Sơn La: Những hình ảnh “đau lòng” khi tiêu hủy 5.200 lợn vì dịch tả
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn Châu Phi tỉnh Sơn La, tính đến ngày 29/5/2019 dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện ở 110 bản, tiểu khu, 46 xã, thị trấn, phường thuộc 12 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La. Tổng số lợn mắc bệnh đã tiêu hủy là 5.242 con.
Theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn Châu Phi tỉnh Sơn La, có 3 huyện gồm Yên Châu, Quỳnh Nhai, Vân Hồ đã công bố hết dịch. Huyện Thuận Châu công bố hết dịch trên địa bàn 5 xã. Huyện Mường La công bố hết dịch trên địa bàn 2 xã. Huyện Mộc Châu công bố hết dịch trên địa bàn 1 xã.
Trong đó, trên toàn tỉnh còn 29 xã thuộc 9 huyện có bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa qua 30 ngày. Có 2 xã, thị trấn thuộc huyện Sông Mã, Bắc Yên đã công bố hết dịch trên địa bàn nhưng sau đó lại phát sinh lợn bị bệnh.
Tiêu hủy dịch tả lợn Châu Phi ở xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Sơn La đang được các cấp, ngành triển khai thực hiện nghiêm túc. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch cấp tỉnh, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cùng đoàn công tác đã đến địa bàn các huyện có dịch, đề nghị UBND các huyện có dịch thực hiện công bố dịch theo quy định, thành lập ban chỉ đạo phòng, chống dịch huyện, xã; xây dựng kế hoạch chống dịch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.
Giao UBND các xã có dịch thực hiện thống kê số lợn trong diện tiêu hủy, khảo sát, tìm địa điểm tiêu hủy thích hợp gần với nơi xảy ra dịch. Tổ chức tiêu huỷ toàn bộ số lợn trong trong diện tiêu hủy theo quy định. Thực hiện phun khử trùng, tiêu độc bằng hóa chất, rắc vôi tất cả chuồng trại của các bản xảy ra dịch. Đến hết ngày 29/5/2019 đã cung cấp cho các huyện, thành phố số hóa chất chống dịch gồm hơn 22.000 lít Benkocid; hơn 27.000 lít Iodine.
Video đang HOT
Tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy trên địa bàn tỉnh Sơn La là 5.242 con.
Ban chỉ đạo đã thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời tại các huyện, xã để kiểm soát việc vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn ra vào vùng dịch. Tăng cường công tác tuyên truyền về bệnh dịch tả lợn Châu Phi, đã cấp phát cho cơ sở 30.000 tờ rơi hướng dẫn công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi. UBND các huyện có dịch thành lập Hội đồng tiêu hủy và Hội đồng định giá lợn để làm căn cứ hỗ trợ (mức hỗ trợ lợn thịt, lợn con bằng 80% giá thị trường, lợn nái đang sinh sản và lợn đực giống đang khai thác hỗ trợ 1,5 lần lợn thịt).
Về nguyên nhân gây bệnh dịch trên địa bàn tỉnh, tỉnh Sơn La đánh giá: Ổ dịch đầu tiên tại tỉnh Sơn La xảy ra tại bản Huổi Ái, xã Mường É, huyện Thuận Châu. Nguyên nhân ban đầu được xác định do bản Huổi Ái nằm trên trục Quốc lộ 6 chạy qua, có 4 điểm rửa xe trên địa bàn bản Huổi Ái, các phương tiện như ô tô vận chuyển động vật thường dừng để rửa xe.
Tính đến ngày 29/5/2019 dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện ở 110 bản, tiểu khu, 46 xã, thị trấn, phường thuộc 12 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Tại các huyện Quỳnh Nhai, Phù Yên, do người dân mua lợn mắc bệnh từ các huyện giáp danh của tỉnh Điện Biên, Yên Bái về làm giống và mổ thịt ăn. Tại các huyện khác, do người dân mua thịt lợn nhiễm bệnh từ những người bán thịt rong từ nơi khác về bán trên địa bàn; mua lợn bệnh về mổ ăn; ổ dịch gần các điểm giết mổ…
Thời gian tới, tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người dân có lợn bị tiêu hủy để tránh tình trạng bán chạy lợn. Trước mắt, Ban chỉ đạo khuyến cáo người dân chăn nuôi nhỏ lẻ giảm đàn lợn, chuyển đổi sang chăn nuôi gia cầm, thủy sản và các loại gia súc khác. Trong dài hạn thì phải tái cơ cấu ngành chăn nuôi lợn, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ dần liên kết thành mô hình chuỗi chăn nuôi tập trung thực hiện an toàn sinh học.
Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân về phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan; vận động để người dân tại các bản khi có các đám hiếu, hỷ, ăn mừng nhà mới… không đóng góp bằng lợn (không mang lợn từ hộ này sang hộ khác, từ địa phương này qua địa phương khác) để tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp các huyện điều tra, giám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn các huyện; kiểm tra, thẩm định điều kiện công bố hết dịch trên địa bàn các xã, huyện khi đủ điều kiện. Tiếp tục hỗ trợ hóa chất, vật tư, bảo hộ trong công tác phòng, chống dịch.
Thời gian tới, tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người dân có lợn bị tiêu hủy để tránh tình trạng bán chạy lợn.
Để chủ động bảo vệ môi trường trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Sở TN&MT tỉnh Sơn La đã ban hành công văn hướng dẫn các huyện, thành phố tiếp tục triển khai công tác tiêu độc, khử trùng tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, lò giết mổ lợn. Đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể, khi phát hiện có hiện tượng vứt xác lợn bừa bãi, tiêu hủy sai quy định; các hố chôn lấp không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn, theo hướng dẫn tại Công văn số 1025/BTNMT-TCMT ngày 11/03/2019 của Bộ TN&MT.
Theo Danviet
Thêm Bạc Liêu có dịch tả lợn châu Phi, dịch bao trùm toàn ĐBSCL
Ngày 1/6, ông Nguyễn Duy Hưng - Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bạc Liêu xác nhận, trên địa bàn vừa phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại huyện Vĩnh Lợi và đã được tiêu hủy vào sáng nay.
Theo ông Hưng, vào chiều ngày 31/5, nhận được tin báo của người dân, cơ quan chức năng tiến hành lấy mẫu xét nghiệm đàn lợn của hộ ông Phạm Văn Mười (tại ấp B1, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu). Đến sáng nay (1/6), kết quả xét nghiệm dương tính với virus dịch tả lợn Châu Phi.
Ngay sau đó, cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền địa phương, hộ gia đình, tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn trên gồm 7 con lợn nái theo đúng quy định.
ảnh minh họa.
Bên cạnh đó, ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu triển khai thực hiện các giải pháp khoanh vùng, khống chế dịch bệnh; tăng cường tuần tra, giám sát, lập các chốt ngăn chặn, kiểm soát khâu vận chuyển, nhập lợn vào địa bàn; đồng thời tiến hành sát trùng khu vực xung quanh ổ dịch...
Theo ngành thú y tỉnh Bạc Liêu, mặc dù trong những ngày qua tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp ngăn ngừa, phòng bệnh rất quyết liệt, nhưng không mang lại kết quả như mong muốn. Việc lây nhiễm dịch tả Châu Phi có nhiều khả năng từ mầm bệnh lợn ngoài tỉnh, vì trước đó các địa phương giáp ranh với tỉnh Bạc Liêu gồm Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang đã xảy ra dịch tả lợn châu Phi với số lượng lớn.
Bạc Liêu là địa phương thứ 9 phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi, sau 8 tỉnh, thành khác trong khu vực ĐBSCL và là tỉnh thứ 49 có dịch tả lợn châu Phi.
Theo Danviet
Hàng xóm giàu nhờ bò sữa, tôi lại khá giả nhờ nuôi tằm nhả tơ Nhờ trồng dâu nuôi tằm mà đời sống kinh tế của gia đình anh Hà Văn Hoàng, bản Chiềng Đi (thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã trở nên khấm khá và có của ăn của để. Bình quân 1 năm gia đình anh đút túi hơn 100 triệu đồng/năm từ nghề trồng dâu nuôi tằm. Nhiều...