“Sởn da gà” với hội người yêu cũ kích động: Dân tình bàn nhau cách chia tay online, nhưng liệu có ổn?
Kết thúc một cuộc tình, mỗi người có thể mất nhiều thời gian và sức lực để giải quyết cảm xúc của bản thân.
Nhưng chúng ta không có cách nào đoán trước được người yêu cũ sẽ làm gì.
Đôi khi là tin nhắn hỏi thăm sặc mùi điều tra, đôi khi là những hành động bốc đồng có thể nguy hại cho bản thân họ, cho bạn hay những người xung quanh tổn thương. Thậm chí, hành động của họ kỳ quặc và vô lý đến nỗi bạn không thể tin rằng đây là người mình từng yêu.
Thực tế, sau khi chia tay, ai đó luôn mất kiểm soát. Bằng chứng dễ thấy nhất là phía dưới các bài đăng về trải nghiệm đáng sợ hậu chia tay, dân tình đều chia sẻ những câu chuyện khó tin:
Lúc chia tay, bạn đó qua đứng trước cửa nhà mỗi ngày và ngồi đó khóc lóc mà mình sợ luôn. Dù bạn đó chỉ lụy thôi, không đe dọa gì nhưng mình vẫn sợ bạn ấy bốc đồng.
Thật ra nhịn không phải lúc nào cũng hèn, đôi khi nhịn là đang bảo vệ chính mình. Nếu biết người yêu hoặc người yêu cũ dễ cọc, có xu hướng bạo lực thì tốt nhất đừng cãi gì hết. Người yêu của bạn tui hay ghen tuông vớ vẩn và mắng oan nó, nói chia tay thì không chịu nhưng mà suốt ngày cãi nhau. Có lần 2 đứa cãi nhau to tiếng, bạn tui đóng sầm cửa đi ra nhưng người yêu vẫn chửi, nó cáu quá đi vào cãi lại thì bị ném bình sứ vào người, rách gân luôn. Nên tốt nhất là nhịn thôi.
Tui với người yêu cũ chia tay, nó “tác động vật lý” với tui ở trường luôn dù tui cư xử rất nhẹ nhàng. Chỉ là nó không muốn chia tay nhưng mà tui thấy không tiếp tục được ấy. Tui cũng không đồng ý gặp đâu nhưng mà nó tự lên trường tui rồi lao vào luôn. Không đỡ nổi…
Những câu chuyện chia tay thế nào cho hợp lý và những tình huống đáng sợ hậu chia tay đang được cư dân mạng bàn tán xôn xao:
Bà chị tui lấy chồng và có 2 đứa con. Chồng đi nhậu và cặp bồ với người khác, bỏ vợ theo người đó một thời gian. Trong lúc đó chị vừa kiếm tiền vừa nuôi dạy 2 đứa nhỏ một mình không ai phụ giúp. Xong ông chồng bị bồ đá mới quay về tìm vợ. Tất nhiên chị tui không chịu nhưng mọi người biết ông chồng đó làm sao không? Ngày nào cũng đứng trước chỗ làm đợi chị tui, thấy bà thân mật với ai là chạy lại gây chuyện với người ta, có hôm xách dao đứng chờ. Coi có khùng không? Chị này tính bao dung, thương con nhỏ nên lại tha thứ cho chồng để con có đủ cha mẹ thôi chứ vết thương lòng thì sao mà xóa được…
Video đang HOT
Sau khi chia tay, anh ta thuê căn hộ cạnh nhà tôi. Mỗi ngày anh ta đều ra đứng trước cửa đợi tôi đi đổ rác, đi làm,…
Chúng tôi yêu xa. Ngày tôi nói chia tay, anh ta vượt mấy trăm cây số đến nhà tôi đập cửa sổ phòng ngủ suốt 1 tiếng đồng hồ cho đến khi tôi không thể chịu được nữa và đi ra phía cửa sổ xem chuyện gì. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy tiếng lạo xạo trong tủ quần áo. Không biết anh ta đã dùng cách nào để vào được nhà và trốn trong tủ quần áo. Chỉ đến khi tôi bảo sẽ gọi cảnh sát thì anh ta mới rời đi.
Nhưng chuyện chưa hết, vài tuần sau anh ta gửi email nói rằng đêm đó đã quay clip và chụp ảnh lúc tôi đang ngủ.
Chia Tay Online, Liệu Có Phải Cách An Toàn Nhất?
