Sớm khắc phục tình trạng ô nhiễm ở khu tái định cư Na Lay
Nhiều năm qua, nước thải sinh hoạt và chăn nuôi của hàng trăm hộ dân ở hai bản Na Nát, Quan Chiên ( phường Na Lay, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) chảy tràn ra khe suối, rồi đổ thẳng vào lòng hồ Mường Lay, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân tái định cư nơi đây và môi trường đô thị… Nguyên nhân do cơ quan chức năng chậm khắc phục việc thiết kế hệ thống nước thải không phù hợp.
Nguồn nước đen kịt, hôi thối từ hai bản Na Nát, Quan Chiên đổ thẳng ra lòng hồ.
Nhiều năm sống chung với ô nhiễm
Nước thải của bản Na Nát được hệ thống ống thoát dẫn qua khe suối sang bản Quan Chiên và tại đó, hệ thống nước thải của bản Quan Chiên được đấu nối vào cùng để đổ về bể chứa ở đầu bản Quan Chiên trước khi về Trạm xử lý nước thải Nậm Cản. Tuy nhiên, hệ thống ống thoát này thiết kế quá nhỏ, không bảo đảm cho việc vận hành an toàn. Hôm chúng tôi đến bản Na Nát, chứng kiến nước thải chảy ra từ những lỗ thủng to từ hệ thống nước thải và đổ thẳng ra khe suối, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Ông Mào Văn Chiến, Bí thư Chi bộ bản Na Nát cho biết: Do ống thoát nước thải nhỏ quá, dẫn nước không kịp, cho nên nước thải tràn ngược vào các nhà dân gần đường ống chạy qua. Do bị ô nhiễm, nhất là không chịu được mùi hôi thối kéo dài nhiều năm qua, một số hộ dân đã đục các lỗ trên đường ống thoát nước thải để giải phóng nhanh nước thải, nhưng việc này lại khiến nước thải chảy tự do vào khe suối. Cả bản Na Nát có 112 hộ dân, với hơn 400 nhân khẩu, thêm vào đó nhà nào cũng chăn nuôi, cho nên lượng nước thải hằng ngày rất lớn. Có ngày lên tới cả trăm mét khối nước thải lẫn phân gia súc, gia cầm. Ông Vàng Văn Vượng, Bí thư Chi bộ bản Quan Chiên cho biết: Bản Quan Chiên có gần 50 hộ dân, tất cả nước thải sinh hoạt của người và vật nuôi đều đổ chung vào đường ống này. Do bể ga lớn có lỗ hở cho nên mùi xú uế bốc lên, bao trùm cả bản, nhất là khi nước thải nhiều, chưa hút kịp về trạm xử lý.
Nhìn theo dòng nước thải đen kịt đổ vào khe suối ở giữa hai bản Na Nát, Quan Chiên rồi chảy thẳng ra lòng hồ Mường Lay, ông Lò Văn Tắc, người dân bản Na Nát bức xúc cho biết: Những ngày nắng nóng, mùi khó chịu lắm, mấy nhà ở gần hồ không chịu nổi phải khoanh ô thả bèo hút bớt mùi hôi trong nước thải. Mùa này nước lên, cá tôm nhiều, nhưng người dân ven hồ bắt về không dám ăn.
Được biết, trước đây, chính quyền đã làm một đường ống nước thải chạy trước cửa nhà dân, nhưng đến nay hệ thống này bỏ không, chưa được đưa vào sử dụng vì không phù hợp với hệ thống nước thải của từng hộ dân. Nhiều người dân ở bản Na Nát, Quan Chiên cho biết, hệ thống thoát nước thải chạy trước nhà dân được chính quyền làm sau thời điểm các gia đình đã xây dựng xong nhà ở, trong khi đó, trong quá trình xây dựng, người dân đã đặt hệ thống xả thải phía sau nhà theo ý kiến của cơ quan chức năng. Do đó, hai hệ thống không thể đấu nối vào với nhau. Để khắc phục bất cập này, chủ đầu tư đã lắp đặt hệ thống ống thu thải cho bản Na Nát, Quan Chiên, nhưng đường ống quá nhỏ gây nên những hệ lụy như đã nêu trên. Người dân bản Na Nát, Quan Chiên đã nhiều lần kiến nghị, nhưng vẫn chưa thấy khắc phục.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Làm việc với ông Lê Văn Huấn, Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị, chúng tôi được biết: Trạm xử lý nước thải Nậm Cản là một trong năm trạm xử lý nước thải hiện đại do Phòng Quản lý đô thị quản lý, vận hành. Theo công suất thiết kế, Trạm xử lý nước thải Nậm Cản có công suất 490 m3/ngày, đêm; được xây dựng từ năm 2012, đưa vào sử dụng từ năm 2015, với kinh phí đầu tư hơn 26 tỷ đồng, từ nguồn vốn tái định cư dự án Thủy điện Sơn La.
