Sớm có tiêu chuẩn cho thịt trâu, bò mát
Trong xu hướng tiêu dùng hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm thịt mát đang được mở rộng và tăng dần. Do đó, cùng với việc xây dựng tiêu chuẩn thịt mát dành cho thịt lợn, tiêu chuẩn thịt mát cho thịt trâu, bò cũng đang được xây dựng. Song song đó, thời gian qua đã có nhiều cơ sở giết mổ, sản xuất thịt bò mát được hình thành.
Bò được tắm mát, có khu nghỉ ngơi riêng
Với việc dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại Việt Nam, Chính phủ, Bộ NNPTNT có chủ trương điều chỉnh cơ cấu vật nuôi, điều chỉnh cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân bằng giải pháp khuyến khích tăng chăn nuôi trâu, bò và chăn nuôi gia cầm lấy thịt, tăng tỷ trọng thịt trâu bò, thịt gà trong bữa ăn của người dân.
Các công ty lớn trong nước đã bắt đầu áp dụng quy trình giết mổ bò hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: Minh Ngọc
Là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong việc đầu tư vào chuỗi cung ứng khép kín về thịt bò và các chế phẩm từ thịt bò, Công ty TNHH Phú Lâm hiện có diện tích trên 1.000ha, bao gồm 400ha vùng nguyên liệu từ nuôi trồng, hệ thống trang trại chăn nuôi bò thịt đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và các phân khu chức năng, trong đó có hệ thống nhà máy giết mổ và sản xuất thịt bò mát hiện đại theo tiêu chuẩn Úc.
Ông Phạm Hữu San – Giám đốc Công ty TNHH Phú Lâm cho biết, Công ty triển khai dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt từ tháng 3/2016, với công suất thiết kế 40.000 bò/lượt nuôi. Sau quá trình đầu tư xây dựng, đến nay, dự án bắt đầu đi vào hoạt động, với chuồng nuôi, khu trung tâm lên xuống bò và chuồng kẹp đạt tiêu chuẩn của hệ thống đảm bảo chuỗi cung ứng của nước xuất khẩu (ESCAS) và tiêu chuẩn Global GAP.
Mỗi đợt nhập bò về, bò sẽ được chăm sóc, vỗ béo từ 4-6 tháng với quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn về dịch bệnh mới cung cấp cho các lò mổ. Các lò mổ này cũng phải áp dụng các công nghệ, kỹ thuật của Úc và do các chuyên gia Úc thẩm định. Mỗi con bò được gắn chíp để các chuyên gia từ bên Úc có thể theo dõi, giám sát từ lúc xuống tàu cho tới khi giết mổ.
Vẫn theo ông San, để sản xuất thịt bò mát đạt tiêu chuẩn Úc, mỗi con bò trước khi giết mổ đều phải tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt. Bò trước khi giết mổ đều được chăm sóc theo tiêu chuẩn ESCAS, bò sẽ được tắm mát, uống nước đầy đủ, có khu nghỉ ngơi riêng trong vòng 12 giờ trước khi được đưa vào khu sản xuất.
Trước khi giết mổ, pha lóc và chế biến đều được chuyên gia nước ngoài tư vấn, giám sát, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau khi giết mổ, thịt được đưa vào làm mát để hạ nhiệt độ tâm thịt xuống từ 0-4 độ C trong vòng 24 giờ nhằm giảm ảnh hưởng của quá trình co cứng, teo thịt. Sau đó quá trình pha lóc, đóng gói phải được thực hiện trong môi trường nhiệt độ dưới 10 độ C để hạn chế quá trình vi khuẩn phát triển.
Video đang HOT
“Thịt đã pha lóc được đựng trong loại bao túi chất lượng cao có tỷ lệ trao đổi oxy (OTR) thấp, giúp cho việc ủ, chín sinh hóa được đảm bảo, hạn chế tối đa lượng oxy tiếp xúc, giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn ô nhiễm. Quá trình ủ, chín sinh hóa diễn ra trong môi trường nhiệt độ từ -1 đến 2 độ C, thời gian 5 – 14 ngày để thịt đạt độ mềm tiêu chuẩn” – ông San thông tin.
Sẽ có tiêu chuẩn về thịt trâu, bò mát
Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, việc xây dựng, ban hành sớm tiêu chuẩn quốc gia về thịt trâu, bò mát nhằm khuyến khích doanh nghiệp giết mổ, kinh doanh thịt trâu, bò mát cũng là giúp chăn nuôi trâu, bò quy mô, chăn nuôi sản xuất hàng hóa được phát triển.