Có người yêu cũ như những tình huống kể trên thật đáng sợ nhưng không phải là chuyện khó hiểu, thậm chí còn được lý giải từ góc độ tâm lý học.
Về việc mất kiểm soát sau một cuộc tình tan vỡ, nhà tâm lý học người Mỹ Guy Winch cho biết nghiên cứu não bộ cho thấy việc ngừng yêu ai đó sẽ kích hoạt các cơ chế tương tự như khi một người nghiện cà phê phải từ bỏ việc uống cà phê mỗi ngày. Vậy nên chấp nhận chia tay cũng giống như trải qua quá trình cai nghiện.
Nếu nhớ bạn, người yêu cũ liền gửi cho bạn một loạt tin nhắn dài; nếu muốn gặp bạn, họ liền stalk trên mạng xã hội hoặc lén theo dõi. Nhưng nhiều người không nhận ra rằng những hành động đó đôi khi vượt ngưỡng, có thể đến mức mất kiểm soát. Họ đau lòng, điên cuồng, trút hết cảm xúc để rồi lại tiếp tục chìm đắm trong đau khổ.
Nhiều khi lý do khiến người yêu cũ phát điên không phải vì bạn quan trọng thế nào mà chỉ vì cảm giác dễ chịu, cảm giác được yêu thương kết thúc đột ngột. Những hành động điên rồ không phải vì người ta đang cố gắng níu kéo bạn mà là đang cố gắng tìm câu trả lời cho chính mình. Bởi không giống như gia đình ruột thịt, tình yêu có nghĩa là chỉ cần bạn chia tay, hai người sẽ không còn mối liên hệ nào, người ấy sẽ không còn tư cách tham gia vào cuộc sống của bạn nữa.
Câu Hỏi Cần Được Giải Đáp Lúc Này: Vậy Phải Làm Gì Với Kiểu Người Yêu Cũ Đáng Sợ Này? Có Nên Chia Tay Online, Nhận Hết Lỗi Lầm Về Mình Cho Yên Chuyện?
Đó có thể là một biện pháp nhưng không phải triệt để. Khi yêu nhau một thời gian đủ dài, đối phương chắc chắn sẽ có thông tin về bạn để nếu chia tay online thì người đó vẫn sẽ gặp mặt được. Và ngay cả khi bạn nhận hết lỗi lầm về mình thì đối phương có thể lại càng điên cuồng hơn vì suy nghĩ “tại sao tôi đúng mà bạn vẫn chia tay tôi?”.
Thực ra bạn không thể làm gì nhiều vì nguyên nhân không xuất phát từ bạn, hoàn toàn là do đối phương. Chỉ có bản thân họ mới xử lý được vấn đề của chính mình.
Dẫu vậy bạn hãy thể hiện quan điểm một cách rõ ràng rằng cả hai đã chia tay và không muốn dây dưa với đối phương. Trong tình huống phải đối mặt, điều quan trọng là giữ bình tĩnh. Đừng để cảm xúc chi phối lời nói và hành động của bạn, đồng thời tránh rơi vào những cuộc tranh cãi hoặc xung đột nảy lửa. Nếu hành vi của người yêu cũ khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc đe dọa đến sự an toàn của bạn, hãy tìm kiếm sự trợ giúp.
CNN tiết lộ kế hoạch phòng thủ tổng thể của Đức chuẩn bị cho một cuộc chiến ở châu Âu
Tòng quân bắt buộc, chuyển đổi công năng ga tàu ngầm thành hầm trú bom là những cập nhật mới nhất trong kế hoạch phòng thủ tổng thể của Đức đề phòng một cuộc xung đột nổ ra ở châu Âu.
Binh sĩ Đức tại thủ đô Berlin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo đài truyền hình CNN, tập tài liệu 67 trang có tên gọi Khung Chỉ thị Phòng thủ Tổng thể được công bố trong tuần qua của Đức đã phần nào cho thấy những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày của người dân Đức trong trường hợp chiến tranh nổ ra.
Đây là một dấu hiệu nữa cho thấy Đức buộc phải điều chỉnh chính sách an ninh và quân sự của mình sau chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Trong trường hợp chiến tranh nổ ra, chế độ tòng quân bắt buộc sẽ được khôi phục. Các bác sĩ, nhà tâm lý học, y tá và bác sĩ thú y có thể được tái bổ nhiệm vào các vai trò quân sự và dân sự.
