Sơn La: 105 cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, mọc rêu xù xì vào danh mục “Cây Di sản Việt Nam”
Hàng nghìn cây chè Shan Tuyết cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm tuổi ở xã Tô Múa (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) đã được các cơ quan chức năng đưa vào danh mục “ Cây Di sản Việt Nam”.
105 cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi được đưa vào danh mục “Cây Di sản Việt Nam”
Gia đình ông Hà Văn Sơn, bản Pàn Ngùa, (xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) được thừa hưởng hơn 100 cây chè cổ thụ từ thế hệ ông cha. Lâu nay, gia đình ông Sơn vẫn xem những cây chè này như mọi cây chè bình thường khác. Số chè thu hái về cũng chỉ để gia đình dùng hoặc cho người thân, bạn bè.
Trong số hơn 2.000 cây chè Shan Tuyết cổ thụ, đoàn khảo sát đã lựa chọn 105 cây đủ điều kiện công nhận “Cây Di sản Việt Nam”. Ảnh: Tuệ Linh.
Trao đổi với PV, ông Sơn bảo: Tôi cũng không biết rõ nguồn gốc của giống chè này từ đâu, chỉ biết là do những người Mông, người Dao trồng từ xa xưa. Ông bà, tổ tiên kể lại rằng những cây chè Shan Tuyết này được trồng cách đây khoảng 200 năm.
“Hiện, gia đình tôi có hơn 100 gốc, mấy anh em trong gia đình đang cùng nhau chăm sóc, thu hái và sử dụng” – ông Sơn thông tin.
Mới đây, đoàn công tác của Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã đến xã Tô Múa để khảo sát, đánh giá những cây chè cổ thụ.
Trong quần thể khoảng hơn 2.000 cây chè Shan Tuyết cổ thụ, đoàn khảo sát đã lựa chọn 105 cây đủ điều kiện công nhận “Cây Di sản Việt Nam”. Số cây còn lại cũng được đưa vào tổng thể vùng cây chè cổ thụ cần được gìn giữ, bảo tồn.
Video đang HOT
105 cây đủ điều kiện công nhận “Cây Di sản Việt Nam” sẽ được đánh số từ 1 đến 105. Ảnh: Tuệ Linh.
Theo ông Lê Huy Cường, Trưởng ban Kỹ thuật Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, đây là vùng chè thứ 6, thứ 7 ông đến khảo sát. Nhìn chung tất cả các vùng chè cổ, cây cổ thụ đều đẹp, rất xứng đáng để tôn vinh là “Cây Di sản Việt Nam”.
Ông Cường cho biết: Đây là cả một quần thể rất đẹp. Tất cả những nơi được công nhận là quần thể chè Di sản đều là những điểm du lịch rất có giá trị. Ngoài thu hoạch búp chè ra, người dân còn có thể phát triển thành điểm, khu du lịch.
“Nếu được quan tâm đầu tư đúng mức, đúng cách đây sẽ là khu du lịch sinh thái để mọi người có thể đến chiêm ngưỡng những cây chè cổ này. Nhờ đó người dân sẽ có thêm thu nhập từ việc bán chè và du khách đến tham quan” – ông Cường đánh giá.
Cây chè Shan Tuyết cổ thụ ở Tô Múa có tuổi hàng trăm năm tuổi nên thân cây xù xì, mốc meo. Ảnh: Tuệ Linh.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, giống chè cổ thụ trên mảnh đất Tô Múa, Vân Hồ là giống chè Shan Tuyết có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chè được trồng trên các vùng núi cao khoảng 1.500 m so với mặt nước biển với khả năng chịu nắng, gió, mây mù quanh năm. Chè càng lâu năm thì càng có giá trị đối với sức khỏe con người, bởi chúng chắt lọc được những tinh tuý nhất của đất trời.
