Sơn La: Nuôi cá, nuôi trâu….khá giàu thì cũng chả mấy
Nhờ biết phát huy tiềm năng thế mạnh, chuyên đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, áp dụng khoa học kỹ thuật trong vào sản xuất, nhiều nông dân ở xã Chiềng Bằng ( huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.
Đến thăm mô hình nuôi cá lồng của hội viên nông dân Lềm Văn Sơn, bản Bung Én (Chiềng Bằng). Nhờ “dám nghĩ, dám làm”, anh đã trở thành một trong những nông dân có thu nhập khá trong bản. Sinh ra và lớn lên trong gia đình hoàn cảnh khó khăn, cũng như nhiều nông dân khác anh Sơn hiểu được cảnh nghèo của bà con dân bản.
Mô hình nuôi cá lồng của hội viên nông dân xã Chiềng Bằng.
Anh Sơn chia sẻ: Năm 2012, tận dụng mặt nước trên vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, gia đình đã chuyển từ canh tác nương rẫy sang nuôi cá lồng. Được hỗ trợ vốn vay đầu tư từ Quỹ hỗ trợ nông dân và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc của cán bộ khuyến nông xã, huyện, công việc nuôi cá lồng của gia đình ngày càng phát triển. Đến nay, gia đình tôi luôn nuôi duy trì 16 lồng cá, trung bình mỗi năm thu nhập từ 250 – 300 triệu đồng.
Nuôi cá lồng giúp nhiều nông dân Chiềng Bằng có thu nhập cao.
Còn ông Quàng Văn Họp, nông dân bản Ngáy (xã Chiềng Bằng) với mô hình nuôi gia súc và trồng cây ăn quả trên đất dốc, mang lại thu nhập cho gia đình mỗi năm hơn 200 triệu đồng/năm. Ông Họp nói rằng: Để phát triển kinh tế gia đình, tôi đã học hỏi cách làm từ các mô hình đi trước đạt hiệu quả. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, hiện gia đình tôi đang duy trì nuôi 6 con bò, 2 con trâu, gần 1 ha cây ăn quả các loại.
Nuôi trâu, bò nhốt chuồng đang là hướng đi hiệu quả trong phát triển kinh tế của nông dân Chiềng Bằng.
Video đang HOT
Những năm qua, để giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, Hội Nông dân xã Chiềng Bằng đã có nhiều cách làm hiệu quả. Tích cực vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tăng cường các hoạt động tư vấn, hỗ trợ hội viên xây dựng mô hình kinh tế phù hợp. Đồng thời, phối hợp tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; ký kết với các doanh nghiệp trong huyện cung ứng giống, vật tư nông nghiệp theo phương thức trả chậm cho nông dân.
Mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc của nông dân Quỳnh Nhai.
Ông Lù Văn Cư, Chủ tịch Hội Nông dân xã Chiềng Bằng, cho biết: Để giúp bà con nông dân trên địa bàn xã phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo. Hội nông dân xã đã tư vấn cho hội viên lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp với trình độ thâm canh và điều kiện kinh tế của từng hội viên. Vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả. Đặc biệt là nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ, chăn nuôi đại gia súc và trồng cây ăn quả trên đất dốc. Hiệu quả kinh tế mang lại từ những mô hình này rất tốt. Nhiều hộ nông dân trước đây vốn thuộc diện nghèo, nay đã thoát nghèo, trong đó một số hộ đã vươn lên thành hộ giàu có.
Phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã giúp nhiều nông dân Chiềng Bằng vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
Ngoài ra, để hỗ trợ hội viên tiếp cận tiến bộ kỹ thuật sản xuất, Hội đã phối hợp với các ngành chuyên môn của huyện tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất, trong đó tập trung hướng dẫn một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đói rét cho đàn vật nuôi. Nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hơn 3,8 tỷ đồng cho 109 hội viên vay đầu tư phát triển kinh tế; tiếp nhận, quản lý hiệu quả 200 triệu đồng Quỹ hỗ trợ nông dân huyện cho 10 hội viên vay đầu tư chăn nuôi gia súc.
Mô hình nuôi cá lồng của nông dân các xã vùng lòng hồ Sông Đà ở Quỳnh Nhai.
Với nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân xã Chiềng Bằng đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong cách nghĩ, cách làm của hội viên, góp phần tích cực nâng cao đời sống cho nông dân, góp phần làm cho diện mạo nông thôn của xã ngày càng khởi sắc.
