Sơn La: Lên Mộc Châu xem tỷ phú mận hậu làm “rạp chống trời”
Trong “cái khó ló cái khôn”, lão nông Nguyễn Tuấn Dũng ở tiểu khu Pa Khen (thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã nghĩ ra cách dùng lưới cước chống lại mưa đá. Nhờ vậy, dù mưa đá có to bằng quả trứng gà đi nữa, diện tích mận hậu nhà ông vẫn bình an vô sự.
Đến hẹn lại lên, từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, tỉnh Sơn La nói chung và các tỉnh Tây Bắc nói riêng thường xuất hiện mưa đá gây thiệt hại nặng nề về tài sản và hoa màu của người nông dân.
Theo Báo cáo số 38/BC-PCTT của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Sơn La, từ ngày 21 – 24/3, mưa đá và dông lốc xảy ra trên địa bàn các huyện: Mộc Châu, Vân Hồ, Mai Sơn, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Sốp Cộp, thành phố Sơn La, đã khiến 473 ha cây ăn quả (mận, xoài, mơ…) bị rụng quả. Ứớc tính thiệt hại hàng tỷ đồng.
Nhiều người nói vui, lão nông Nguyễn Tuấn Dũng dùng lưới chống trời nên mưa đá dù to đến mấy diện tích mận hậu nhà ông vẫn không bị thiệt hại. (Ảnh: Anh Đức)
Là một trong những hộ dân mất trắng diện tích mận hậu đang chuẩn bị thu hoạch do mưa đá gây ra, lão nông Nguyến Tuấn Dũng ở tiểu khu Pa Khe, thị trấn nông trường Mộc Châu đã mất 2 năm trời để tìm cách khắc chế hiện tượng mưa đá bất thường. Và hiện nay, ông Dũng đã thành công nhờ bí quyết làm “rạp đám cưới” cho vườn mận của mình.
Ngược dòng thời gian cùng phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, lão Dũng kể: “Tôi bắt đầu trồng mận từ năm 1991 và là một trong người đầu tiên trồng mận ở đất Mộc Châu. Hiện nay, tôi có cả trăm cây mận có tuổi đời gần 30 năm với diện tích 4 ha.
Hiện, ông Dũng đã dùng lưới cước căng được 2ha. (Ảnh: Anh Đức).
Theo ông Dũng: Khí hậu, thổ nhưỡng ở Mộc Châu rất phù hợp với cây mận. Bởi vậy, ở Mộc Châu đã có hàng trăm hộ nông dân phất lên thành triệu phú, tỷ phú nhờ trồng mận. Nhưng mấy năm trở lại đây, biến đổi khí hậu, mật độ xuất hiện mưa đá dày hơn khiến người nông dân trở tay không kịp.
“Năm 2018, 4 ha mận hậu của gia đình tôi được mùa, quả sai trĩu cành. Cứ nghĩ thu hoạch xong sẽ “đút túi” tiền tỷ, nào ngỡ sau một trận mưa đá, quả rụng đầy gốc. Những quả còn lại bám trên cây, quả thì bị xước xát, quả bị thối, qủa thì bị sẹo. Đến mùa thu hoạch, tôi chở đi khắp nơi nhưng chỉ bán được một nửa với giá rẻ bèo 3.000đ/kg. Năm đấy, mận nhà thất thu, tiền bán mận không đủ bù chi phí phân bón”, ông Dũng kể lại.
Video đang HOT
Trong hoàn cảnh khó khăn, ông Dũng đã tìm ra bí quyết vượt qua bằng cách dùng lưới cước “làm rạp đám cưới” cho diện tích mận của gia đình. (Ảnh: Anh Đức).
Ông Dũng đổ mồ hôi, nước mắt cho vườn mận hàng chục năm qua, nhưng chỉ sau một trận mưa đá, thành quả đổ hết xuống sông xuống biển. Nghĩ mà buồn. Sau nhiều đêm trăn trở ông Dũng nảy ra ý tưởng dùng lưới để chống lại mưa đá.