Trước đây, người dân trồng chè ở xã Tô Múa chỉ quen với việc thu hái, sao, ủ ướp thủ công. Tuy nhiên, vừa qua một số doanh nghiệp, công ty đã đến địa phương xây dựng nhà máy chế biến chè. Bước đầu, những doanh nghiệp này đã bao tiêu sản phẩm cho người trồng chè, giúp người dân có thu nhập ổn định hơn.
Cây chè Shan Tuyết cổ thụ ở Tô Múa quanh năm mây mù bao phủ nên hương vị của loại chè này được đánh giá rất cao. Ảnh: Tuệ Linh.
Ông Bùi Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty chè Hưng Phát cho hay: Ngoài việc thu mua diện tích chè khác của các hộ dân trên địa bàn xã Tô Múa, công ty sẽ thu mua và chế biến sản phẩm từ những cây chè cổ thụ, để khách hàng ở nhiều nơi biết đến cây chè này.
Cây chè ở đây có giá trị cao, có thể làm Hồng Trà, Bạch Trà hoặc Trà Shan Tuyết cổ thụ. Tiềm năng của những cây chè cổ thụ này rất lớn, sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, lợi nhuận cao cho bà con tại địa phương.
Ông Thái Bá Sinh, Trưởng phòng NNPTNT huyện Vân Hồ thông tin: Đây được coi là sản phẩm chè đặc trưng, đặc sản của huyện Vân Hồ. Thời gian tới, Phòng sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND huyện hướng dẫn người dân chăm sóc, bảo vệ những cây chè cổ thụ này để có thể sản xuất, chế biến thành sản phẩm OCOP của huyện.
Bên cạnh đó, huyện sẽ tiếp tục quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, hình thành khu quần thể chè, hướng tới việc xây dựng điểm du lịch mới của huyện để giới thiệu cho du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, thưởng thức sản phẩm đặc sản từ cây chè Shan Tuyết cổ thụ.
Người dân xã Tô Múa đang kỳ vọng với hàng nghìn cây chè cổ thụ Shan Tuyết cổ thụ mà ông cha để lại, trong tương lai sẽ góp phần làm giàu đẹp cho mảnh đất quê hương; trở thành cây xoá nghèo, nâng cao thu nhập cho bà con nơi đây.
Chế biến cá khô tại Bến Tre nhộn nhịp vào vụ tết
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, hoạt động sản xuất ở làng nghề truyền thống chế biến cá khô, tôm khô tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre lại nhộn nhịp.
Các hộ sản xuất cá khô ở làng nghề truyền thống chế biến cá khô Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Ảnh: Công Trí/TTXVN
Hiện, các hộ của làng nghề đang tất bật "chạy đua" sản xuất sản phẩm cá khô các loại, để phục vụ cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh những sản phẩm chất lượng trong dịp Tết cổ truyền.
Đang cùng nhân công tất bật chuẩn bị nguồn nguyên liệu để đưa cá lên giàn phơi đón ánh nắng đầu tiên của ngày mới, bà Nguyễn Thị Tươi, xã Bình Thắng, huyện Bình Đại cho hay, vào dịp cuối năm là thời gian bận rộn nhất của người dân sản xuất khô tại làng nghề cá khô Bình Thắng.
Thời điểm này, các hộ dân làm nghề cá khô đang gấp rút cho các đơn hàng vào dịp cuối năm để phục vụ tết sắp tới. Cùng đó, thời điểm hiện nay, các tàu thuyền đánh cá đang tập trung về bến để vui Xuân, đón Tết. Do vậy, lượng cá nguyên liệu để làm khô dồi dào hơn, người dân làm cá khô tăng tối đa công suất để vừa có cá khô bán dịp tết, vừa để sản xuất hàng trữ lại cho những tháng đầu năm khi tàu đánh cá ra khơi, nguồn nguyên liệu khan hiếm.
Bà Tươi chia sẻ, vào dịp cuối năm, lượng hàng tăng lên nhưng do tuân thủ quy định phòng chống dịch nên cơ sở của gia đình không thuê thêm nhân công thời vụ, chỉ có 4 nhân công làm xuyên suốt để đảm bảo phòng chống dịch.