Theo tài liệu, chế độ khẩu phần ăn cũng sẽ được áp dụng. Trong trường hợp nguồn cung cấp thực phẩm cạn kiệt, chính phủ sẽ dự trữ thực phẩm để cung cấp cho người dân "một bữa ăn mỗi ngày". Khoảng thời gian áp dụng chính sách này không được nêu rõ. Khẩu phần ăn dự trữ liên bang sẽ bao gồm các loại thực phẩm gạo, đậu và sữa đặc. Các nguồn tài nguyên quan trọng khác như xăng dầu cũng có thể được phân bổ bằng phiếu nếu chúng trở nên khan hiếm.
Tài liệu cũng đề cập tới các biện pháp bảo vệ dân sự bao gồm chuyển đổi các tầng hầm, bãi đỗ xe, ga tàu điện ngầm thành hầm trú ẩn tạm thời và chuẩn bị bệnh viện dã chiến. Tài liệu cảnh báo các bệnh viện ở Đức sẽ phải chuẩn bị điều trị cho số lượng lớn bệnh nhân trong thời gian dài.
Trong buổi họp báo công bố tài liệu, Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser cho biết đất nước cần phải trang bị vũ khí tốt hơn trước mối đe doạ tiềm tàng từ Nga.
"Chiến dịch của Nga đã thay đổi hoàn toàn tình hình an ninh ở châu Âu - trước hết là giữa các đối tác phía đông EU và NATO của chúng ta như ở các nước vùng Baltic, bên cạnh các mối đe dọa khác như tấn công mạng, gián điệp và thông tin sai lệch", Bộ trưởng Nancy nhấn mạnh ngoài tất cả các biện pháp bảo vệ của cơ quan an ninh cũng như răn đe và phòng thủ quân sự, Đức phải tăng cường hơn nữa hoạt động bảo vệ dân sự.
Tài liệu cũng nói thêm nếu chiến tranh nổ ra, người dân Đức không thể quá phụ thuộc vào chính phủ mà phải sẵn sàng tự giúp mình trước, cũng như giúp đỡ những người hàng xóm nếu có thể. Các nhà chức trách có quyền sơ tán dân thường đến một số khu vực nhất định.
Luật pháp yêu cầu các cơ quan truyền thông phát sóng và kỹ thuật số của Đức phải chia sẻ thông tin quan trọng của chính phủ ngay lập tức. Với tư cách là đài truyền hình nhà nước của Đức, Deutsche Welle sẽ có nghĩa vụ pháp lý phải cung cấp cho chính phủ thông tin về thời gian phát sóng để thông báo các luật, quy định và cập nhật mới.
Kế hoạch thời chiến cập nhật của Đức được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra cảnh báo đối với các nước phương Tây. Cuộc chiến ở Ukraine đã bước sang năm thứ ba, chưa có hồi kết rõ ràng và lo ngại rằng cuộc xung đột có thể lan sang một cuộc chiến rộng hơn liên quan đến NATO.
Ngày 5/6, tờ Der Spiegel dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Đức Pistorius cho hay: "Chúng ta phải sẵn sàng cho chiến tranh vào năm 2029".
Không chỉ Đức, một số nước như Anh cũng bày tỏ sự cần thiết mức độ sẵn sàng chiến tranh. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace hồi tháng 2 cảnh báo "chiến tranh đang đến" với Anh vào cuối thập kỷ này và cần đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng.
Trong những tuần gần đây, Nga đã đưa ra một số cảnh báo rõ ràng nhất tới phương Tây, sau khi một số đồng minh của Ukraine cho phép Kiev sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công các mục tiêu hạn chế bên trong lãnh thổ Nga.
Tổng thống Putin miêu tả động thái cung cấp vũ khí của phương Tây là một "bước đi rất nghiêm trọng và nguy hiểm", có thể dẫn đến việc Moskva có những bước đáp trả tương xứng.
Nga: Kết thúc hoạt động cứu hộ, xác định 13 thợ mỏ bị mắc kẹt đã thiệt mạng Ngày 1/4, hoạt động cứu hộ tại mỏ khai thác vàng Pioneer ở tỉnh Amur, LB Nga, nơi 13 thợ mỏ bị mắc kẹt, đã kết thúc do nguy cơ đe dọa đến tính mạng của lực lượng cứu hộ và những người tham gia vào công tác này. Hoạt động cứu hộ được tiến hành tại hiện trường vụ sập mỏ vàng...