Sơn La hỗ trợ công nhân đi lao động tại các tỉnh phía Nam trở về ổn định cuộc sống
Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh Sơn La, hiện số lao động là người Sơn La di chuyển bằng xe máy từ các tỉnh phía Nam về quê đã lên đến hơn 1.000 người; trong đó nhiều nhất là các huyện Phù Yên 678 người, Bắc Yên 163 người, Mường La 114.
Nhân viên Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hoa quả Sơn La chế biến long nhãn. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN
Để giúp người dân từ vùng dịch hồi hương về quê ổn định cuộc sống, trước mắt, các địa phương trong tỉnh tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân để tạo sinh kế, có việc làm; đặc biệt là trong tiêu thụ nông sản cho nhân dân. Thực hiện tốt việc lưu thông hàng hóa, không gây ách tắc ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân.
Đến nay, Sơn La đã thực hiện chi trả hỗ trợ cho 21.960 đối tượng với số tiền 11,1 tỷ đồng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Theo bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, song song với thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, Sơn La đang tập trung phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, an sinh xã hội; thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh.
Mặc dù vậy, Sơn La hiện còn gặp một số khó khăn, đó là địa phương có dân số đông với gần 1,3 triệu người nhưng đến nay mới được phân bổ 269.887 liều vaccine (chiếm hơn 20% dân số). Địa phương đã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch với phương châm 4 tại chỗ, tuy nhiên nguồn lực, cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị, vật tư y tế… tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong tỉnh còn thiếu, cũ hỏng, không đồng bộ, nhân lực mỏng.
Được biết, toàn tỉnh đã vận động người dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 được 32,1 tỷ đồng tiền mặt cùng nhiều hàng hóa và hiện vật. Từ nguồn kinh phí này, Sơn La đã trích kinh phí để đóng góp Quỹ mua vaccine, hỗ trợ cho các Tổ COVID cộng đồng, hỗ trợ công nhân đi lao động tại các tỉnh trở về để bảo đảm an sinh xã hội, ổn định cuộc sống…
Cũng theo bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, không chỉ hỗ trợ người dân trong tỉnh và các địa phương, tỉnh Sơn La còn hỗ trợ 9 tỉnh Bắc Lào 18 máy thở, 135.000 khẩu trang y tế, 45.000 khẩu trang vải và 9.000 chai dung dịch sát khuẩn tay với tổng trị giá gần 2,8 tỉ đồng. Hỗ trợ các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương 2 tỷ đồng và 470 tấn hàng hóa nông sản phòng, chống dịch.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 của tỉnh Sơn La, tính đến ngày 7/10, toàn tỉnh đã có 252 ca mắc COVID-19, chủ yếu là các công nhân, người lao động trở về từ các tỉnh có dịch như Bình Dương 154 người, Hà Nội 36 người, Bắc Giang 1 người, Phú Quốc 1 người, người huyện Phù Yên 60 người. Đến nay đã điều trị khỏi bệnh 214 ca (không có ca tử vong), hiện đang điều trị là 39 ca, sức khoẻ các bệnh nhân tương đối ổn định. Dự kiến ngày 14/10 sẽ ra viện 18 bệnh nhân và đến ngày 21/10 ra viện thêm 22 bệnh nahan sẽ được xuất viện.
Sơn La: Khẩn trương khắc phục thiệt hại do mưa lũ tại Mường La
Từ đêm 24/8 đến rạng sáng 25/8, trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa lớn, lượng mưa đo được trên 200 mm, gây ra lũ ống, lũ quét làm thiệt hại về nhà ở, giao thông và cây trồng trên địa bàn một số xã, trị trấn.
Huyện Mường La đang khẩn trương triển khai các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn định đời sống cho người dân.
Một điểm cống thoát lũ trên tỉnh lộ 109 đoạn qua xã Nặm Păm bị cuốn trôi.
Nặm Păm - xã từng xảy ra trận lũ lịch sử vào đầu tháng 8 năm 2017 - là địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nhất trong đợt mưa lũ lần này. Tại đây, gần 40 ha ruộng, ao cá đã bị ngập nước, cuốn trôi. Trong đó, phần lớn là diện tích ruộng lúa nằm dọc con suối Nặm Păm vừa được người dân khôi phục, đưa vào sản xuất sau trận lũ năm 2017.
Ông Cà Văn Hiên, bản Hốc, xã Nặm Păm chia sẻ, năm 2017, trận lũ quét đi qua đã cuốn trôi hết tài sản, ruộng vườn của người dân trong bản. Mấy năm nay, người dân dần ổn định cuộc sống, bắt đầu khôi phục được một phần ruộng lúa đã bị lũ vùi lấp để đưa vào sản xuất, canh tác. Nhưng trận lũ rạng sáng 25/8 lại cuốn trôi, vùi lấp tất cả. Bây giờ mọi người trong bản rất lo lắng, vì đây là nguồn cung cấp lượng thực chính.
Trận lũ ống, lũ quét rạng sáng 25/8, còn gây thiệt hại nặng đến Tỉnh lộ 109, từ trung tâm huyện Mường La đi các xã Nặm Păm, Ngọc Chiến. Hiện Tỉnh lộ 109 có 3 cống thoát lũ bị cuốn trôi hoàn toàn với tổng chiều dài gần 200 m; hơn 6 km đường bị sạt lở, cuốn trôi một phần. Điều này đã khiến giao thông đến các xã Nặm Păm, Ngọc Chiến và đi huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) bị cắt đứt. Nhiều bản nằm dọc tuyến đường này đang bị cô lập. Trước tình hình đó, các đơn vị chức năng đã khẩn trương huy động phương tiện, máy móc để khắc phục tại những điểm bị chia cắt.
Ông Nguyễn Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường La thông tin, ngay sau khi có thông tin mưa lũ gây thiệt hại, tỉnh Sơn La đã giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp với UBND huyện Mường La khắc phục các điểm sạt lở, bị chia cắt trên tuyến đường 109. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, không có mưa lớn thì trong 2 đến 3 ngày tới, lực lượng chức năng sẽ thông tuyến bước 1, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi.
Theo thống kê của huyện Mường La, mưa lớn kéo dài trên địa bàn đã khiến mực nước suối tại các xã Nặm Păm, Hua Trai và thị trấn Ít Ong dâng cao, làm hơn 70 ha lúa, ao cá, hoa màu và nhiều công trình cầu cống bị vùi lấp, cuốn trôi. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 13 tỷ đồng. Hiện nay, huyện Mường La đã triển khai phương án "4 tại chỗ" để ứng phó kịp thời khi có mưa lũ xảy ra; đồng thời chỉ đạo các lực lượng tại chỗ phối hợp với các xã, thị trấn thống kê, khắc phục hậu quả thiệt hại do mưa lũ gây ra. Cùng với đó, huyện chỉ đạo rà soát lại các hộ có nguy cơ sạt lở cao để tuyên truyền, vận động di chuyển đến nơi an toàn.
Thượng tá Bùi Minh Thám, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mường La cho biết: sau khi xảy ra mưa lũ, đơn vị đã cử cán bộ xuống hiện trường cùng các lực lượng khác sơ tán người dân dọc suối để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của họ. Đơn vị đã tổ chức lực lượng, huy động một trung đội dân quân cơ động của xã Nặm Păm ứng trực 24/24 giờ, sẵn sàng xử lý khi có các tình huống bất ngờ xảy ra.
Tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch bệnh: Đồng bộ nhiều giải pháp Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương thời gian qua đã làm đứt gãy chuỗi lưu thông, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực từ việc tiêu thụ nông sản tại các tỉnh Sơn La, Bắc Giang, Lạng Sơn... trong những ngày gần đây cho thấy, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh...