Sơn La: 1 người chết và 2 học sinh bị thương do sét đánh
Vừa qua, mưa dông kèm theo sấm sét xảy ra tại xã Pá Ma Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã khiến 1 người chết và 2 học sinh bị thương.
Chính quyền xã Pá Ma Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai cho biết, khoảng 17 giờ 30 phút ngày 21/6, trên địa bàn xã đã xảy ra mưa dông kèm theo sấm sét kéo dài khoảng 30 phút. Trong lúc đi chăn trâu, ông Lò Văn Nhính (Sn 1950, trú tại bản Púm, xã Pá Ma Pha Khinh) đã bị sét đánh tử vong tại chỗ. Cách vị trí nạn nhân xa, nhiều học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở xã Pá Ma Pha Khinh đang chơi gần đó, có 2 em bị ảnh hưởng bởi luồng sét đánh dẫn đến chấn thương.
Trao đổi với Báo GD&TĐ, bà Lương Thị Tám – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quỳnh Nhai cho biết, 2 học sinh bị ảnh hưởng bởi sét đánh đã hồi phục sức khỏe.
“Nghe các thầy cô kể lại thì thời điểm mưa lớn kèm sấm sét diễn ra thì có rất nhiều học sinh đang chơi gần đó. 2 cháu đang trong lúc lùa trâu về nhà giúp gia đình thì bị luồng sét đánh bất ngờ đã dẫn đến chấn thương nhẹ. Ngay sau đó đã được người dân địa phương cùng các thầy, cô giáo đưa đến cơ sở y tế để chăm sóc sức khỏe và theo dõi. Tôi cũng đã trực tiếp đến xã để cùng các thầy cô thăm hỏi và động viên gia đình”, bà Lương Thị Tám nói.
Theo bà Lương Thị Tám, trong những năm qua Ngành GD&ĐT huyện Quỳnh Nhai đã chỉ đạo các đơn vị trường học trên địa bàn thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng cho học sinh về phòng chống thiên tai nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra.
Được biết, cùng ngày xảy ra sét đánh, lãnh đạo UBND huyện Quỳnh Nhai, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND xã đã tổ chức thăm hỏi, động viên các hộ gia đình có người chết, bị thương và thực hiện hỗ trợ theo quy định.
Video đang HOT
Nhà sập, mẹ lấy tôn rách làm lán ở nhưng "khổ mấy cũng chịu, chỉ cần con được học'
Vài tấm tôn rách, rồi phủ bạt lên là thành chỗ ở của gia đình Tòng Văn Toản và Tòng Văn Tuyển ở bản Cút, xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La).
Túp lều tạm của gia đình em Tòng Văn Tuyển - học sinh lớp 6B Trường THCS Mường Giôn - Ảnh: VŨ TUÁN
Hơn một tháng trước, khi chị Đông đi làm xa, bị cách ly vì COVID-19 thì cơn dông ập đến, phá tan cái lán của Toản và Tuyển.
Khổ mấy cũng chịu được, tôi chỉ cần con được đi học thôi. - Chị LƯỜNG THỊ ĐÔNG (mẹ của Tuyển)
Học luôn phần anh
Căn lán được chị Đông nhặt nhạnh lại những thanh gỗ của ngôi nhà cũ làm khung. Mái nhà bằng những tấm tôn rách của nhà văn hóa bản Cút và phủ lên một tấm bạt. Trong lán, vài tấm ván kê tạm lên mấy hòn gạch vỡ vừa là chỗ ngủ, vừa là nơi sinh hoạt của gia đình.
Tuyển nhớ cái đêm dông đó, hai anh em ôm nhau co ro trong góc nhà. Ngoài trời sấm sét nổ inh tai nhức óc, mưa trút xuống như thác. Căn nhà sàn xiêu vẹo vì gió. Thế rồi tấm lợp trên mái bị gió giật bay, vách đổ. Chiếc tivi - tài sản giá trị nhất trong nhà - bị gió ném xuống sân vỡ nát.
Toản trùm mảnh áo mưa dắt em chạy sang nhà bác trong ánh sáng chớp lập lòe. Cái lán chỉ còn trơ bộ khung gỗ. Sáng hôm sau, Tuyển chạy về nhặt lại đống sách vở đã ướt nhoẹt đem phơi. "Sợ hỏng sách, không có gì để học" - Tuyển nhớ lại.
Hơn 70 ngôi nhà trong xã Mường Giôn cũng bị sập, tốc mái trong trận mưa dông ấy. Nhà của Tuyển được chính quyền đến giúp, thu dọn đồ đạc, mai mốt sẽ dựng lại nhà. Cô giáo chủ nhiệm Tòng Thị Phén đến nhà mang thêm thùng mì gói, ít gạo của các thầy cô quyên góp.
Bố mất, mẹ đi làm công nhân, hai anh em tự chăm nhau từ nhỏ. Tòng Văn Tuyển, 12 tuổi, nay học lớp 6B Trường THCS Mường Giôn (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La). Vừa đi học về, căn lán nhỏ nóng hầm hập, những giọt mồ hôi của cậu học sinh lớp 6 rơi lã chã. Buổi chiều Tuyển đi chăn trâu, dành ban tối học và làm bài.
Có lần gọi điện thoại cho mẹ, Tuyển nói: "Mẹ cố gắng, sau này đi làm con sẽ nuôi mẹ, nuôi anh". Nhà không có ruộng, không có nương, cậu biết một điều nếu không học thì lại khổ như bố em, như mấy bác, mấy chú trong bản.
Tuyển học luôn phần của anh mình là Tòng Văn Toản đã phải nghỉ học vì nhà nghèo, nhường Tuyển đến trường.
Cô Phén nói Tuyển là trường hợp khá đặc biệt. "Em ít nói nhưng rất nhiệt tình với các hoạt động của lớp, chăm học" - cô nhận xét.
Chỉ biết khóc xót xa cho con
Chị Lường Thị Đông, mẹ Tuyển, mắt đỏ hoe nhìn hai con nhóm chiếc bếp củi ướt nhoẹt. Sau Tết Nguyên đán, chị Đông đi theo anh rể và một người nữa cùng xã nhận việc ở tỉnh Hà Nam.
Nghe người ta nói sẽ cho làm công nhân nhưng đến nơi mới biết công việc của họ là làm "cốppha" (phụ hồ). Chị chỉ biết người "đầu cánh" (cai phu hồ) tên là Minh. Người này thỏa thuận trả 200.000 đồng/ngày công lao động nhưng đi làm hai tháng, chỉ nhận được 2,6 triệu đồng tiền công, còn 2 triệu thì người cai đã cao chạy xa bay.
Chị Đông không biết chữ, được bạn bè giới thiệu lên Thái Nguyên làm công nhân tiếp. Đến nơi, dịch COVID-19 ập đến, công trường nghỉ, chị Đông lại thất nghiệp nơi đất khách quê người.
Chị lại được một người chủ thầu xây dựng ở Quảng Ninh nhận vào làm việc. Chị vét nốt những đồng tiền cuối cùng để thuê xe ra thành phố Hạ Long. Đến đây, cả chị và nhóm thợ phải tự cách ly 14 ngày, không được ra khỏi nhà.
Trong lúc này, nghe tin cơn dông phá tan tành cái lán của hai con, chị chỉ biết khóc qua điện thoại, đếm từng giờ để được về với con.
Chị Đông về đến nhà trong túi chỉ còn hơn 100.000 đồng. "May mà hai đứa con tôi còn có chính quyền, có anh em giúp đỡ. Nếu không chẳng biết chúng nó sẽ ra sao" - chị ngậm ngùi.
Chị dựng lại căn lán nhỏ và tìm việc ở gần nhưng việc tại vùng đất nghèo này như "mò kim đáy bể", chị vẫn đang tiếp tục nuôi hi vọng.
Sét đánh 2 người tử vong, giông lốc làm nhiều nhà tốc mái ở Nghệ An Khoảng 18h chiều qua, nhiều nơi tại Nghệ An xảy ra giông lốc kèm sấm sét. Giông lốc kéo dài 20 phút để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tại TP Vinh, giông lốc kéo dài hơn 20 phút khiến nhiều cột đèn Led trang trí trên đại lộ Lê nin bị gãy đổ, thậm chí nằm chắn ngang đường gây nguy hiểm...