Sơn La: Nước lũ dâng cao, người dân cần chủ động di dời đến nơi an toàn
Những ngày qua, mưa lớn kéo dài trên diện rộng đã khiến nước lũ dâng cao làm hàng chục hộ dân tại bản Phé và bản Thúm Cáy, xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La bị ngập úng.
Sau trận mưa lớn, đường giao thông, diện tích trồng lúa, hoa màu của nhân dân bản Phé, xã Tông Cọ bị chìm trong biển nước. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN
Đến 18 giờ ngày 26/8, nước lũ vẫn đang ở mức cao, trời vẫn có mưa, nước lũ có thể tiếp tục dâng. Do đó, nhân dân xã Tông Cọ đang sinh sống tại khu vực trũng, bị ngập lụt cần cảnh giác, chủ động phòng chống thiên tai, di chuyển đến nơi an toàn.
Theo đó, nước lũ bắt đầu dâng cao vào khoảng 5 giờ ngày 26/8, khiến gần 30 hộ dân tại 2 bản phải di dời người, đồ đạc, tài sản đến nơi an toàn. Nước dâng cao có nơi đến sàn nhà của nhân dân, có nơi ngập sâu hơn 4m. Ban Chỉ huy Phòng, chống tiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã Tông Cọ đã khuyến cáo người dân theo dõi tình hình thời tiết, mực nước dâng để chủ động ứng phó; đồng thời, huy động trên 100 nhân lực tại chỗ, khẩn trương hỗ trợ di dời người và tài sản của nhân dân đến nơi an toàn.
Các lực lượng di chuyển vật dùng gia đình giúp nhân dân bản Phé, xã Tông Cọ đến nơi an toàn.
Chủ tịch UBND xã Tông Cọ Lò Minh Huệ cho biết: Sáng 26/8 ở xã có mưa lớn, gây ngập úng cục bộ tại một số bản. Lãnh đạo UBND xã đã chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm nạn cấp xã, Trưởng bản trực chốt ở những điểm bị ngập, khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét hỗ trợ, giúp đỡ di dời người và tài sản của nhân dân đến nơi an toàn.
Ngoài ra, xã cũng chỉ đạo các lực lượng chức năng tuyên truyền để người dân không đi vớt củi, không để trẻ nhỏ di chuyển tự do, đi bơi lội ở những nơi ngập sâu nguy hiểm, tránh để thiệt hại về người.
Video đang HOT
Nhiều ngôi nhà tại bản Phé, xã Tông Cọ bị ngập sâu sau trận mưa lớn.
Anh Quàng Văn Quý, bản Phé, xã Tông Cọ chia sẻ: Khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng chức năng đã đến hỗ trợ gia đình anh và nhân dân di chuyển đồ đạc, tài sản kịp thời nên giảm thiệt hại rất nhiều. Sau 2 đợt mưa lũ nặng nề xảy ra, nhân dân trong bản mong muốn các cấp ủy, chính quyền có phương án tiêu thoát nước nhanh để không bị ngập lụt kéo dài hoặc di dời người dân đến nơi ở mới an toàn hơn, ổn định cuộc sống, yên tâm phát triển kinh tế.
Nhân dân bản Phé, xã Tông Cọ phải di chuyển bằng bè làm bằng luồng khi bị ngập lụt.
Trước đó, ngày 23/7, mưa lũ đã làm gần 290 hộ dân của xã Tông Cọ bị ảnh hưởng; trong đó, 39 hộ bị ngập hoàn toàn, 1 hộ bị sập nhà, 5 hộ bị sạt lở đất vào nhà. Ngoài ra, mưa lũ làm thiệt hại hơn 40ha lúa, khoảng 65ha cây ăn quả, hơn 200ha ngô và rau màu, gần 12ha ao cá của nhân dân trong xã.
Người dân mòn mỏi chờ được di dời ra khỏi khu vực sạt lở
Thời gian qua, các đợt mưa lớn kéo dài đã hình thành các điểm sạt lở, vệt lũ quét tại núi Pù Húc (tổ dân phố Nà Khà, thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang).
Cuộc sống của 10 hộ dân với 42 nhân khẩu sinh sống dưới chân núi này đang rất bất an bởi đất đá trên núi Pù Húc có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
Bất an trước nguy cơ đá núi sụp đổ
Sạt lở gây thiệt hại khu vực chăn nuôi của gia đình bà Quan Thị Tiết, tổ dân phố Nà Khà, thị trấn Lăng Can.