Về quy trình vận hành, hoạt động của Trạm xử lý nước thải Nậm Cản, ông Lê Văn Huấn khẳng định, hoạt động tốt, chất lượng bảo đảm, thu gom hết lượng nước thải sinh hoạt trong các khu dân cư ở Nậm Cản (trong đó bao gồm cả bản Na Nát, Quan Chiên). Tuy nhiên, khi di chuyển người dân lên tái định cư thì chưa được đầu tư hệ thống thoát, xử lý nước thải, do vậy Phòng Quản lý đô thị đã hướng dẫn người dân đấu nối vào hệ thống nước thải của chính quyền làm chờ sẵn. Thực tế, có một số hộ dân không thiết kế để đổ vào hệ thống chờ này và cơ quan chức năng đã tạo điều kiện cho họ đấu nối nước thải sinh hoạt vào hệ thống nước thải dẫn về trạm xử lý. Khi chúng tôi hỏi nguyên nhân nước thải tại hai bản Na Nát, Quan Chiên chảy ngược vào khu dân cư, chảy tràn vào khe suối rồi đổ ra lòng hồ gây ô nhiễm thì ông Lê Văn Huấn giải thích, đó là do tập quán, thói quen sinh hoạt, chăn nuôi đổ tất cả nước thải vào hệ thống thoát nước thải, trong khi thiết kế chỉ là xử lý nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, việc thiết kế là do Ban Quản lý dự án thị xã, còn Phòng Quản lý đô thị chỉ tiếp nhận hệ thống để vận hành.
Để làm rõ trách nhiệm, chúng tôi gặp ông Nguyễn Quốc Quân, Giám đốc Ban Quản lý dự án thị xã Mường Lay (chủ đầu tư dự án xây dựng Trạm xử lý nước thải Nậm Cản). Ông Nguyễn Quốc Quân thừa nhận có bất cập trong việc thu gom nước thải ở bản Na Nát, Quan Chiên và lý giải nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó. Theo đó, thời điểm các năm 2009, 2010, thị xã Mường Lay cũng như các cấp, các ngành trong tỉnh đều dồn sức thực hiện di dân từ dưới lòng hồ, bảo đảm tiến độ tích nước của Thủy điện Sơn La. Do đó chưa bao quát hết việc quy hoạch, thiết kế hệ thống xả thải. Sau này, khi việc di dân đã hoàn thành, người dân ở ổn định thì chính quyền địa phương mới bắt đầu triển khai các dự xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, vì vậy không tránh khỏi bất cập.
Về giải pháp khắc phục, ông Nguyễn Quốc Quân cho biết: Với trách nhiệm chủ đầu tư và trách nhiệm của đơn vị chuyên ngành, Ban Quản lý đã đề xuất chủ trương đầu tư dự án hệ thống thoát nước bẩn vệ sinh môi trường phường Na Lay và đã được UBND tỉnh chấp thuận. Theo phương án thiết kế của Ban Quản lý dự án thị xã Mường Lay, sẽ khắc phục tình trạng ùn ứ nước thải trong khu dân cư (chủ yếu ở bản Na Nát, Quan Chiên), cần thiết phải bổ sung tuyến ống thoát từ nhà các hộ dân đấu nối vào ống thải chung của khu vực, với tổng chiều dài 5.241,2 m. Cùng với đó, sẽ tiến hành bóc, lát lại vỉa hè, đào, phá dỡ bê-tông nền xi-măng; đổ bê-tông nền, trả lại hiện trạng ban đầu cho các hộ gia đình và đổ bổ sung sáu tấm nắp hố ga. Về thời gian, ông Quân cho biết, ngay khi được phê duyệt dự án, Ban Quản lý sẽ triển khai ngay nên rất mong nhận được sự đồng thuận từ người dân.
Như vậy, với phát biểu của ông Nguyễn Quốc Quân thì tình trạng ô nhiễm từ nước thải ở hai bản Na Nát, Quan Chiên xem như đã có “lời giải”. Người dân mong mỏi sớm khắc phục để chấm dứt tình trạng ô nhiễm kéo dài trong nhiều năm qua và trả lại nguồn nước trong sạch cho lòng hồ Mường Lay .
Video đang HOT
Trang trại nuôi lợn gây ô nhiễm giữa thành phố Buôn Ma Thuột
Cùng với gây ô nhiễm không khí, chất thải, nước thải không qua xử lý từ trang trại cũng khiến nguồn nước mặt trong khu vực không thể sử dụng được.
Chục năm nay, các hộ dân ở Tổ dân phố 7 và vùng lân cận ở phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) phải sống trong ô nhiễm nặng do một trang trại lợn trong khu dân cư gây ra. Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm, cơ quan chức năng cũng đã tiến hành xử phạt, nhưng sau đó vẫn tái diễn.
Trang trại của ông Dắm có quy mô hàng trăm lợn nái và lợn thương phẩm nằm ngay trong lòng thành phố.
Trang trại nuôi lợn gây ô nhiễm là của gia đình ông Trần Văn Dắm, có diện tích khoảng 300 m2 với hai dãy chuồng, đang nuôi gần 30 lợn nái và khoảng 100 lợn thịt. Hệ thống nước thải từ đây không hề qua xử lý mà xả thẳng ra suối. Anh Đặng Thành Luân, một người dân sống lâu năm ở khu vực này bức xúc cho biết, trang trại nuôi lợn của hộ ông Dắm nhiều năm qua gây ô nhiễm môi trường, ảnh lưởng lớn tới sức khỏe của gia đình và các hộ dân trong khu vực.
