Sớm lắp đặt thiết bị giám sát các nguồn phóng xạ di động
Sớm lắp đặt hệ thống giám sát an ninh các nguồn phóng xạ di động ở Việt Nam là một trong những đề xuất quan trọng được đưa ra tại Hội nghị Pháp quy hạt nhân lần thứ 2, diễn ra tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) từ 19 – 21/5.
Sau nhiều phiên thảo luận, các chuyên gia và đại biểu đã cùng bàn bạc, góp ý và đưa ra một số giải pháp khắc phục bất cập công tác quản lý thiết bị chứa nguồn phóng xạ (nhất là nguồn phóng xạ di động) tại Việt Nam. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến áp dụng các giải pháp kỹ thuật cao hỗ trợ cho công tác quản lý bao gồm lắp đặt các thiết bị giám sát an ninh cho tất cả các nguồn phóng xạ loại 1 và 2 được sử dụng cố định, lắp đặt thiết bị giám sát an ninh nguồn phóng xạ cho các thiết bị chụp ảnh phóng xạ công nghiệp (NDT) và yêu cầu cơ sở vận chuyển nguồn phóng xạ phải trang bị thiết bị giám sát an ninh nguồn phóng xạ cho phương tiện.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng kiến nghị giải pháp yêu cầu chủ cơ sở thu mua phế liệu sắt thép và các cơ sở sử dụng sắt thép phế liệu để luyện thép phải đặt thiết bị kiểm soát nguồn phóng xạ, nhằm đảm bảo an toàn cũng như phòng ngừa rủi ro khi có thiết bị chứa nguồn phóng xạ thất lạc trôi nổi.
Thiết bị phóng xạ Co-60 bị thất lạc ở Bà Rịa – Vũng Tàu (Ảnh: Nguyễn Nam).
Theo thống kê của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ), cả nước hiện có gần 4.000 nguồn phóng xạ theo các nhóm nguồn với các mức độ tiềm tàng nguy hiểm khác nhau. Trong đó có 2.017 nguồn phóng xạ đang sử dụng với 1.337 nguồn sử dụng cố định và 680 nguồn di động.
Video đang HOT
Các nguồn phóng xạ di động được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp như máy đo độ ẩm chặt, khoan thăm dò dầu khí, dò chất nổ trong kiểm tra an ninh, đo không phá huỷ… và hầu hết được các cơ sở tự lưu trữ, sử dụng.
Hai năm gần đây, nhiều vụ việc thất lạc nguồn chứa phóng xạ di động ra ngoài liên tục xảy ra đã gây hoang mang, lo lắng cho người dân.
Nguyễn Dũng
Theo TTXVN
Nguồn phóng xạ thất lạc ở Vũng Tàu ít nguy hiểm
Nguồn phóng xạ C0-60 mà nhà máy thép Pomina 3 công bố thất lạc thuộc dạng rắn, hình sợi được bọc trong vỏ thép không gỉ, có lót lớp chì dày bảo vệ và được cho là ít nguy hiểm.
Ngày 21/5, ông Tào Xuân Khánh - Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật An toàn bức xạ hạt nhân và ứng phó sự cố thuộc Bộ Khoa học Công nghệ - cho biết, nguồn phóng xạ C0-60 mà nhà máy thép Pomina 3 (KCN Phu My I, huyên Tân Thanh) thất lạc thuộc dạng rắn, hình sợi được bọc trong vỏ thép không gỉ, thanh nguồn phóng xạ hình trụ, bên trong có lót lớp chì dày bảo vệ.
"Đối với nguồn phóng xạ này, nếu tiếp xúc rất gần trong khoảng thời gian ngắn cũng không gây ra triệu chứng. Tiếp xúc nguồn ở khoảng cách xa hơn thì cơ bản không đánh giá được hậu quả phóng xạ một cách rõ ràng", ông Khánh cho hay.
Phương pháp tuyên truyền đến người dân được nhà chức trách Bà Rịa - Vũng Tàu đang thực hiện để tìm kiếm nguồn phóng xạ bị thất lạc. Ảnh: Hoàng Trường
Tuy nhiên, để giảm tối đa các hậu quả khi bị nguồn phóng xạ chiếu vào (ngay cả mức liều dưới 100 mSv) như ung thư, sinh con dị tật thì cần phải tránh tiếp xúc gần với nguồn phóng xạ này. Do nguồn phóng xạ thất lac là dạng rắn nên không có khả năng phát tán phóng xạ ra môi trường như dạng khí, bột, lỏng.
Trong khi đó, ông Nguyễn Kim Trường, Phó giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, các ngành chức năng vẫn chưa tìm thấy dấu hiệu nguồn phóng xạ, sau hơn 2 tháng được công bố thất lạc. Công tác này tiếp tục được triển khai cùng với việc tuyên truyền, kêu gọi người dân nhận diện nguồn phóng xạ để báo với cơ quan chức năng. Công an tỉnh cũng vào cuộc điều tra, tìm kiếm từ chính công ty Pomina 3.
Thống kê của Sở Khoa học tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy có 34 cơ sở với 466 nguồn phóng xạ và 35 thiết bị bức xạ. "Khó khăn lớn nhất hiện nay của chúng tôi là nguồn nhân lực quá mỏng, các cơ sở có nguồn phóng xạ tương đối nhiều. Ngoài ra, trang thiết bị dùng để kiểm tra cũng thiếu thốn", ông Trường nói.
Hình dạng và cấu tạo bình chứa nguồn phóng xạ bên trong ở nhà máy thép Pomina 3. Ảnh: Hoàng Trường
Trước đó, khoảng giưa thang 3, khi ban giao tai san do thay đôi nhân sư phu trach an toan bưc xa, nhà máy thép Pomina 3 phat hiên môt nguôn phong xa dung đê đo mưc thep Co-60 (nguôn phong xa thuôc nhom 4) bi thât lac. Dù nhanh chóng triển khai phương án tìm kiếm nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Hoàng Trường
Theo VNE
Cục phóng xạ bị mất là vô hại? Ban đầu cơ quan quản lý bức xạ và hạt nhân nói nguồn phóng xạ bị mất rất nguy hiểm nhưng nay nói nó không có bất kỳ phát tán nào có nguy hại, cho dù bị cháy nổ. Ngày 27-4, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có cuộc họp với ông Vương Hữu Tấn (Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và...