Trước đó, rạng sáng 22/6, khi người dân ở tổ dân phố Nà Khà, thị trấn Lăng Can đang ngủ thì bất ngờ một lượng đất đá lớn cùng nước lũ từ trên đỉnh núi sạt xuống khiến họ giật mình hoảng sợ. Kể lại sự việc, bà Quan Thị Tiết - người dân trên địa phương này, cho biết khoảng 2 giờ sáng 22/6, gia đình bà đang ngủ thì có tiếng động lớn. Bà dậy mở cửa, thấy đất, đá trên núi sạt xuống vùi lấp hết chuồng gà, vịt, nước lũ cuốn trôi xe máy, xe đạp và lúa, ngô để ở đầu nhà. Rất may không ai bị thương và vùi lấp. Tuy nhiên, gia đình bà luôn cảm thấy bất an, lo ngay ngáy mỗi khi trời mưa, buộc cả nhà phải đi ở nhờ nhà người thân để đảm bảo an toàn. Bà Tiết mong muốn sớm được chính quyền địa phương bố trí, sắp xếp di dời đến nơi ở mới nhằm ổn định cuộc sống.
Bà Quan Thị Tiết nói về vụ sạt lở đất đá tại núi Pù Húc (tổ dân phố Nà Khà, thị trấn Lăng Can).
Cách nhà bà Tiết khoảng 100 mét, gia đình ông Nguyễn Văn Thật cũng lo lắng bởi nằm trong khu vực cảnh báo nguy hiểm thường xuyên sạt lở. Ông Thật cho hay, hôm đó trời mưa rất to kèm sấm sét khiến cả nhà không sao chợp mắt. Sau thời gian mưa lớn, đất đá cùng nước lũ trên núi đổ ụp xuống khiến ngôi nhà của gia đình ông rung chuyển. Sống trong tình trạng này, gia đình ông Thật rất lo lắng và sợ hãi.
Ông Thật cho biết thêm, cán bộ huyện, thị trấn đã họp dân và có phương án di dời các hộ đến nơi ở mới an toàn hơn, các hộ đều thống nhất di dời, nhưng không biết đến khi nào mới đi được.
Hiện tượng sạt lở đất đá không chỉ xảy ra ở tổ dân phố Nà Khà, thị trấn Lăng Can. Mới đây, ngày 22/8, tại thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình cũng xảy ra sạt lở đất đá từ trên núi xuống khiến 11 nhà dân bị hư hỏng, đe dọa tính mạng người dân.
Chờ quyết định của chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo khu vực sạt lở nguy hiểm tại tổ dân phố Nà Khà, thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình.
Trước tình hình sạt lở đất đá tại tổ dân phố Nà Khà, thị trấn Lăng Can, ngày 12/7/2024, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ra quyết định Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất tại khu dân cư tổ dân phố Nà Khà, thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình. Theo đó, giao trách nhiệm cho UBND huyện Lâm Bình tổ chức di dời khẩn cấp toàn bộ người dân đến nơi an toàn khi có nguy cơ, tình huống sạt lở nguy hiểm và thực hiện các nội dung khác trong phương án phòng, chống thiên tai đã được phê duyệt.
Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất phương án di dời các hộ dân khu vực sạt lở đất đến nơi tái định cư an toàn trong trường hợp không thể xử lý ổn định tại chỗ...
Ông Quan Văn Phùng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lâm Bình cho biết, đến nay UBND huyện Lâm Bình đã có Quyết định về việc ban hành Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất tại tổ dân phố Nà Khà, thị trấn Lăng Can. Nội dung chủ yếu là xây dựng khu tái định cư tập trung để di chuyển các hộ gia đình nằm trong vùng thiên tai, lũ quét, sạt lở đất tại chân núi Pù Húc, tổ dân phố Nà Khà, thị trấn Lăng Can nhằm đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Địa điểm công trình khu tái định cư tại tổ dân phố Nà Mèn, thị trấn Lăng Can với kinh phí đầu tư 1 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Lâm Bình làm chủ đầu tư, dự kiến hoàn thành trong năm 2024.
Nhiều hộ dân sinh sống ngay dưới các điểm sạt lở, vệt lũ quét tại núi Pù Húc (tổ dân phố Nà Khà, thị trấn Lăng Can.
Từ tháng 6/2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang liên tiếp xảy ra mưa lớn, gây ra tình trạng sạt lở đất đá, lũ ống, ngập úng... Mưa lớn khiến 5 người thương vong, làm hư hỏng hàng trăm ngôi nhà, hàng trăm ha cây trồng của người dân bị ảnh hưởng. Trước diễn biến thời tiết phức tạp như hiện nay, việc khẩn trương di dời các hộ dân nằm trong vùng thiên tai, lũ quét, sạt lở đất tại chân núi Pù Húc, tổ dân phố Nà Khà, thị trấn Lăng Can là hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn tính mạng cũng như giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.
Lúc này, người dân cũng chỉ biết mòn mỏi chờ đợi quyết định nhanh chóng của lãnh đạo chính quyền địa phương.
Cô gái bỏ lại xe máy, tháo chạy khỏi điểm sạt lở ở Sơn La Đoạn clip ghi lại cảnh một cô gái đi xe máy trên quốc lộ bỏ xe, chạy khỏi điểm sạt lở khi đất đá lăn từ trên núi xuống. Mới đây, mạng xã hội chia sẻ đoạn clip một người đi xe máy đã kịp thời phát hiện và chạy thoát khỏi điểm sạt lở tại Sơn La. Hình ảnh cô gái bỏ...