"Nhà ông Dắm nuôi heo cả chục năm nay rồi. Ban đầu nuôi ít thì không sao, sau nuôi quy mô lớn thì ô nhiễm kinh khủng ảnh hưởng tới khu dân cư xung quanh. Mỗi lần gió bay đưa mùi hôi thối vào khó chịu lắm, ăn cơm, ngủ trưa gia đình phải đóng kín cửa nhưng nói chung cũng không ăn thua gì. Ruồi muỗi ở rãnh xung quanh chuồng bay vào nhà bẩn lắm. Các con tôi thường bị ho, sốt do, viêm phổi do bị ảnh hưởng của mùi hôi thối phát ra từ trang trại. Bà con có góp ý ông Dắm nhiều lần nhưng ông không tiếp thu. Chúng tôi mong mỏi cơ quan chức năng xử lý triệt để tình tạng này".
Nước suối bị ô nhiễm do chất thải của trang trại nuôi lợn xả.
Cùng với gây ô nhiễm không khí, chất thải, nước thải không qua xử lý từ trang trại cũng khiến nguồn nước mặt trong khu vực không thể sử dụng được, gây thiệt hại đáng kể đối với hoa màu của các hộ dân xung quanh. Ông Triệu Chí Thịnh, một người dân sinh sống bằng nghề trồng rau ngay sát trang trại, cho biết: "Nước suối hồi xưa nó sạch lắm, sau đấy thì ông Dắm xả nước thải từ trang trại nuôi lợn thẳng ra suối giờ ô nhiễm hết rồi. Nước ô nhiễm sát nhà tôi tưới rau cũng không được, bơm nước nó nghẹt bép hết, rau thì bị nấm bệnh chết hết rồi. Muốn trồng được phải đợi ông xuất heo hoặc xin nước giếng tưới rau mới sống. Chúng tôi đề nghị ngành môi trường, UBND thành phố Buôn Ma Thuột cần giải quyết sớm cho dân chúng tôi."
Theo ông Y Ser M'lô - Phó Chủ tịch UBND phường Ea Tam, thời gian qua, phường có nhận được đơn thư phản ánh của bà con về việc trang trại nuôi lợn của hộ ông Dắm gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới đời sống của gần 70 hộ dân ở tổ dân phố 7 và khu vực xung quanh. Phường đã thành lập đoàn xác minh vụ việc và xử phạt hành chính 3,7 triệu đồng, đồng thời yêu cầu chủ trang trại phải giảm số lượng lợn nuôi, hoàn thiện hệ thống hầm thải biogas, tường che chắn nhằm đảm bảo môi trường....
Phó Chủ tịch UBND phường Ea Tam cho biết:"Trong thời gian tới, chúng tôi cho anh em tiếp tục theo dõi và tiếp tục lắng nghe ý kiến phản ánh từ người dân. Nếu hộ ông Dắm còn tái phạm thì sẽ đề nghị ngành chức năng phạt mức cao hơn; nếu ngoài khả năng thì sẽ đề nghị UBND thành phố có hình thức cưỡng chế buộc di dời nhằm đảm bảo môi trường sống cho người dân."
Nước thải, phân và rác chưa qua xử lý xả thẳng ra suối.
Sau 4 tháng kể từ quyết định xử phạt của phường Ea Tam, tình trạng ô nhiễm do trang trại lợn ở tổ dân phố 7 gây ra, vẫn nguyên như cũ. Chủ trang trại, ông Trần Văn Dắm cho rằng, mình gây ô nhiễm thì nộp phạt, còn việc di chuyển trang trại, ông vẫn chưa thể thực hiện được: "Gia đình tôi nuôi lợn gây ô nhiễm nên bị phạt thì gia đình tôi chịu nộp phạt thôi. Lợn to quá không di dời chuyển vào trang trại mới được. Đợt tới tôi sẽ chuyển vào Châu Sơn nuôi để không ảnh hưởng tới người dân, đảm bảo môi trường cho cả nhà tôi nữa."
Người chăn nuôi thì nộp phạt để tiếp tục gây ô nhiễm; chính quyền phường thì xử phạt cho xong, 4 tháng chưa kiểm tra để có biện pháp tiếp theo. Với cách xử lý như vậy, ô nhiễm ở tổ dân phố 7, phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột, chưa biết còn kéo dài đến bao giờ.
Tốn cả ngàn tỷ đồng, dòng kênh vẫn ô nhiễm Nhiều năm qua, do thiếu kiểm tra giám sát, tình trạng xả thải vô tội vạ đã khiến một số hệ thống kênh, rạch ở TPHCM và tiếp giáp một phần thuộc tỉnh Bình Dương bị ô nhiễm nặng nề. Đáng nói, dù ngân sách nhà nước đã bỏ ra cả ngàn tỷ đồng để cải thiện nguồn nước, song tình trạng ô...