Tuy năm nay ảnh hưởng dịch bệnh, nhưng tình hình sản xuất khô cá vẫn khả quan vào dịp cuối năm, các đơn hàng truyền thống tại các tỉnh vẫn đặt hàng, hứa hẹn có một cái tết vui tươi, sung túc tại làng cá khô Bình Thắng.
Từ làng nghề truyền thống với hầu hết các công đoạn đều làm thủ công, giờ đây dân làng đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để làm ra sản phẩm ngon hơn, bảo quản được lâu nên sản phẩm được bán đi xa hơn. Hiện tại, người dân không chỉ mở rộng sản xuất mà còn hướng đến sản phẩm sạch nhằm phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng.
Ông Đặng Hoàng Nam, Công ty Thương mại Cá Việt cho hay, khu vực biển Bình Đại với làng nghề khai thác thủy sản lâu đời, đây là điều kiện để phát triển ngành cá khô xuất khẩu. Hiện công ty đang sản xuất các loại cá khô để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ với sản lượng hơn 700 tấn năm, kim ngạch xuất khẩu hơn 16 triệu USD/năm; trong đó, làng nghề khai thác thủy sản Bình Đại cung ứng hơn 20% nguyên liệu sản xuất của công ty.
Ông Nam cho biết, trong thời gian tới, công ty tiếp tục liên kết tiêu thụ sản phẩm với các tàu khai thác đánh bắt thủy sản của địa phương để có vùng nguyên liệu ổn định hơn trong sản xuất.
Nằm dọc sông Tiền cách biển chỉ 5km, làng nghề chài lưới xã Bình Thắng hình từ rất lâu đời. Từ sản xuất tiêu thụ tại địa phương, đến nay làng nghề cá khô Bình thắng hình thành và phát triển với sản lượng khá lớn và tiêu thụ khắp các tỉnh trong khu vực. Những con cá tươi ngon, qua bàn tay khéo léo của bà con làng nghề đã biến thành món cá khô thơm ngon và là đặc sản của huyện Bình Đại như: khô cá lù đù, mực một nắng, cá chỉ vàng, cá lưỡi trâu, cá đổng...
Sản phẩm từ làng nghề cũng ngày một vươn xa để đáp ứng nhu cầu thị trường và đặc biệt là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán của nhiều gia đình.
Theo ông Phạm Thanh Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thắng, năm 2007, làng nghề chế biến cá khô Bình Thắng được UBND tỉnh Tre công nhận là làng nghề truyền thống. Hiện tại, làng nghề 26 hộ tham gia sản xuất, với sản lượng bình quân khoảng hơn 1 tấn cá khô/ngày. Đặc biệt, thời điểm Tết Nguyên đán, sản lượng cá khô của làng nghề tăng lên gấp 2-3 lần so với ngày thường.
Làng nghề cá khô Bình Thắng hoạt động quanh năm nhưng nhộn nhịp nhất là những tháng gần Tết vì nhu cầu của thị trường lớn. Sản phẩm của làng nghề rất phong phú như: cá khô, cá tẩm gia vị, cá một nắng, mực một nắng...
Các hộ sản xuất cá khô ở làng nghề truyền thống chế biến cá khô Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Ảnh: Công Trí/TTXVN
Ông Phong cho biết thêm, hiện nay địa phương phối hợp ngành chức năng hướng dẫn người dân làng nghề sản xuất sản phẩm ngày càng chất lượng, theo quy trình sản xuất sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngoài ra, xã cũng đang làm hồ sơ để sản phẩm cá khô làng nghề đăng ký sản phẩm OCOP. Trên cơ sở đó, địa phương hướng tới xây dựng thương hiệu làng nghề để quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường.
Gắn kết sản xuất để thu hút đầu tư vào ngành muối Chiều 21/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo Xúc tiến đầu tư và liên kết sản xuất tiêu thụ muối giữa hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ muối. Diêm dân huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu thu hoạch muối. Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn,...