Năm 2019, ông Dũng xách ba lô đi khắp nơi xem các mô hình nhà lưới, nhà kính làm nông nghiệp nhưng đều không phù hợp với cây mận. Cuối năm 2019, ông Dũng xuống Thủ đô Hà Nội tham quan một buổi triển lãm hàng công nông nghiệp. Ông phát hiện ra sản phẩm lưới cước của Nhà máy nhựa ở tỉnh Bình Dương siêu nhẹ, siêu bền và có độ đàn hồi rất tốt.
Mưa đá liên tiếp xảy ra mấy ngày vừa qua nhưng mận trong vườn nhà ông Dũng vẫn sai trĩu trịt.
“So với các loại lưới khác trên thị trường, tôi thấy loại lước cước này có độ đàn hồi rất tốt. Bởi vậy, tôi xin ngay một cái card ghi thông tin về công ty. Sau khi về nhà, tôi bảo thằng con trai gọi theo số máy ghi trên cap để hỏi mua lưới thì được nhân viên công ty tư vấn rằng phải mua hơn 2 – 3 tấn lưới đủ một mẻ công ty mới sản xuất và chốt đơn hàng. Đàm phán đi đàm phá lại gần trăm cuộc điện thoại mới chốt được đơn hàng với một chi nhánh của công ty ở Hà Nội…” – ông Dũng kể lại.
Ông Dũng cho biết: Sau khi ăn Tết xong, gia đình tôi đánh ô tô xuống Hà Nội chở lưới về. Và phải mất hơn một tháng mới che chắn được 2ha cây mận hậu. Hiện còn 2ha nữa, trong thời gian tới gia đình tôi sẽ che dùng lưới che toàn bộ.
Trong khi đó mưa đá xảy ra bất thường những ngày qua đã khiến vườn mận của nhiều hộ dân rụng đầy vườn.
Cũng theo ông Dũng, khi ông có ý tưởng dùng lưới chống lại mưa đá cho diện tích mận hậu của gia đình, nhiều người dân xung quanh nghe được thông tin và bảo ông thích làm màu.
“Phải mất hơn 100 triệu đồng mới mua được lưới cước chống mưa đá. Lúc chuẩn bị mua lưới, bà con nhìn tôi với ánh mắt dị nghị và nói tôi bỏ tiền mua vui, lấy trứng chọi đá, làm trò cười cho thiên hạ. Vì vậy, tôi quyết tâm phải làm bằng được” – ông Dũng quả quyết.
Tiết lộ cách làm với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Dũng bảo: “Đầu tiên, mỗi gốc mận cố định một thanh tre dài khoảng 4,5m tùy chiều cao của mận làm sao cho cho phù hợp. Sau đó căng một sợi dây thép từ đầu gốc mận bên này sang gốc mận bên kia qua những thanh tre, rồi vác lưới cước qua như rạp đám cưới. Sau đó kéo ra 2 bên buộc vào 2 hàng với nhau. Hàng ngoài cùng chôn thêm cột tre và rít vào.
Tại xã Mường Giôn (huyện Quỳnh Nhai, Sơn La) mưa đá không chỉ gây ảnh hưởng hoa màu mà còn gây thiệt hại về nhà cửa của 197 hộ dân ở các bản. Ảnh: Tòng Văn Thành
Ông Dũng phấn khởi chí sẻ thêm: “Rất may gia đình tôi vừa làm xong được 2 hôm thì đến ngày 22/3 xảy ra mưa đá và được thử nghiệm luôn. Rất hiệu quả. Còn các hộ khác thì rụng đầy vườn. Lưới này có sự đàn hồi rất tốt và siêu bền nên khi xảy ra mưa đá, đá bị nảy và rơi ngay xuống đất. Còn những chỗ mình buộc thắt nút, đá đọng lại sau khi đầy thì tự tràn xuống.
“Sau cái ngày mưa đá xong, buổi tối ngày 22/3 đến sáng ngày 23/3, bà con đến nhà tôi đông như đi trẩy hội. Bà con ai cũng trầm trồ thán phục và muốn tôi bày cách làm” – ông Dũng nói.
