Sơn La: Thêm nhiều giải pháp hay đưa nông sản ra “chợ” quốc tế
Những năm gần đây, để xóa bỏ tập quán canh tác lạc hậu cũng như khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về đất đai, khí hậu của địa phương, tỉnh Sơn La đã có nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, gắn với phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến để tham gia vào thị trường trong và ngoài nước.
Ông Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, cho biết: Để thực hiện hiệu quả kế hoạch sản xuất, xuất khẩu, tiêu thụ nông sản năm 2019, đòi hỏi các cấp (tỉnh, huyện, xã), các ngành phải xây dựng được kế hoạch chi tiết, cụ thể, đồng bộ về thời gian thu hái, quy trình kỹ thuật, sơ chế, đóng gói, bảo quản, phương án vận chuyển… Đồng thời trong hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp, HTX phải có năng lực, kinh nghiệm, phương tiện thu gom, nắm chắc nhu cầu của thị trường, kết nối thị trường trong tỉnh, trong nước với thị trường nước ngoài.
Tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến nông sản chất lượng để tạo thuận lợi cho xuất khẩu. Qua đó, tạo điều kiện cho nông sản Sơn La tiếp cận được với người tiêu dùng trong nước và thị trường nước ngoài đạt hiệu quả cao hơn.
Bí thư Tỉnh uỷ Sơn La Hoàng Văn Chất (ngoài cùng bên phải) trao đổi với các doanh nghiệp, HTX về giải pháp đưa nông sản Sơn La ra thị trường nước ngoài trong năm 2019.
Dự kiến năm 2019, tỉnh Sơn La xuất khẩu xoài, nhãn, chanh leo, chuối, mận hậu, thanh long, sơn tra đạt khoảng 20.850 tấn, tăng 19,1% so với năm 2018, giá trị xuất khẩu phấn đấu đạt 15,55 triệu USD ra các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia…
Sơn La cũng phấn đấu xuất khẩu nông sản đã qua chế biến và nông sản khác đạt 114.467 tấn, giá trị khoảng 126,35 triệu USD, trong đó chè khô đạt 8.400 tấn, giá trị ước đạt 17 triệu USD, thị trường tiêu thụ chính là Đài Loan, Pakistan, Apganistan, UAE, Nhật Bản; cà phê nhân phấn đấu đạt 26.500 tấn, giá trị xuất khẩu khoảng 67 triệu USD ở thị trường EU, Bắc Mỹ, Hoa Kỳ, một số nước Trung Đông và ASEAN; tinh bột sắn phấn đấu xuất khẩu 60.000 tấn, giá trị xuất khẩu khoảng 27 triệu USD, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc…
Tỉnh Sơn La được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai nên sản phẩm chanh leo phát triển rất tốt.
Để thực hiện hiệu quả các kế hoạch dự kiến trên, tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Triển khai có hiệu quả, lồng ghép các chính sách hiện hành của Nhà nước, đảm bảo nguồn kinh phí, giải ngân kịp thời, đúng đối tượng, phát huy hiệu quả chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 – 2021.
Tổ chức xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Tập trung phát triển mới khoảng 24.346 ha cây ăn quả, nâng tổng diện tích cây ăn quả trên toàn địa bàn tỉnh đạt 81.785 ha, trong đó có 16.357 ha diện tích cây ăn quả áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GAP.
Video đang HOT
Đẩy mạnh liên kết sản xuất với nhu cầu thị trường, tiêu thụ nông sản qua hợp đồng kinh tế với các nông hộ, doanh nghiệp thu gom, chế biến, tiêu thụ.
Nhiều Hội nghị, Hội thảo về sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản được tỉnh Sơn La tổ chức đối thoại, trao đổi với nông dân, doanh nghiệp, HTX…nhằm tìm hướng đi mới cho nông sản.
Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, kết hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin truyền thông báo chí trung ương và địa phương về các sự kiện xúc tiến tiêu thụ nông sản Sơn La. Phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT khai thác có hiệu quả các thị trường xuất khẩu như Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc các nước ASEAN…. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, HTX quảng bá gửi mẫu sản phẩm chào hàng, tham gia các gian hàng hội trợ triển lãm thương mại tại các nước có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Cùng với đó, Sơn La còn tập trung nâng cao năng lực đơn vị thu gom và tổ chức xuất khẩu bằng cách xây dựng kho lạnh, cơ sở chế biến, phân loại đóng gói sản phẩm, bao bì và các phương tiện vận chuyển chuyên dụng. Phát huy năng lực các doanh nghiệp, HTX, tổ HTX hiện có và đang hoạt động trên địa bản tỉnh, tiến hành khắc phục những khâu yếu kém, khó khăn trong xuất khẩu năm 2018 để đảm bảo cho kế hoạch xuất khẩu nông sản 2019 đạt kết quả cao nhất.
Các sản phẩm thế mạnh của Sơn La được trưng bày tại các hội nghị về nông sản, xúc tiến đầu tư…
Theo Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất, Sơn La luôn tạo môi trường thuận lợi và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định để các nhà máy chế biến nông sản đã đầu tư trên địa bàn tỉnh ổn định sản xuất, phát huy hiệu quả, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, góp phần tăng ngân sách địa phương.
Thời gian tới, Sơn La tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở, chế biến, bảo quản nông sản để nâng cao giá trị sản phẩm tham gia xuất khẩu. Triển khai công tác giải phóng mặt bằng cho các nhà đầu tư như Công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Tập đoàn T&T (xây dựng nhà máy chế biến quả trên địa bàn Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn), nhà máy tinh bột sắn huyện Sông Mã, huyện Thuận Châu…
Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác của Tổ nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường, chủ động nắm chắc thông tin thị trường, giá cả phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo tiêu thụ xuất khẩu nông sản đạt hiệu hiệu cao nhất, đem lại lợi ích lớn nhất cho bà con nông dân vươn lên làm giàu.
Thời gian qua nhiều nông hộ, HTX ở huyện Mộc Châu (Sơn La) đã trồng rau cải bắp theo tiêu chuẩn VietGAP đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo Danviet
Sơn La: Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2018 đạt cao chưa từng có
10 tháng đầu năm 2018, sản phẩm quả xuất khẩu của Sơn La đạt gần 18.000 tấn, nông sản chế biến và nông sản khác xuất khẩu đạt 77.000 tấn, ước giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2018 đạt 115 triệu USD vượt 43% so với kế hoạch đề ra.
Với chủ trương xây dựng kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào chuyển đổi cây nông nghiệp hiệu quả thấp sang phát triển cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao; năm 2018 diện tích cây ăn quả của tỉnh Sơn La từ 43.500 ha tăng lên 47.439ha, hướng tới mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh Sơn La đạt 100.000 ha cây ăn quả, sản lượng đạt 1.100.000 tấn. Thời gian qua, diện tích cây ăn quả của Sơn La tăng nhanh, theo đúng định hướng quy hoạch.
10 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu chè khô của Sơn La đạt 8.000 tấn, giá trị đạt 16,5 triệu USD.
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Sơn La; HĐND, UBND tỉnh Sơn La đã bám sát địa bàn, chỉ đạo thực hiện quy trình VietGAP, GlobalGAP. Diện tích canh tác nông nghiệp được chứng nhận VietGAP hoặc các tiêu chuẩn khác về vệ sinh an toàn thực phẩm lên tới 9.674,53 ha, đạt 8,5 tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đó có các loại quả : Xoài, nhãn, mận, chanh leo, chuối, bơ là 549 ha; cà phê 9.035,8ha; chè 114,85ha; rau 83,58ha. Phối hợp với các ban ngành, tổ chức đi học tập kinh nghiệm, khảo sát thị trường, đề ra các biện pháp đồng bộ và hiệu quả, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khuyến khích hỗ trợ bà con nông dân, HTX, doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất.
Năm 2018 tổng diện tích canh tác nông nghiệp toàn tỉnh đạt 113.017,1ha; sản lượng đạt 1.338.510 tấn. Trong đó có 57.43ha cây ăn quả (26.154ha đã cho thu hoạch) gồm: Nhãn, xoài, bơ, hồng giòn, cam, bưởi, mận, sơn tra...
