô hình VAC này đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình bà Trinh. Mô hình phát triển kinh tế VAC của bà Trinh được ban quản lý bản đánh giá là hướng đi phù hợp để các hộ dân khác học tập và làm theo”.
Hải Đông-Xã có nhiều tỷ phú nông dân, nuôi tôm trong bể xi măng tấp nập người xem
Đó là xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Các mô hình sản xuất, kinh doanh của nhiều hộ nông dân đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mang lại thu nhập hàng tỷ đồng. Trong số đó phải kể đến mô hình trang trại tổng hợp vườn-ao-chuồng (VAC) và mô hình độc đáo nuôi tôm trong bể xi măng...
Với trên 1.600 hội viên, thời gian qua, Hội ND xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ hội viên tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả.
Xã có nhiều tỷ phú nông dân
Anh Nguyễn Văn Luật ở xóm Tây Cát, xã Hải Đông (Hải Hậu) là một trong những điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Bắt đầu khởi nghiệp từ năm 2003, đến nay, anh đã sở hữu trang trại tổng hợp rộng 4,5ha với 4 ao nuôi cá, 1 ao nuôi tôm, xuất bán hàng trăm con lợn, hơn 4 vạn con gà thịt mỗi năm.
Anh Luật cho biết: Gần 20 năm trước, khi UBND xã Hải Đông có chủ trương chuyển đổi vùng đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, anh đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng, từng bước xây dựng chuồng trại, kè ao, quy hoạch khu vực ao nuôi tôm, cá.
Với mô hình VAC, trong đó có nuôi gà, anh Nguyễn Văn Luật có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Ảnh Thu Hà.
Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình trang trại lớn trong và ngoài nước, tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm do Hội ND tổ chức, anh Luật đã ứng dụng công nghệ, phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và tuân thủ nghiêm các quy trình trong chăn nuôi nên mô hình trang trại của gia đình anh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2019, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nhưng do phòng dịch tốt, trang trại của anh Luật vẫn thu lãi trên 3 tỷ đồng. Trang trại của anh tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động với thu nhập 5-6 triệu đồng/người/tháng.
Cách nhà anh Luật không xa, anh Nguyễn Văn Cường cũng được nhiều người biết tiếng là một tỷ phú nông dân trẻ năng động, sáng tạo với mô hình nuôi tôm trên bể xi măng. Hiện nay với 80 bể xi măng, 1 năm anh nuôi 3 vụ tôm, mỗi bể cho khoảng 2,1 tạ tôm thịt thương phẩm. Tính theo giá thị trường mỗi bể cho anh thu khoảng 15 triệu đồng/năm. Mỗi năm anh Cường có doanh thu cả tỷ đồng từ mô hình nuôi tôm thẻ trong bể xi măng.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh Cường còn giúp đỡ cho nhiều hộ nông dân nghèo trong xã bằng hình thức bán con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh cho tôm trả chậm không tính lãi. Anh Cường cũng trở thành thầy giáo "cầm tay chỉ việc" cho bà con trong xã học tập và xây dựng mô hình nuôi tôm trên bể như mình. Học theo anh Cường, hiện nay ở xã Hải Đông còn có các anh Nguyễn Văn Sơn (xóm Xuân Hà), Nguyễn Văn Hào (xóm Hợp Thành)... cũng đều thành công từ mô hình nuôi tôm trên bể xi măng.
Hỗ trợ vốn, kiến thức cho hội viên
Những mô hình kinh tế hiệu quả của nông dân xã Hải Đông đã thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, nâng cao mức sống người dân nông thôn. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 50 triệu đồng, tổng nguồn thu trên địa bàn toàn xã đạt 401 tỷ đồng".
Anh Vũ Văn Bách -Chủ tịch Hội ND xã Hải Đông
Anh Vũ Văn Bách - Chủ tịch Hội ND xã Hải Đông cho biết: Với trên 1.600 hội viên, thời gian qua, Hội ND xã đã có nhiều hoạt động thiết thực khuyến khích, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế. Hội tích cực vận động nông dân tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng thời vụ. Bên cạnh đó, Hội ND xã còn đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân. Riêng trong năm 2019, Hội ND đã tổ chức 4 lớp tập huấn nuôi trồng thủy sản cho gần 500 luợt hội viên nông dân tham gia.
Trong năm 2019, Hội cũng thành lập 2 tổ hội nghề nghiệp nuôi trồng thủy sản. Tham gia tổ hội nghề nghiệp, các thành viên thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, gắn kết chặt chẽ trong việc cung cấp nguồn giống và sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giúp nhau nâng cao giá trị hàng hóa. Nhờ đó, sản lượng thủy sản cả năm 2019 của xã đạt 2.715 tấn.
Để hội viên nông dân có vốn phát triển sản xuất, Hội cũng tích cực xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân. Đến nay, tổng nguồn vốn quỹ của Hội là 90 triệu đồng, tập trung cho 4 hộ vay phát triển, đầu tư dự án sản xuất chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hội ND xã còn phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội nhận ủy thác và tín chấp cho 843 hộ vay với dư nợ trên 116,7 tỷ đồng.
Được Hội hỗ trợ tích cực, hội viên nông dân hăng hái đăng ký tham gia phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi do Hội ND phát động. Số hội viên nông dân xã Hải Đông đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi đều tăng hàng năm. Năm 2019 toàn xã đã có 495 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi; trong đó 6 hộ cấp Trung ương, 45 hộ cấp tỉnh, 135 hộ cấp huyện, 309 hộ cấp xã. Tiêu biểu như các hội viên: Nguyễn Văn Luật, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Văn Khuynh, Nguyễn Công Uẩn, Đinh Văn Thuận, Phạm Đức Lợi hàng năm thu nhập từ 2 - 4 tỷ đồng trở lên.
Dông lốc gây thiệt hại tại nhiều tỉnh phía bắc Theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, ngày 9-5, ở phía bắc có một bộ phận không khí lạnh yếu đang nén rãnh áp thấp dịch chuyển xuống phía nam. Do đó, từ chiều tối 9-5, ở Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác; từ chiều nay (10-5) đến ngày 12-5, ở các tỉnh Bắc Bộ...