Sơn La tăng cường phòng, chống các bệnh truyền nhiễm mùa hè
Thời điểm này, Sơn La đang bước vào mùa hè với khí hậu nắng nóng, độ ẩm không khí cao.
Đây là những điều kiện thuận lợi cho nhiều mầm bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển. Ngành chức năng địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp ứng phó.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La (CDC Sơn La), từ đầu năm đến nay, các bệnh truyền nhiễm đang có số ca mắc cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: Bệnh Sởi ghi nhận gần 20 ca (tăng 700%), Viên gan virus B 15 ca (tăng 115%), Viêm não virus 07 ca (tăng 40%)….
Phun thuốc diệt muỗi, côn trùng, bọ gậy…không để mầm bệnh phát sinh.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, CDC Sơn La đã phối hợp với các lực lượng liên quan đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong phòng dịch.
Các giải pháp trọng tâm bao gồm thực hiện tốt nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”; rửa tay bằng xà phòng trước, sau khi ăn uống, chế biến thức ăn, đi vệ sinh;
Video đang HOT
Sơn La tăng cường phòng, chống các bệnh truyền nhiễm mùa hè
Thường xuyên vệ sinh khu vực sinh sống, phát quang bụi rậm, lật úp chai, lọ… tránh có nước đọng tạo điều kiện cho muỗi phát triển để phòng bệnh sốt xuất huyết…Khi phát hiện bệnh, không tự ý điều trị tại nhà mà đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh lây lan.
Tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn vệ sinh cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Bác sĩ Lê Hồng Trường, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La cho biết: “Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đã củng cố các đội cơ động phòng chống dịch, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị phòng chống dịch để sẵn sàng đáp ứng khi có dịch bệnh xảy ra.
Bên cạnh đó, trung tâm cũng chủ động giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của nhân dân, giám sát các vectơ truyền bệnh; tổ chức các chiến dịch diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi, khử khuẩn tại hộ gia đình, trường học,… tại các vùng có nguy cơ cao”.
Tạo "lá chắn" miễn dịch từ mỗi gia đình
Mô hình bệnh tật ngày càng thay đổi, các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, diễn biến khó lường.
Việc tiêm vaccine phòng bệnh nhằm tạo miễn dịch, ứng phó hiệu quả với bệnh tật được nhiều gia đình ở Hải Dương ngày càng quan tâm.
Bà Nguyễn Thị Kim Anh và cháu nội cùng đi tiêm vaccine phòng bệnh
Nhiều thế hệ cùng tiêm phòng
Bà Nguyễn Thị Kim Anh (56 tuổi, ở phường Nam Đồng, TP Hải Dương) vừa đưa cháu nội 7 tháng tuổi đi tiêm vaccine phòng bệnh theo lịch tại một cơ sở tiêm chủng dịch vụ. Sau khi cháu nội tiêm xong, bà cũng tiêm một mũi vaccine phòng cúm. "Từ bé tới giờ tôi mới tiêm một mũi phòng lao khi còn nhỏ. Sức khoẻ tôi hiện bình thường nhưng không thể nói trước điều gì vì bây giờ các loại bệnh tật diễn biến phức tạp. Không chỉ tôi mà cả gia đình gồm: chồng, con trai, con dâu tôi cũng đều đã tiêm vaccine phòng một số loại bệnh thường gặp", bà Anh nói.
2 năm nay, bình quân mỗi tháng Trung tâm Tiêm chủng vaccine và tư vấn dinh dưỡng Đức Minh (cơ sở 1) ở TP Hải Dương tư vấn, tiêm khoảng 5.000 mũi vaccine phòng các loại bệnh cho cả trẻ em và người lớn. Trong đó, khoảng 15-20% số mũi tiêm cho người lớn, tăng 10-15% so với những năm trước. Bác sĩ Trần Thị Thuần, phụ trách trung tâm cho biết không ít người đưa tất cả các thành viên trong gia đình đi tiêm.
Nhiều người trẻ ở Hải Dương cũng quan tâm bảo vệ sức khoẻ cho bản thân. Chị Đỗ Lan Hương (sinh năm 2005, ở thị trấn Gia Lộc) vừa đi tiêm vaccine dự phòng HPV phòng ung thư như ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn, dương vật và hầu họng. "Qua các phương tiện truyền thông, em thấy ngày càng nhiều người mắc các bệnh này nên nghĩ bản thân cần đi tiêm vaccine ngay. Nhiều người bạn của em cũng đi tiêm vaccine dự phòng HPV, các bệnh sởi, viêm gan B", chị Hương cho biết.
