Sơn La: Mưa lớn gây lũ quét cuốn trôi hoa màu, tài sản của dân
Mưa lớn kéo dài từ đêm 15.8 đến 11h30 trưa nay (16.8) đã gây ngập úng ruộng đồng, hoa màu và nhà cửa của người dân tại bản Lạnh ( xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) làm đời sống sinh hoạt của bà con bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Bebinca, mưa lớn trên diện rộng đã xảy ra tại xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu (Sơn La) làm ngập úng và cuốn trôi nhiều ruộng lúa, hoa màu, tải sản của bà con nhân dân, khiến đời sống sinh hoạt của bà con bị đảo lộn.
Mưa lớn gây ngập úng nhiều diện tích hoa màu của bà con tại xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu.
Anh Lường Văn Hà ở bản Lạnh cho biết: Mưa lớn từ tối qua đến trưa nay cuốn trôi toàn bộ ruộng lúa của gia đình tôi và nhiều hộ khác trong bản. Chúng tôi chỉ trông chờ vào ruộng lúa, nay bị lũ cuốn trôi hết rồi không biết lấy gì để trang trải cuộc sống trong thời gian tới.
Trao đổi với Dân Việt, ông Lò Văn Sâm – Chủ tịch xã Tông Lạnh cho hay: Mưa lớn gây ra lũ quét, sạt lở đất làm ảnh hưởng đến 55m kênh mương, 34ha ruộng lúa bị ngập nước, trong đó có 12ha ruộng không thể khắc phục được, 8ha ao cá bị cuốn trôi hoàn toàn, nhà cửa của 3 hộ dân trong bản là Lò Thị Thiên, Lò Văn Hải, Lò Văn Phân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Video đang HOT
Chúng tôi đã huy động 38 thành viên lực lượng dân quân, đoàn viên xuống hiện trường hỗ trợ bà con, dọn dẹp và đào thoát nước ra khỏi ruộng bị ngập úng, di chuyển đồ đạc người dân đến nơi an toàn. Theo thông kê ban đầu, ước tính tổng thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng.
Nhà cửa của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mưa lũ.
Theo Danviet
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra ứng phó bão số 4 tại Quảng Ninh
Nhằm chuẩn bị công tác ứng phó với bão số 4, ngày 16.8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đoàn đi kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với bão tại tỉnh Quảng Ninh.
Tới thời điểm hiện tại, trên các tuyến biển, 613 tàu đánh bắt xa bờ của Quảng Ninh đã nhận được thông tin về hướng di chuyển của bão và không nằm trên đường đi của bão. Một số tàu đang chạy từ ngư trường về bờ, Chi cục Thủy sản đang tiếp tục thông tin, đôn đốc. Dự kiến, đêm nay những tàu này sẽ cập cảng.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra tuyến đê xung yếu Hà Nam. Ảnh: Trung Nguyên.
Về tàu du lịch, theo báo cáo của cơ quan Cảng vụ đường thủy nội địa, hiện nay có 484 tàu du lịch đang hoạt động (168 tàu lưu trú, 316 tàu chạy tiếng). Thời gian tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện thủy ra khơi từ 6h ngày 16.8.2018. Các tàu sẽ về nơi tránh trú tại các vị trí trên địa bàn thành phố Hạ Long (Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Cảng Hải Quân, vụng Bồ Nâu, Cảng Việt Hưng...).
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đang tích cực huy động lực lượng hàng trăm cán bộ chiến sĩ, phương tiện hiện đại ứng trực tại đơn vị, sẵn sàng triển khai khi có yêu cầu.
Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường cho biết, hiện bão số 4 cách thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) gần 200km. Tuy bão không vào trực tiếp nhưng có chiều hướng di chuyển phức tạp, phạm vi đới bờ rộng, gây mưa to đến rất to trên diện rộng. Do đó, Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý tỉnh tăng cường rà soát, ứng trực thường xuyên tại các điểm hồ, đập xung yếu, để có giải pháp đảm bảo an toàn. Đối với các công trình trình điểm đang thi công, nếu cần thiết phải ngừng thi công để đảm bảo an toàn.
Quảng Ninh đã tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện thủy ra khơi từ 6h ngày 16.8.2018. Ảnh: Nguyễn Quý.
Về các công trình thủy lợi, đê điều, cần phải nhanh chóng hạ mực nước các hồ chứa để chủ động đón lũ. Tại các điểm đê xung yếu, cần phải nhanh chóng gia cố, không vì triều cường đang ở mức thấp mà chủ quan. Tại các điểm khai thác than, bãi tập kết, bãi thải... cần tăng cường người canh gác cảnh báo kịp thời các sự cố. Tại các xã, huyện miền núi, cần nhanh chóng di dời các hộ dân đến nơi an toàn nếu khu vực có biến động bất thường. Hoạt động kinh tế du lịch trên biển cần phải kiên quyết rà soát lại, tránh để tình trạng còn tàu hoạt động trong vùng bão đi qua.
Sau khi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã cùng đoàn công tác đi kiểm tra tuyến đê xung yếu Hà Nam (thuộc thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh). Đây là tuyến đê biển cấp III với chiều dài 33,67km, có vị trí xung yếu, bảo vệ cho hơn 5.000ha hoa màu và hơn 6 vạn dân ở 8 xã phường thuộc thị xã Quảng Yên. Đây là công trình trọng điểm được Chính phủ và tỉnh Quảng Ninh quan tâm đầu tư nâng cấp từ năm 2006 đến nay.
Tính đến 12h cùng ngày, bão số 4 đã mạnh thêm, ở đảo Bạch Long Vĩ đã đo được gió mạnh 25m/s (cấp 10), giật 32m/s (cấp 11). Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Từ đêm nay (16.8), vùng tâm bão với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Do ảnh hưởng của bão, ở vịnh Bắc Bộ tiếp tục có mưa bão, gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12. Ở huyện đảo Bạch Long Vĩ gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 1, huyện đảo Cô Tô gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Sóng biển trên vịnh Bắc Bộ cao từ 4-6m, biển động rất mạnh.
Theo Danviet
Hải Phòng huy động tổng lực chống bão, Bạch Long Vỹ đã có gió lớn Để phòng chống cơn bão số 4 được dự báo là diễn biễn phức tạp, các ngành, địa phương, lực lượng vũ trang trên địa bàn TP Hải Phòng đã có kế hoạch, phương án huy động lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng...