Sơn La: 37 vận động viên nhỏ tuổi nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm
Sau khi ăn cơm tối tại nhà ăn của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Sơn La, 37 người có triệu chứng đau bụng, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và được đưa đến các bệnh viện để cấp cứu.
Các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Cuộc sống. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Ngày 27/5, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La cho biết khoảng 23 giờ ngày 26/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La và Bệnh viện Đa khoa Cuộc sống (tỉnh Sơn La) đã tiếp nhận, điều trị 37 trường hợp nghi bị ngộ độc thực phẩm.
Đây là các vận động viên của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Sơn La. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La tiếp nhận 8 trường hợp và Bệnh viện Đa khoa Cuộc sống tiếp nhận 29 trường hợp.
Theo thông tin ban đầu, sau khi ăn cơm tối tại nhà ăn của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Sơn La, 37 người có triệu chứng đau bụng, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và được đưa đến các bệnh viện để cấp cứu. Đây là những vận động viên ở độ tuổi từ 10-15.
Bác sỹ Nguyễn Thị Ban Mai, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cuộc Sống, cho biết 29 trường hợp nhập viện cùng một lúc trong tình trạng nôn, đau bụng, đau đầu, đau ngực, chóng mặt.
Video đang HOT
Việc khai thác bệnh sử cho thấy trước khi nhập viện các bệnh nhân ăn cơm tập trung tại nhà ăn của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Sơn La (tổng cộng có khoảng 100 người).
Trong ảnh: Bác sỹ kiểm tra tình trạng các bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Cuộc sống. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Đến chiều 27/5, sức khỏe của một số bệnh nhân đã ổn định trở lại, số còn lại vẫn còn triệu chứng nôn, đau đầu và tiếp tục được theo dõi, điều trị.
Các bệnh nhân cho biết trong bữa tối họ đã ăn các món thịt gà nộm hành tây, bí đao, sườn lợn, trứng rán, canh bí đao.
Sau khi ăn xong khoảng 1 giờ đồng hồ, một số vận động viên nhỏ tuổi đã có triệu chứng đau bụng, nôn, đau đầu, chóng mặt.
Nguyên nhân vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ./.
Lý giải nguyên nhân 230 người ngộ độc ở Đà Nẵng
Ban Quản lý An toàn thực phẩm Đà Nẵng thông tin, nguyên nhân gây ra ngộ độc cho 230 người ở Đà Nẵng là do vi sinh vật trong thức ăn vượt mức cho phép.
Trong nhiều năm trở lại đây Đà Nẵng mới xảy ra vụ ngộ độc tập thể với quy mô lớn như vụ ngộ độ đồ chay khiến 230 người nhập viện như vừa qua- Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Sáng ngày 17/5, BQL ATTP TP Đà Nẵng thông tin đã xác định được nguyên nhân khiến 230 người dân các xã Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Tiến, Hòa Phú (huyện Hòa Vang) bị ngộ độc thực phẩm.
Vụ việc ngộ độc đồ chay nguy hiểm xảy ra, ban cán bộ đã lấy 29 mẫu thực phẩm tại các gia đình và nơi cung cấp nguyên liệu để xét nghiệm tìm nguyên nhân (23 mẫu tại các hộ kinh doanh thực phẩm chay ở chợ Túy Loan, 5 mẫu tại gia đình, 1 mẫu đậu khuôn tại nơi sản xuất).
Lý giải về trường hợp này, hội đồng chuyên môn nhận định, căn cứ trên các mẫu xét nghiệm thực phẩm xác định nguyên nhân gây ra ngộ độc là do các món ăn bị nhiễm vi sinh vật vượt mức cho phép.
Các vi sinh vật trong đồ ăn chay vượt mức cho phép và gây ngộ độc là: Bacillus cereus, Escherichia coli, Staphylococus aureus.
Những vi sinh vậy có hại gây biến chứng nguy hiểm cho con người, UBND huyện Hòa Vang đã yêu cầu các hộ kinh doanh liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm tạm ngừng kinh doanh. Đồng thời, Bạn quản lý đang tiến hành các bước chuyên môn và nghiệp vụ tiếp theo để xác định các vi phạm và mức độ vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý.
Trước đó, Sáng 8/5, ông Bùi Nam Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) thông tin, hơn 130 người dân của các xã thuộc huyện Hòa Vang đã phải nhập viện sau khi ăn đồ chay ở chợ Túy Loan.
UBND huyện Hòa Vang xác nhận đến 8h sáng nay 8/5, có 133 người trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng do ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy. Trong 133 người có 4 ca là trẻ em. Tất cả các trường hợp nghi ngộ độc nói trên đều là người dân chủ yếu đến từ các xã Hòa Nhơn, Hòa Phong thuộc huyện Hòa Vang.
Ông Dũng thông tin, có hơn 27 ca có triệu chứng nặng hơn đã được Trung tâm Y tế huyện chuyển lên các bệnh viện tuyến trên. Đến sáng 8/5, toàn bộ bệnh nhân tại Trung tâm y tế huyện Hòa Vang và các bệnh viện tuyến trên đều đã ổn định sức khỏe, đang được theo dõi điều trị.
Thông tin thêm, ngộ độc thực phẩm thường có các dấu hiệu như:
Đau bụng, người bệnh có thể chườm ấm giúp giảm đau tạm thời. Nhưng trong trường hợp đau bụng không giảm sau 48 giờ hoặc đau bụng dữ dội thì cần phải tìm trợ giúp y tế ngay.
Buồn nôn: Buồn nôn và lợm giọng là triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm, sau đó thường kèm nôn.
Tiêu chảy: Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh thường dễ gặp phải tình trạng tiêu chảy. Tiêu chảy có thể dẫn tới mất nước gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.
Khi có hiện tượng ngộ độc thức ăn chúng ta cần phải tìm ra nguyên nhân chính xác và tìm xem chất độc là gì thì mới có biện pháp xử lý kịp thời được.
25 công nhân bị ngộ độc thực phẩm 25 bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy sau hai bữa cơm trưa. Hiện 13 bệnh nhân điều trị ở Khoa Nội Tiêu hóa, 12 bệnh nhân điều trị tại Khoa Truyền nhiễm và Khoa Ngoại Tổng hợp bệnh viện. Một quản đốc phân xưởng, 35 tuổi, điều trị tại...