Sớm triển khai kích cầu du lịch đợt hai
Nhiều doanh nghiệp lữ hành cho rằng cần nghiên cứu cách kích cầu du lịch của một số nước là trích một khoản ngân sách để tặng tiền trực tiếp cho người dân mua tour tại các công ty du lịch qua hình thức phiếu (voucher)
Trao đổi với Báo Người Lao Động ngày 10-9, Công ty TST Tourist cho biết đang nỗ lực khởi động lại thị trường du lịch sau khi dịch Covid-19 đợt 2 cơ bản được kiểm soát.
Kích thích nhu cầu đi du lịch an toàn
Sau kỳ nghỉ lễ 2-9, dù số lượng khách không nhiều như dự đoán nhưng doanh nghiệp (DN) này tiếp tục triển khai hệ thống sản phẩm sẽ bám sát theo nhu cầu thị trường và xu hướng du lịch an toàn trong giai đoạn hiện nay.
Cụ thể, các tour du lịch sẽ bao gồm tour dành cho gia đình đi vào cuối tuần với thời gian ngắn trong ngày, các điểm đến và dịch vụ tại TP HCM và địa phương lân cận như Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang. Có 9 đường tour từ 3-4 ngày được triển khai từ tháng 9-2020.
Ông Giang Hoàng Hải, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Du thuyền Viet Princess, cho biết công ty có 2 mảng gồm đón khách quốc tế và khách nội địa trên du thuyền 5 sao. Khách quốc tế đã ngừng từ nhiều tháng khiến 95% nhân viên của công ty phải nghỉ việc. Còn một mảng tàu nhà hàng 5 sao Saigon Princess vừa khai trương trở lại từ cuối tháng trước, bắt đầu có khách dù còn rất khó khăn.
“Kích cầu nội địa thời điểm này là cần thiết để kích thích nhu cầu đi du lịch của người dân, DN có nguồn thu, có dòng tiền duy trì hoạt động và có việc làm cho nhân viên. Quan trọng nhất với DN lúc này là duy trì được hoạt động để vượt qua khó khăn, chờ cơ hội phục hồi” – ông Giang Hoàng Hải nói.
Nhiều DN khác cũng cho rằng vừa phục hồi kinh tế vừa phòng chống dịch là cần thiết trong giai đoạn này nhằm ngăn chặn dòng DN phá sản, phải đóng cửa. Du lịch là lĩnh vực đang chịu tác động trực tiếp, nặng nề từ dịch, các chính sách kích cầu từ Chính phủ, ngành du lịch và các địa phương sẽ góp phần giúp DN “sống” được.
Tại một số quốc gia khu vực châu Á, để kích cầu du lịch, chính phủ trích một khoản ngân sách để tặng tiền trực tiếp cho người dân mua tour tại các công ty du lịch qua hình thức phiếu (voucher). Du khách đến đăng ký mua tour tại DN lữ hành sẽ được trừ tiền trực tiếp vào giá tour, giúp giảm giá tour và kích thích nhu cầu đi du lịch…
Video đang HOT
Ông Giang Hoàng Hải chia sẻ các DN bạn bè ở Nhật cho hay chính phủ Nhật kích cầu du lịch bằng cách phát voucher tận nhà cho từng người dân; voucher có giá trị nhất định và áp dụng cho khách đi du lịch, đặt tour qua công ty lữ hành hoặc đặt trực tiếp dịch vụ du lịch. Điều này tạo công bằng cho tất cả DN trong ngành du lịch và đem lại hiệu quả kích cầu.
“Người dân luôn có nhu cầu đi du lịch nhưng cần chính sách kích cầu hiệu quả. Đơn giản nhất là học cách làm của những nước xung quanh và áp dụng cho phù hợp vào tình hình thực tế của du lịch trong nước. Cơ quan quản lý du lịch, chính quyền địa phương và DN cùng vào cuộc để có sản phẩm du lịch với giá hấp dẫn nhất cho du khách” – ông Phạm Hà, Chủ tịch HĐQT Lux Group, nhìn nhận.
Mới đây, tỉnh Quảng Ninh thông báo từ nay đến hết năm 2020 sẽ giảm 50% giá vé vào điểm tham quan và lưu trú trên vịnh Hạ Long; giá vé tham quan cho khách vào các điểm Bảo tàng Quảng Ninh, Khu Di tích và Danh thắng Yên Tử. Theo ông Phạm Hà, việc giảm 50% giá vé là rất quan trọng để kích cầu nhưng số tiền thực tế du khách phải bỏ ra cho một tour tham quan vịnh Hạ Long rất cao khiến du khách còn e ngại. Để kích cầu thật sự hiệu quả, các điểm tham quan có thể miễn 100% giá vé vào cổng nhằm tạo giá tour giảm sâu. DN trong ngành du lịch từ lữ hành, lưu trú, vận chuyển… cũng cần đồng hành bằng cách bán tour để lấy doanh thu duy trì hoạt động thay vì có lời trong lúc này.