Ảnh: Các "cô bò" trên sàn "catwalk" dự thi Hoa hậu bò sữa Mộc Châu
Các thí sinh bò được tập đi "catwalk", ngày nào cũng được tắm táp sạch sẽ, chải lông mượt mà, cắt tỉa móng chân, massage bầu vú để thêm to và căng tròn,... là những bước "tập dượt" cho các thí sinh bò trước khi tham gia cuộc thi Hoa hậu bò sữa Mộc Châu 2019.
Sáng ngày 15/10, tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, đã diễn ra Hội thi "Hoa hậu bò sữa Mộc Châu" năm 2019 với chủ đề "Thiên đường bò sữa trên đất Việt" - chuỗi các hoạt động mang dấu ấn đậm nét văn hóa đã diễn ra tại vùng đất cao nguyên Mộc Châu.
Những "cô bò" chuẩn bị bước lên sàn "catwalk" tại hội thi. Ảnh: Nguyễn Chương
Đây là lần thứ 16 liên tiếp Hội thi Hoa hậu bò sữa được Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu tổ chức. Sự kiện nhằm tôn vinh những người nông dân chăn nuôi bò sữa, đồng thời là ngày hội truyền thống với nét đẹp văn hóa độc đáo, ý nghĩa của vùng đất Mộc Châu. Theo đó, Hội thi 2019 hướng đến đẩy mạnh việc phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hướng tới thị trường xuất khẩu.
Ông Trần Công Chiến - Tổng Giám đốc Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu cho biết: "Mục đích chính của hội thi nhằm tôn vinh những hộ làm nghề chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu, qua đó khuyến khích, động viên những người chăn nuôi bò sữa tạo ra phong trào thi đua mạnh mẽ, sôi nổi để giành những phần thưởng cao nhất. Hội thi Hoa hậu bò sữa đã trở thành một nét đẹp văn hóa đặc sắc và là ngày hội được chờ đợi nhất của vùng đất Mộc Châu".
Cho đến nay, Mộc Châu Milk đang có 3 trang trại chăn nuôi tập trung, cùng 548 hộ nông dân chăn nuôi bò sữa liên kết với công ty, với quy mô tổng đàn bò gần 25.500 con, sản lượng sữa bình quân đạt gần 100.000 tấn/năm. Quy mô hộ chăn nuôi bình quân 45 con/hộ, hộ nhiều nhất nuôi 230 con.
Các "cô bò" được chăm sóc kỹ càng trước khi vào cuộc thi. Ảnh: Nguyễn Chương
Vòng chung kết của Hội thi Hoa hậu Bò sữa năm nay, có 106 cô bò sữa đến từ 70 hộ tham gia tranh giải ở các hạng mục: Bò vắt sữa, bò cạn sữa, bò hậu bị, bê cai sữa và bê sữa ăn. Trong khi đó, các hộ nông dân có bò dự thi sẽ tham gia thi phần thi kiến thức về chăn nuôi.
Ngay từ sáng sớm, dù thời tiết có mưa nhỏ nhưng hàng nghìn du khách từ khắp nơi đã đổ về sân trung tâm của Công ty sữa Mộc Châu để dự Hội thi bò sữa Mộc Châu 2019, mọi người ai cũng háo hức để tận mắt được chứng kiến những màn trình diễn của các "cô bò".
"Vương miện" của cuộc thi Hoa hậu bò sữa Mộc Châu 2019 thuộc về "cô bò" mang số hiệu 16316, sinh năm 2015, trọng lượng 738kg của hộ gia đình ông Lê Xuân Tiến, thuộc đơn vị tiểu khu 19/5. Ảnh: Nguyễn Chương
Trên sàn diễn ra Hội thi bò sữa Mộc Châu 2019, các "ông bầu", "bà bầu" chăm sóc rất cẩn thận, trang điểm kỹ càng cho các "cô bò" của mình để chuẩn bị tham gia Hội thi. Để thêm phần duyên dáng và tạo điểm nhấn, các "cô bò" được chủ nuôi đeo thêm một chiếc nơ đỏ, massage bầu vú để căng đầy, cắt tỉa móng chân trau chuốt, sấy lông đuôi cho bông mượt trước khi bước ra sân khấu trình diễn.