Từ đầu năm đến nay, cả nước có hàng nghìn người bị chó tấn công, hàng chục trường hợp tử vong vì bệnh dại. Ý thức được điều này, rất nhiều người ở Hải Dương đã đi tiêm vaccine phòng dại. 1 tháng qua, chỉ tính riêng 3 cơ sở tiêm chủng dịch vụ thuộc Phòng Khám và tư vấn điều trị dự phòng Hải Dương đã có hơn 150 người đến tiêm vaccine phòng bệnh dại, trong đó một số nhà gồm cả vợ, chồng và con cùng tiêm.
Khảo sát tại nhiều cơ sở tiêm chủng dịch vụ tại các huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc, Bình Giang và TP Hải Dương cho thấy ngày càng có nhiều người quan tâm tiêm vaccine phòng bệnh. Đa số người trẻ tiêm vaccine phòng các bệnh ung thư cổ tử cung, viêm gan B, sởi, quai bị, rubella... Trong khi đó, người cao tuổi tiêm vaccine phòng cúm, phế cầu.
Tốt cho gia đình và cộng đồng
Hải Dương hiện có khoảng 40 cơ sở tiêm chủng dịch vụ, nguồn vaccine dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Trong ảnh: Nhân viên Phòng Khám tư vấn và điều trị dự phòng Hải Dương số 1 (137 đường Thanh Niên, TP Hải Dương) tư vấn giá dịch vụ tiêm vaccine cho một nam thanh niên
Tư tưởng chỉ trẻ em mới phải tiêm vaccine phòng bệnh đã bị loại bỏ trong cộng đồng khi mô hình bệnh tật thường xuyên thay đổi. Các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện dày hơn, bất thường, không tuân theo quy luật như trước kia khiến nhiều người trưởng thành ở Hải Dương đã chủ động tìm đến các cơ sở tiêm chủng.
Thực tế đã chứng minh việc tiêm vaccine sẽ tạo ra miễn dịch rất tốt, tạo "lá chắn" giúp bảo vệ sức khoẻ cho mỗi người, gia đình và cả cộng đồng. Vaccine phòng Covid-19 ra đời là một ví dụ điển hình. Khi chưa có vaccine, tỷ lệ người tử vong do mắc Covid-19 rất cao. Sau khi có vaccine, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân giảm xuống mức thấp. Vaccine phòng Covid-19 "phủ sóng" khắp cả nước đã tạo miễn dịch cho cả cộng đồng.
Lật lại quá khứ, đậu mùa từng là căn bệnh rất dễ lây lan, gây ra tình trạng tăng sinh tế bào, viêm nhiễm da nghiêm trọng với hàng triệu ca tử vong trên toàn thế giới. Nhờ có vaccine, căn bệnh này chính thức tuyên bố bị loại trừ vào năm 1980. Theo WHO, nỗ lực gia tăng tỷ lệ bao phủ vaccine sởi trong cộng đồng đã giúp giảm 72% số ca tử vong liên quan đến bệnh sởi gây ra trên toàn cầu trong giai đoạn 2000-2018. Năm 2000, nhờ có vaccine mà Việt Nam đã chính thức thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và kiểm soát bệnh sởi...
Vaccine đã mang đến cho sức khỏe cộng đồng những tác động tích cực, trở thành một trong những công cụ phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Người dân đã tiêm vaccine vẫn có khả năng mắc bệnh nhưng thường diễn biến nhẹ hơn nhiều so với người không tiêm, khả năng bệnh trở nặng thấp, ít biến chứng và khỏi nhanh hơn. "Mấy năm trước mỗi năm tôi bị 2-3 lần cúm, nhiều lần nằm một chỗ đến cả tuần. 2 năm nay, tôi mới chỉ bị 1 lần cúm nhưng triệu chứng rất nhẹ. Đó là nhờ tôi đã tiêm vaccine phòng cúm", chị Nguyễn Thanh Lụa ở huyện Bình Giang chia sẻ.
Một bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Hải Dương cho biết những trẻ đã tiêm vaccine phòng thuỷ đậu khi mắc bệnh thường chỉ sốt nhẹ, ít tổn thương da, nhanh khỏi và không biến chứng. Ngược lại, trẻ chưa tiêm vaccine thì lâu khỏi hơn, bị tổn thương da nhiều hơn.
Ở Hải Dương, ngoài các cơ sở y tế công lập còn có khoảng 40 cơ sở tiêm chủng dịch vụ, lượng vaccine phong phú. Giá của hầu hết các loại vaccine phù hợp với túi tiền của người dân. Nhiều vaccine chỉ cần tiêm 1 mũi là có thể phòng bệnh lâu dài, hiệu quả.
TP.HCM loại trừ sốt rét trong 3 năm liên tiếp Năm 2020, TP.HCM là 1 trong 46 địa phương trên cả nước được công nhận loại trừ bệnh sốt rét, trong các năm 2021, 2022, thành phố không phát sinh ca bệnh sốt rét nào. Thông tin trên được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết ngày 24/4. Theo HCDC, năm 2023, TP.HCM ghi nhận 21 ca sốt rét, chủ...