“Giảm thêm giá vé và tăng chất lượng dịch vụ như mở nhiều hơn các hang động; mở cửa các bãi tắm, cầu cảng tốt hơn ở vịnh Hạ Long… sẽ là giải pháp kích cầu thật sự thu hút du khách” – ông Phạm Hà đề xuất.
Du thuyền Heritage của Lux Group đưa khách tham quan vịnh Hạ Long. Ảnh: LAM GIANG
Phân vùng trọng điểm để triển khai kích cầu
Ông Huỳnh Văn Sơn, Giám đốc Công ty Ngôi sao biển Sài Gòn, cho hay Singapore mới đây cũng dành ngân sách khoảng 32 triệu USD để xúc tiến, kích cầu nhằm kêu gọi người dân ủng hộ du lịch nội địa. Tại Việt Nam, ngành du lịch đang “thấm đòn” nặng nề từ tác động của đại dịch, nhiều DN cầm cự chờ cơ hội nên cũng cần chính sách hỗ trợ từ Chính phủ thông qua chương trình kích cầu thời điểm này.
“Phòng chống dịch an toàn đồng thời cũng cần phải phát triển kinh tế để DN có thể “sống” được, tạo công ăn việc làm và đóng góp ngân sách. Để làm điều này, phải kích cầu để xóa tâm lý e ngại của du khách. Chính sách kích cầu đi thẳng vào việc giảm giá tour, giảm chi phí đi du lịch của người dân. Như một tour đi Phú Quốc 3 ngày 2 đêm giá 8 triệu đồng, giờ khách chỉ trả 6 triệu đồng thì họ sẽ sẵn sàng đi hơn” – ông Huỳnh Văn Sơn nói.
Trong các chính sách kích cầu, người thụ hưởng cần là du khách, còn các đơn vị của ngành du lịch từ DN lữ hành, dịch vụ, vận chuyển, điểm tham quan, mua sắm… sẽ hưởng lợi gián tiếp khi có khách, có nguồn thu.
Cũng theo ông Huỳnh Văn Sơn, chiến lược kích cầu cần chọn điểm nhấn, điểm đến cụ thể nào để hiệu quả trong bối cảnh nguồn lực ngân sách có hạn. Quan trọng hơn nữa là cơ chế kiểm soát thế nào khi có chính sách và triển khai ra sao để thật sự hiệu quả. Như Đà Nẵng, từ điểm đến hàng đầu giờ bị thiệt hại nặng nề do đợt dịch vừa qua rất cần được hỗ trợ, kích cầu để sớm phục hồi.
Giải pháp kích cầu theo hướng tập trung vào 3 yếu tố chính là điểm đến an toàn, hệ thống cung ứng dịch vụ an toàn, người đi du lịch an toàn cũng được ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty Vietravel, đề xuất.
Để làm điều này, Vietravel vừa họp bàn về kế hoạch kích cầu, khôi phục thị trường du lịch sau đợt dịch Covid-19 bùng phát lần 2 với đại diện Tổng cục Du lịch và cơ quan quản lý du lịch ở TP HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Tây Ninh. Theo đó, chương trình dự kiến được triển khai đồng thời với 2 mục tiêu: Kích cầu du lịch và truyền thông về du lịch an toàn.
Mục tiêu lúc này là du lịch an toàn – an toàn để du lịch, sở du lịch các tỉnh, thành sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các tiêu chí an toàn, được áp dụng cho 3 nhóm đối tượng: điểm đến, dịch vụ và khách du lịch. Cơ quan quản lý du lịch sẽ theo dõi, kiểm tra giám sát để bảo đảm các đơn vị thực hiện theo đúng cam kết.
Xây dựng bản đồ số du lịch an toàn
Ông Nguyễn Quốc Kỳ đề xuất cần xây dựng bản đồ số du lịch an toàn tại từng địa phương, sau đó tích hợp vào một bản đồ chung để du khách có thể truy cập tìm hiểu thông tin trước khi lên kế hoạch đi du lịch. Cần có những bước đi căn cơ, bài bản hơn ở đợt kích cầu lần 2 này để đem lại hiệu quả bởi thời điểm này đã vào mùa thấp điểm của ngành du lịch.