Điều thú vị trước khi khai mạc Hội thi bò sữa Mộc Châu, trước đó ngày 14/10, "cô bò" mang số hiệu HF13478 của chủ nuôi là bà Nguyễn Quỳnh Liên, thuộc đơn vị vườn đào 2, thị trấn Nông trường Mộc Châu đã "vượt cạn" thành công khi sinh ra một bê con với cân nặng 45kg. Đây là một điềm may mắn với hộ gia đình chúng tôi trước khi tham gia Hội thi. Từ nhiều tháng trước, tôi đã phải có chế độ chăm sóc riêng cho bò từ chế độ dinh dưỡng, hình thể... để tham gia Hội thi.
Theo Ban Giám khảo, tiêu chí để tuyển chọn "Hoa hậu bò sữa" rất nghiêm ngặt, đó là phải hội tụ đầy đủ những đặc điểm đặc trưng của giống bò Holstein Friesian thuần chủng, có ngoại hình đẹp, cơ thể khỏe mạnh, kết cấu cơ thể cân đối hài hòa, bốn chân vững chắc, tầm vóc to lớn, đặc biệt các chỉ tiêu về sinh trưởng, sản xuất sữa phải nổi trội hơn các con bò khác.
Cũng có "thí sinh" bò tham dự hội thi năm nay, hộ chăn nuôi của ông Nguyễn Văn Cừ, đến từ đơn vị 77 chia sẻ: "Hiện nay, quy trình chăm sóc bò ngày càng được thực hành tốt hơn, bởi vậy chất lượng của các thí sinh bò tham dự Hội thi năm nay có thể hình to, đẹp và cho sản lượng sữa nhiều hơn so với các năm trước". Ông Cừ cho biết, đây là lần thứ 3 gia đình ông tham gia Hội thi. Theo ông Cừ, ý nghĩa của Hội thi đem lại rất thiết thực, giúp các hộ chăn nuôi giao lưu kiến thức, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc bò và chất lượng sữa được tốt nhất".
Sau một buổi sáng căng thẳng của hội thi, cuối cùng "vương miện" của cuộc thi Hoa hậu bò sữa Mộc Châu 2019 thuộc về "cô bò" mang số hiệu 16316, sinh năm 2015, đạt trọng lượng 738kg của hộ gia đình ông Lê Xuân Tiến, thuộc đơn vị tiểu khu 19/5. Đây là năm thứ 2 liên tiếp "cô bò" của hộ gia đình ông Tiến giành được ngôi vị cao nhất của cuộc thi Hoa hậu bò sữa Mộc Châu.
Giải Á hậu 1 Hội thi hoa hậu bò sữa 2019: Bò mang số hiệu 13394 được nuôi tại chủ hộ Phạm Văn Chuyên thuộc đơn vị Vườn Đào 1. Bò sinh năm 2014 có nguồn gốc bố từ Mỹ, mẹ là Australia. Thành tích của bò đạt được như sau : Trọng lượng cơ thể 727 kg. Bò đã đẻ 4 lứa tháng 10 năm 2019. Sữa 305 ngày đạt 13.889 kg.
Giải Á hậu 2 Hội thi hoa hậu bò sữa 2019: Bò mang số hiệu 8221 được nuôi tại chủ hộ Phạm Thị Thắm thuộc đơn vị Chăn nuôi 2. Bò sinh năm 2012 có nguồn gốc bố từ Mỹ, mẹ là Autralia. Thành tích của bò đạt được như sau : Trọng lượng cơ thể 720 kg. Bò đẻ 6 lứa. Lứa 6 đẻ tháng 8 năm 2019. Sữa 305 ngày đạt 13.656 kg.
Theo Danviet
Sơn La: Liên tiếp xảy ra mưa đá, gây nhiều thiệt hại 3 ngày gần đây, trên địa bàn tỉnh Sơn La liên tiếp xảy ra các trận mưa đá và dông lốc, gây thiệt hại nặng nề về tài sản và hoa màu của nhân dân, ước tính thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Từ chiều 21/3 đến cuối giờ chiều nay (23/3), trên địa bàn tỉnh Sơn La liên tiếp xảy ra mưa...