Theo Danviet
Nuôi cá lồng, suốt ngày trên sông mà dân Chiềng Bằng giàu có
Nhiều nông dân ở xã Chiềng Bằng (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) đã có cuộc sống khấm khá, thậm chí giàu lên nhờ nuôi cá lồng bè trên vùng lòng hồ thủy điện Sơn La.
Những năm qua, tận dụng tiềm năng mặt nước rộng lớn trên vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, nhiều hộ dân ở xã Chiềng Bằng đã chuyển từ canh tác nương rẫy, trồng ngô, sắn sang nuôi cá lồng bè.
Nghề nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ sông Đà đang mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Gia đình anh Lềm Văn Sơn, bản Bung (Chiềng Bằng) là một trong những hộ tiên phong nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ sông Đà. Anh Sơn cho biết: "Gia đình tôi bắt đầu với nghề nuôi cá lồng từ năm 2012. Nhờ nuôi cá lồng mà gia đình tôi từ khó khăn, giờ đã có kinh tế ổn định. Trước đây, do canh tác nương rẫy, trồng ngô, trồng sắn không hiệu quả, nhìn ra mặt hồ rộng lớn mà không biết làm gì. Qua tìm hiểu thông tin trên sách báo, tivi thấy nhiều nơi nuôi cá lồng rất hiệu quả. Thấy vậy tôi bàn với gia đình đầu tư hơn 50 triệu đồng làm 8 lồng nuôi cá".
Nhờ nuôi cá lồng, người dân ở xã Chiềng Bằng đã thoát nghèo và làm giàu.
Vừa nuôi vừa học hỏi kinh nghiệm, tích cực tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn cách nuôi, chỉ sau thời gian ngắn anh Sơn đã thuần thục cách nuôi. Đến nay, anh đã có 16 lồng cá, trung bình mỗi lồng nuôi từ 1 - 1,5 tấn cá, ước tính mỗi năm anh xuất bán từ 5 - 6 tấn cá, giá bán giao động từ 70.000 đồng/kg - 900.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí mỗi năm anh lãi gần 200 triệu đồng.
Nuôi cá lồng đang trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế, giảm nghèo ở Chiềng Bằng.
Cũng như anh Sơn, gia đình anh Lò Văn Huấn cùng bản, chia sẻ: "Gia đình tôi bắt đầu nuôi cá lồng từ năm 2013. Mới đầu thấy bà con dân bản nuôi cá lồng hiệu quả kinh tế cao, tôi bắt trước đầu tư làm 2 lồng bằng tre nuôi thử. Nhờ làm đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, lứa đầu tiên bán được trên 20 triệu đồng, thấy hiệu quả tôi tiếp tục mở rộng quy mô nuôi. Bằng số vốn tích góp, tôi đầu tư mua vật liệu làm lồng kiên cố bằng sắt thay cho lồng tre, nứa, mỗi năm làm tăng thêm vài lồng. Đến nay, gia đình tôi đã có 43 lồng cá và nuôi 5 loại cá chính: Cá chép, cá trắm, cá lăng, cá nheo và rô phi".
Để nghề nuôi cá lồng phát triển bền vững, cấp ủy, chính quyền xã đã phối hợp với các ngành chuyên môn mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho người dân.
Ông Tòng Văn Don, Phó Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Bằng, cho biết: Tận dụng mặt nước của vùng lòng hồ thủy điện Sơn La trải rộng hơn 2.000 ha trên địa bàn xã, những năm qua cấp ủy, chính quyền xã đã vận động nhân dân khai thác tiềm năng, thế mạnh mặt hồ, chuyển đổi thói quen sản xuất từ độc canh trên đất dốc sang phát triển nuôi cá lồng. Đến nay, toàn xã có 18 HTX thủy sản, với gần 1.400 lồng cá, sản lượng ước đạt 300 tấn/năm.
Nuôi cá lồng ở Chiềng Bằng.
Để nghề nuôi cá lồng phát triển bền vững, xã đã phối hợp với các ban, ngành chuyên môn mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi, chăm sóc cho người dân. Đồng thời, xây dựng, nhân rộng các mô hình HTX nuôi cá lồng, liên kết với các doanh nghiệp tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Nghề nuôi cá lồng đã và đang góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Theo Danviet
Hội "xắn tay" cùng nông dân làm nông thôn mới Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (ND) tỉnh Đăk Lăk đã chủ động triển khai thực hiện những nội dung, việc làm cụ thể, sáng tạo, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương. Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả Để giúp nông dân phát triển sản xuất theo thế...