Sơn La: Hấp dẫn bởi những ẩm thực lạ, tập quán độc đáo
Đến với Mường La, du khách được thăm công trình thủy điện Sơn La kỳ vĩ, được trải nghiệm, khám phá những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng như hòa mình vào trong các lễ hội, những phong tục tập quán, những món ẩm thực lạ.
Khu du lịch cộng đồng tắm suối khoáng nóng ở bản Lướt, xã Ngọc Chiến (Mường La)
Đến với Mường La, du khách được thăm công trình thủy điện Sơn La kỳ vĩ, được tìm hiểu về những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng như hòa mình vào trong các lễ hội, những phong tục tập quán, những món ẩm thực lạ.
Nơi đây còn có hơn 20 công trình thủy điện vừa và nhỏ với các hồ nước nhân tạo rộng mênh mông; những mó nước khoáng nóng, hệ thống hang động đẹp và các di tích lịch sử thời kỳ chống Pháp; điểm du lịch xã Ngọc Chiến có độ cao hơn 1.600 m so với mặt nước biển, nơi đây là nơi sinh sống của các dân tộc Thái, Mông, La Ha, đến đây du khách được hòa mình vào không gian thơ mộng của núi rừng Tây Bắc, nơi có núi non trùng điệp, những bản làng e ấp bên sườn núi, có suối nước khoáng nóng.
Bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc trên địa bàn với nhiều lễ hội được duy trì, như lễ hội Mừng cơm mới; Lễ hội cúng vía trâu tại xã Ngọc Chiến; Lễ hội “Pang a” (Lễ hội tạ ơn) của dân tộc La Ha, xã Pi Toong; “Ngày hội văn hóa dân tộc Mông” tại xã Chiềng Công… Hệ thống giao thông từ Mường La đi Than Uyên ( Lai Châu), Nghĩa Lộ ( Yên Bái), Sa Pa (Lào Cai) thuận lợi trong việc kết nối du lịch liên vùng, là những tiền đề quan trọng để phát triển du lịch.
Công trình thủy điện Sơn La kỳ vĩ là điểm đến hấp dẫn thu hút du khách.
Từ đầu năm 2021, huyện Mường La tăng cường quảng bá về du lịch, nâng cao chất lượng các dịch vụ về du lịch, tập trung thu hút phát triển du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La, chú trọng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Ngọc Chiến, tắm khoáng nóng tại xã Ngọc Chiến, trung tâm thị trấn ít Ong; xây dựng kế hoạch chi tiết 01 bản du lịch cộng đồng Nà Tâu tại xã Ngọc Chiến; ban hành Kế hoạch phối hợp của Sở VHTTDL – UBND huyện Mường La – Công ty thủy điện Sơn La về xây dựng điểm du lịch nhà máy thủy điện Sơn La…
Triển khai xây dựng kế hoạch tôn tạo một số di tích gắn với các hoạt động tham quan du lịch, như Đồn Mường Chiến, gắn với du lịch cộng đồng xã Ngọc Chiến; Đồn Pom Pát, hang Co Nong, thị trấn Ít Ong, gắn với điểm du lịch công trình thủy điện Sơn La.
Đồng thời xúc tiến khảo sát các điểm đến, xây dựng hạ tầng du lịch; hoàn thiện các điều kiện còn thiếu để công nhận điểm du lịch; tổ chức tập huấn, cấp thẻ hướng dẫn viên; quảng bá xúc tiến du lịch, đón đoàn Famtrip khảo sát, đánh giá chất lượng điểm du lịch; xây dựng các bến thuyền phục vụ du lịch; phát triển cá lồng, chợ cá sông Đà gắn với du lịch lòng hồ; thu hút các hộ kinh doanh, HTX, doanh nghiệp đầu tư nhà hàng dịch vụ ăn uống; dịch vụ thuyền du lịch; trồng cây bản địa, cây mang bản sắc văn hóa dân tộc như: gạo đỏ, mắc trai hai bên hồ, tạo cảnh quan, phục vụ du khách…
Video đang HOT
Vẻ đẹp hoang sơ, đượm tình của vùng đất cổ tích Ngọc Chiến, Sơn La
Ngọc Chiến được ví như Đà Lạt của Tây Bắc, nơi có những mái nhà rêu phong lợp gỗ pơ mu, những cánh đồng nếp tan nép mình dưới thung lũng tuyệt đẹp.
Xã Ngọc Chiến là nơi có những bản làng nằm cao nhất của huyện Mường La, cách trung tâm thành phố Sơn La khoảng 80km. Du khách lần đầu đến đây sẽ ngỡ như vừa lạc vào xứ sở cổ tích, nơi vẻ đẹp tự nhiên vẫn còn gần như nguyên vẹn.
Khung cảnh Ngọc Chiến luôn mang một gam màu trầm. Cho dù trời nắng đẹp ở khắp các vùng khác của tỉnh Sơn La, thế nhưng chỉ cần đi qua con đèo Sam Síp sang Ngọc Chiến trời đã se se lạnh, mây trắng giăng mắc, bao phủ khắp núi, đồi, cánh đồng.
Ngọc Chiến có khoảng 1.680 hộ, gồm các dân tộc Thái, Mông, La Ha, sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi. Trong đó, người Thái chiếm đa số.
Ngọc Chiến mang vẻ đẹp riêng với những nếp nhà sàn 4 mái bằng gỗ pơ mu nằm nối tiếp nhau, ngả màu rêu xanh.
Nhà sàn của người Thái được làm hoàn toàn bằng gỗ pơ mu với kiến trúc đầu đón, đầu xà, kèo cột tinh xảo. Nhà có 1 tầng, 4 mái và một lầu tứ giác nhỏ ở trên bên trái. Nhà được bố trí ngăn nắp, chia thành nhiều gian. Từ nhà này sang nhà kia đều có lối đi kiểu ô bàn cờ. Đây là kiểu bố trí nhà ở khác hẳn so với các bản người Thái khác ở Tây Bắc.
Từ những con đường mòn dẫn vào bản làng, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thung lũng với những mái nhà sàn và ruộng bậc thang thấp thoáng phía xa.
Tới những bản làng của Ngọc Chiến, du khách không chỉ bị quyến rũ bởi sắc màu của các dân tộc, mà còn hấp dẫn bởi vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ, mộc mạc, núi non trùng điệp.
Đặc biệt, đến với các bản Lướt, bản Đớt, du khách sẽ có cảm giác lạc vào không gian tựa tiên cảnh.
Với những mái nhà sàn, cầu tre mờ ảo trong màn sương trắng bạc.
Nơi đây còn được thiên nhiên ưu đãi ban cho các suối nước khoáng nóng giúp du khách hồi sức sau một ngày dài vượt đường đèo núi.
Ở bản Lướt, du khách sẽ được trải nghiệm hoạt động tắm cộng đồng trong các bể nước khoáng nóng theo cách của người Thái.
Du khách thích thú "check-in" với cảnh thiên nhiên hùng vỹ.
Ngoài ra, vào mùa lúa chín, từ các bản làng phía trên, du khách có thể chiêm ngưỡng những cánh đồng ruộng bậc thang vàng óng, nếm thử món xôi từ lúa nếp Tan - một loại lương thực quý chỉ ở Ngọc Chiến mới trồng được.
Du khách có thể ở cùng bất cứ gia đình nào khi đến du lịch Ngọc Chiến, được gia chủ đón tiếp như khách quý, cùng làm các công việc hàng ngày và thưởng thức những món đặc sản địa phương như: xôi nếp Tan, xôi sắn, cơm lam, thắng cố, thịt nướng, cá nướng, rau cải mèo...
Miền đất Ngọc Chiến không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên, ẩm thực độc đáo mà còn bởi sự hiếu khách và những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Du lịch sinh thái thác Pú Nhu Đến với Mù Cang Chải ngoài tham quan ruộng bậc thang vàng óng vào mùa lúa chín hay những bậc thang trong nắng lấp lánh như những vạt gương soi vào mùa nước đổ, thưởng thức các món ăn dân dã của đồng bào Mông, Thái... Du khách không thể bỏ qua một điểm du lịch khá thú vị và hấp dẫn đó...