Nhanh chóng cứu hộ một gia đình bị vùi lấp do sạt lở đất ở Sơn La
Ngày 10/8, tại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã xảy ra một vụ sạt lở đất khiến 3 người trong một gia đình thương vong.
Hiện trường vụ sạt lở. Ảnh: TTXVN phát
Theo đó, vào khoảng 4 giờ ngày 10/8, đất từ taluy dương đã sạt xuống, tràn vào cơ sở kinh doanh du lịch Man Đô tại xã Tà Xùa. Lượng lớn bùn đất tràn xuống đã vùi lấp 3 người trong gia đình anh Đặng Văn Lương (sinh năm 1990).
Ngay khi xảy ra sự cố, lực lượng ứng trực tại chỗ đã huy động phương tiện, máy móc khẩn trương cứu hộ, cứu nạn. Tuy nhiên, do lượng bùn đất tràn vào nhà nhiều nên phải sau 30 phút nỗ lực đào bới đất, lực lượng cứu hộ mới đưa được anh Đặng Văn Lương và người con (1 t.uổi) ra ngoài. Cả 2 n.ạn n.hân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Yên. Đến khoảng 7 giờ 45 phút, chị Đặng Hương Giang, sinh năm 1992 (vợ anh Lương) mới được tìm thấy nhưng đã t.ử v.ong.
Theo bà Lừ Thị Bình, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Yên, những ngày qua ở huyện có mưa lớn kéo dài khiến nhiều điểm bị ngập lụt, sạt lở đất, đá gây thiệt hại về người, tài sản, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất, đi lại của nhân dân. Trong đó, khu vực bản Tà Xùa, xã Tà Xùa bị sạt lở nghiêm trọng, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Bắc Yên đã huy động lực lượng chức năng của huyện và xã Tà Xùa cắm biển cảnh báo, hướng dẫn người dân, phương tiện di chuyển an toàn; đưa phương tiện, máy móc khẩn trương khắc phục điểm sạt lở.
Lực lượng chức năng đưa t.hi t.hể nạn nhân ra ngoài. Ảnh: TTXVN phát
UBND huyện Bắc Yên cũng đã chỉ đạo, rà soát các điểm sạt lở và yêu cầu cơ sở kinh doanh du lịch, người dân ký cam kết di dời người, tài sản đến nơi an toàn. Tuy nhiên, gia đình anh Đặng Văn Lương vẫn quay lại nhà để ngủ thì xảy ra vụ việc đáng tiếc trên.
Trước đó, mưa lớn kéo dài từ ngày 4-5/8 đã làm sạt lở taluy dương, tại Km13 400m, tỉnh lộ 112, ở khu vực bản Tà Xùa, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, gây ách tắc giao thông cục bộ. Tại điểm sạt lở, hàng chục nghìn mét khối đất, đá sạt lở xuống lấp kín đoạn đường dài hơn 50m. Đặc biệt, phía dưới khu vực sạt lở còn có 10 bungalow đang kinh doanh dịch vụ du lịch.
Đồng bào vùng cao Sơn La chủ động ứng phó lũ quét, sạt lở đất khi mưa kéo dài
Đồng bào dân tộc Thái, Mông ở Sơn La với tập quán sinh sống ven suối và trên các sườn đồi núi dốc, mỗi mùa mưa thường đối mặt với nguy cơ cao lũ quét và sạt lở đất.
Thực tế trong đợt mưa lũ do hoàn lưu bão số 2 vừa qua, trên địa bàn có 12 người c.hết và mất tích, chủ yếu đều do sạt lở đất và lũ cuốn trôi.
Video đang HOT
Chính vì vậy, để giảm thiểu các thiệt hại do mưa lũ gây ra, khi trên địa bàn tỉnh Sơn La đang có đợt mưa lớn, các địa phương đã, đang chủ động triển khai các giải pháp ứng phó, nhất là đẩy mạnh tuyên truyền để người dân chú ý đề phòng với lũ quét và sạt lở đất.
20 hộ dân ở xã Chiềng Xôm, TP Sơn La phải di dời khẩn cấp do sạt lở
Xã vùng cao Co Mạ, huyện Thuận Châu, Sơn La có 17 bản thì có 14 bản đồng bào Mông sinh sống rải rác trên các sườn đồi. Trong đợt mưa lớn vừa qua, 1 người phụ nữ ở xã đã t.hiệt m.ạng do bị nước lũ cuốn trôi trong lúc người này qua suối đi nhổ mạ về trồng lúa; hơn 1 ngày sau các lực lượng phối hợp mới tìm thấy t.hi t.hể ở cách nơi bị nạn tới 50km.
Mưa lớn do hoàn lưu bão số 2 đã làm 12 người ở Sơn La t.hiệt m.ạng do sạt lở đất và lũ cuốn trôi
Ông Thào A Súa, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, khi trời có mưa, bà con tiếc của nên thường đi xem nương, xem ruộng, hoặc ra xem ao... mà không biết nguy hiểm trực chờ. Chính vì vậy, trước và trong mỗi đợt mưa lũ, xã đều tăng cường tuyên truyền để bà con biết, chủ động phòng tránh.
"UBND xã đã phối hợp với các bản rà soát những cái khu nào có nguy cơ sạt lở đất thì cảnh báo và đã di dời những cái hộ ở khu vực đấy. Đường đi lại những khu nào dễ sạt lở thì cũng cảnh báo để mọi người biết và giảm bớt đi lại để tránh thiệt hại", ông Thào A Súa cho hay.
Không ít người dân vẫn chủ quan, ra suối bắt cá khi nước suối lũ
Tại xã vùng cao Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn, ông Lù A Dủa, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, may mắn đợt mưa lũ do hoàn lưu bão số 2 vừa qua, xã không bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, nhiều diện tích nương cây ăn quả và một số vị trí trên tuyến đường liên xã cũng bị sạt lở.
Trước dự báo trên địa bàn tỉnh sẽ có đợt mưa lớn kéo dài đến 1/8, cấp ủy, chính quyền xã đã, đang triển khai quyết liệt các giải pháp để nâng cao ý thức, nhận thức của người dân trong phòng tránh, ứng phó với mưa lũ để giảm thiểu các thiệt hại.
00:01/00:52
Lãnh đạo tỉnh Sơn La chỉ đạo người dân ở bản Panh, xã Chiềng Xôm, TP Sơn La di dời khẩn cấp do sạt lở đất
"Đảng ủy xã đã chỉ đạo các bản tuyên truyền, các hộ dân ở vùng nguy cơ cao có thể sạt lở thì khi có mưa kéo dài là nghiêm cấm các hộ dân không được đi chơi lại, kể cả đi bộ và phương tiện. Đồng thời, tập trung ở bản để đảm bảo an toàn chứ không ở lẻ tẻ ở nương, ở ruộng, hoặc ở những vùng có nguy cơ sạt lở cao", ông Lù A Dủa nói.
Theo ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, thiên tai thường diễn biến đột xuất, bất ngờ. Thực tế qua cơn bão số 2 vừa qua cho thấy, địa phương nào chủ động trong phòng, chống, ứng phó thì thiệt hại thấp hơn nhiều so với những nơi mà bà con còn chủ quan. Chính vì vậy, cùng với tích cực chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của mưa lũ, ngay trước và trong đợt mưa lũ dự báo kéo dài đến ngày 1/8 này, công tác tuyên truyền được tỉnh xác định là một trong những giải pháp trọng tâm trong ứng phó nhằm giảm thiểu các thiệt hại.
Tại xã Co Mạ, 1 người phụ nữ bị nước lũ cuốn trôi trong lúc đi qua suối nhổ mạ về cấy
"Chúng ta phải tuyệt đối chấp hành, không được ra sông, ra suối, không bắt cá, không đi vớt củi... và tuyệt đối không được di chuyển vào những vùng có nguy cơ sạt lở cao. Huy động các lực lượng sẵn sàng chiến đấu là các lực lượng công an, quân đội đứng chân trên địa bàn để ứng trực kịp thời, di chuyển nhanh nhất người và tài sản ra khỏi khu vực sạt trượt để đảm bảo an toàn", ông Công khẳng định.
Mưa lũ gây sạt lở nhiều tuyến đường liên xã, liên bản ở vùng cao Co Mạ, Thuận Châu (Sơn La)
Bằng sự chủ động của chính quyền địa phương và nâng cao ý thức phòng tránh, ứng phó của người dân, Sơn La cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại về người và tài sản do lũ quét, sạt lở đất gây ra.
Người dân Sơn La chủ động phòng, chống ngập lụt Để ứng phó với nguy cơ ngập lụt, sáng 28/7, nhân dân trên địa bàn thành phố Sơn La đã khẩn trương di dời các vật dụng, tài sản trong gia đình đến nơi an toàn... Một cơ sở kinh doanh tại thành phố Sơn La di chuyển hàng hóa đến nơi an toàn, sáng 28/7. Theo dự báo của Đài Khí tượng...