Có thể chọn từng cụm điểm đến trọng điểm ở từng vùng, như khu vực Đông Nam Bộ gồm TP HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Tây Ninh làm hạt nhân triển khai kích cầu trước rồi từ đó lan tỏa ra các địa phương lân cận; cụm ở Tứ giác sông Hồng gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Ninh Bình…
“Mỗi khu vực có kế hoạch, chính sách, thời gian kích cầu khác nhau phù hợp, trong đó Hà Nội và TP HCM là 2 thị trường cung cấp nguồn khách lớn cho cả nước. Chọn nhóm để tập trung nguồn lực và địa phương cam kết thực thi, thay vì triển khai đại trà cả nước sẽ dễ loãng, chậm trong khi nguồn lực hạn chế” – ông Nguyễn Quốc Kỳ phân tích.
An Giang phối hợp với các tỉnh, thành Nam Bộ kích cầu du lịch
Ông Nguyễn Khánh Hiệp, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang cho biết: Nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch tỉnh trong những tháng cuối năm 2020 là tập trung phục hồi ngành du lịch khi dịch COVID-19 được kiểm soát.
Theo đó, ngành Du lịch An Giang sẽ phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long triển khai chương trình kích cầu du lịch, thu hút du khách đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, nhất là trong dịp lễ, Tết. Ngành triển khai thực hiện chương trình quảng bá sản phẩm du lịch An Giang, với mục tiêu khôi phục 90% lượng khách và doanh thu đối với thị trường khách đến các khu, điểm du lịch An Giang sau dịch...
Khu Du lịch quốc gia Núi Sam (thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang). Ảnh: Công Mạo/TTXVN
Ngành Du lịch An Giang cũng đưa ra thị trường những sản phẩm du lịch mới; quảng bá chất lượng, dịch vụ và hình ảnh du lịch An Giang đến du khách trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh cũng cam kết thực hiện các gói kích cầu giảm giá cho các đoàn khách về An Giang như: Giảm giá vé tham quan, giá dịch vụ trong khu, điểm du lịch; giảm giá phòng và các dịch vụ liên quan cho các đoàn khách của doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cũng cam kết giảm giá đối với các tour du lịch về An Giang.
Hiện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tỉnh tập trung triển khai đảm bảo các điểm đến du lịch an toàn, xây dựng các gói sản phẩm du lịch mới chất lượng ưu đãi, thu hút du khách đến du lịch và nghỉ dưỡng tại An Giang trong những tháng cuối năm.
Thực hiện kế hoạch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động Chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam", tỉnh An Giang đã tổ chức các chương trình kích cầu du lịch nội địa - An Giang năm 2020 với thông điệp "An Giang - Điểm đến an toàn thân thiện". Tiếp đó, ngành Du lịch An Giang phát động "Chương trình kích cầu du lịch nội địa - An Giang năm 2020" bước đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tuy nhiên, theo ông Đào Sĩ Tuấn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang: Đến giữa tháng 7/2020, dịch COVID-19 bùng phát trở lại trên một số tỉnh, thành trong cả nước, ngành Du lịch tỉnh An Giang tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng giảm mạnh. Các khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, lữ hành trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do khách hủy tour, ước tính thiệt hại ban đầu khoảng trên 13 tỷ đồng.
Hiện trên địa bàn tỉnh An Giang có 97 cơ sở lưu trú du lịch đạt chuẩn; 13 công ty lữ hành nội địa, quốc tế; 15 điểm tham quan, du lịch, trong đó có 2 khu du lịch Núi Cấm, Khu du lịch quốc gia Núi Sam và 2 điểm du lịch Đồi Tức Dụp, rừng tràm Trà Sư. Trong 8 tháng năm 2020, An Giang đón khoảng 4,8 triệu lượt khách, giảm 40% so với cùng kỳ, ước đạt 74% so với kế hoạch năm 2020.
Trong đó, khách lưu trú của các khách sạn đạt chuẩn là 195 nghìn lượt, giảm 61% so với cùng kỳ, ước đạt 65% so với kế hoạch năm; khách lưu trú tại các nhà nghỉ, nhà trọ ước đạt 300 nghìn lượt; khách quốc tế ước đạt 14,1 nghìn lượt, giảm 78% so với cùng kỳ, ước đạt 35% so với kế hoạch năm. Trong 8 tháng đầu năm 2020, doanh thu từ hoạt động du lịch của An Giang chỉ đạt 3.060 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ, đạt 77% so với kế hoạch năm 2020.
Hà Nội: Sẽ điều chỉnh kế hoạch kích cầu du lịch nội địa Sở Du lịch Hà Nội cho biết, do diễn biến của dịch Covid-19, Sở sẽ có sự điều chỉnh kế hoạch kích cầu du lịch cho phù hợp với tình hình mới. So với tháng 7, lượng khách du lịch đến Hà Nội trong tháng 8 giảm mạnh. Tuy nhiên, tháng 9, Sở sẽ có những kế hoạch mới để phục hồi thị...