Cà phê nhân xuất khẩu đạt 25.200 tấn, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 60 triệu USD.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 33 cơ sở, xưởng, nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu, sản lượng trên 100.000 tấn sản phẩm/năm. Trong đó 80% sản phẩm tham gia xuất khẩu, như: Sản xuất chè 23 cơ sở, sản lượng khoảng 9.500 tấn/năm; sản xuất đường 1 nhà máy, sản lượng 60.000 tấn/năm; sản xuất tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn của Công ty cổ phần chế biến nông sản Phú Yên - Chi nhánh Sơn La, công suất 300 tấn tinh bột/ngày, sản lượng trên 40.000 tấn/năm; 7 cơ sở sát cà phê với công suất 30 tấn/ngày.
Dự kiến 7 dự án đầu tư trong đó có 5 dự án sẽ đi vào hoạt động trong năm 2018 là Nhà máy chế biến sâu tinh chế cà phê Phúc Sinh; 2 Nhà máy tinh bột sắn với công suất 60.000 tấn/năm; Nhà máy Chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu của Công ty CP Nafoods Tây Bắc tại huyện Mộc Châu...
Vừa qua, tỉnh Sơn La đã xuất khẩu xoài tượng, xoài Đài Loan sang nhiều thị trường nước ngoài.
Để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, xuất khẩu, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 61/KH -UBND ngày 30.3.2018 về xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản, thủy sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La và 2 kế hoạch xúc tiến thương mại với sản phẩm xoài, nhãn. Các huyện, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với các cơ quan báo chí quảng bá sản phẩm nông sản trên địa bàn tìm các thị trường tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân. Hiện có nhiều mặt hàng nông sản đã được đưa vào các chuỗi siêu thị lớn như BigC, Lotte, Hapro,VinMart... gây dựng được uy tín, thương hiệu cho nông sản Sơn La đối với người tiêu dùng.
Năm 2019, Sơn La phấn đấu sản lượng sản phẩm nông sản xuất khẩu đạt trên 135.000 tấn.
Vừa qua, Sơn La còn xuất khẩu sản phẩm quả đạt 17.500 tấn ra các thị trường nước ngoài. Trong đó 1 số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm: Xoài xuất khẩu 3.500 tấn sang các thị trường Úc, Trung Quốc, Đu Bai, Nhật Bản; Nhãn tươi đạt 5.035 tấn sang thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đu Bai, Pháp,Hà Lan, Singapo, Cam Pu Chia, Hàn Quốc; Mận hậu đạt 876 tấn sang thị trường Trung Quốc; Chanh Leo đạt 1.700 tấn xuất khẩu sang Trung Quốc, Pháp, Thụy Sỹ; Thanh Long ruột đỏ đạt 220 tấn sang thị trường Trung Quốc và đang chào hàng đi 1 số nước Úc, Pháp...
Sản phẩm bưởi đang được bà con nông dân Sơn La trồng để tăng thu nhập kinh tế, vươn lên làm giàu tại địa phương.
Ông Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, khẳng định: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tiêu thụ nông sản được Sơn La xác định là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, trong đó xuất khẩu được xác định là khâu đột phá trong năm 2018. Năm 2018, sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh đạt 3 yêu cầu: Được mùa, năng xuất cao và được giá. Trong đó, nông sản của tỉnh đã xuất sang 12 nước với giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2018 đạt cao nhất từ trước tới nay. Mục tiêu trong năm 2019, Sơn La sẽ tập trung đẩy mạnh các sản phẩm nông sản có tiềm năng và lợi thế, tăng sản phẩm xuất khẩu cá tầm, sơn tra, bơ, rau, cà phê. Phấn đấu xuất khẩu nông sản tăng 30%, với giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu đạt 150 triệu USD, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của tỉnh, tăng thu ngân sách địa phương, nâng cao được giá trị thu nhập trên một đơn vị canh tác.
Trong những năm qua, Sơn La đã tổ chức nhiều hội nghị, chuỗi sự kiện nhằm tháo gỡ khó khăn và quảng bá, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu cho các sản phẩm nông sản thế mạnh.
Theo Danviet
Đại hội Hội ND Sơn La: Hội là cầu nối trong liên kết 4 nhà Sáng nay (14.9), tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Sơn La đã diễn ra Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Sơn La lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất và ông Lương Quốc Đoàn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam dự và chỉ đạo đại hội. Bám...