Hiện nay, Viêt Nam la môt trong số ít cac quốc gia trên thế giơi con sư dung dang thịt nong ngay sau giết mổ, loai thịt ma se ngay lâp tưc bị giam chất lương do không kìm ham đươc hoat đông cua vi sinh vât cũng như các enzyme va rất kho để kiểm soat tình trang an toan vê sinh.
Tại Việt Nam, chế biến thịt bò mát là một lĩnh vực hoàn toàn mới. Việc đầu tư dây chuyền sản xuất thịt bò mát đỏi hỏi nguồn kinh phí lớn, hiện tại chỉ một vài doanh nghiệp mới bắt đầu xây dựng nhà máy và đưa vào sản xuất. Dù vậy, theo nhận định của các chuyên gia, trong tương lai thịt mát sẽ là xu hướng phát triển của nền công nghiệp giết mổ, chế biến thịt cũng như xu hướng tiêu dùng mới tại Việt Nam.
Chế biến thịt trâu, bò mát là mục tiêu hướng đến trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ nhỏ lẻ sang chế biến công nghiệp, quản lý theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng các tiêu chí xuất khẩu của các thị trường.
Mặt khác, các doanh nghiệp kinh doanh thịt bò đang rất mong muốn tiêu chuẩn quốc gia về thịt trâu, bò mát ra đời để phân biệt rõ thịt bò mát với các sản phẩm thịt bò đông lạnh nhập khẩu rồi rã đông để mát, tạo một môi trường kinh doanh minh bạch và cạnh tranh lành mạnh.
Hiện nay, nhu cầu đối với các loại thịt và sản phẩm thịt ngày càng tăng, trong đó sản lượng thịt bò xuất chuồng có xu hướng tăng mạnh nhất (năm 2018 đạt 3,98% so với mức 2,22% của thịt lợn). Tuy nhiên, hiện sản lượng thịt bò nội địa mới chỉ bằng khoảng 9% sản lượng thịt heo nội địa. Mức tiêu thụ thịt trung bình của người Việt Nam đạt gần 40 kg/người/năm thì thịt trâu, bò mới chiếm khoảng 6 – 7%, trong khi tỷ lệ này trên thế giới khoảng 25 – 30%.
Thịt bò mát cần tiêu chuẩn gì?
Để sản xuất thịt bò mát đạt tiêu chuẩn Úc, mỗi con bò trước khi giết mổ đều phải tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt. Bò trước khi giết mổ đều được chăm sóc theo tiêu chuẩn ESCAS, bò sẽ được tắm mát, uống nước đầy đủ, có khu nghỉ ngơi riêng trong vòng 12 giờ trước khi được đưa vào khu sản xuất.
Trước khi giết mổ, pha lóc và chế biến đều được chuyên gia nước ngoài tư vấn, giám sát, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau khi giết mổ, thịt được đưa vào làm mát để hạ nhiệt độ tâm thịt xuống từ 0-4 độ C trong vòng 24 giờ nhằm giảm ảnh hưởng của quá trình co cứng, teo thịt.
Sau đó quá trình pha lóc, đóng gói phải được thực hiện trong môi trường nhiệt độ dưới 10 độ C để hạn chế quá trình vi khuẩn phát triển. Mọi tiếp xúc bề mặt và các thiết bị đều phải được vệ sinh và khử khuẩn triệt để trước khi sử dụng.
Theo Danviet
CEO MEATLife: Ngành thịt Việt có giá trị lên đến 10 tỷ USD và chưa có người dẫn đầu, đây là cơ hội lớn cho Masan chiếm lĩnh thị phần
Trong vòng 20 năm, thị trường sữa tăng trưởng gấp 4 lần, một doanh nghiệp nội địa vươn lên chiếm 50 thị phần. Thị trường thịt hiện nay có giá trị hơn 10 tỷ USD lớn gấp 2,5 thị trường sữa, nhưng có đến 99% sản phẩm không có thương hiệu, CEO MEATLife cho biết.
Ngày 3/12/2019, CTCP Masan MEATLife (MML) - công ty thành viên của Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) tổ chức hội thảo Tiềm năng và Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu MML, làm bàn đạp cho công tác đưa cổ phiếu MML chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM vào tháng 12/2019.
Động thái này tiếp diễn công tác đổi tên Masan Nutri Science (MNS) thành Masan MEATLife vào cuối tháng 7 năm nay, mục tiêu chuyển đổi mô hình kinh doanh từ sản phẩm nông nghiệp sang chuỗi giá trị đạm động vật có thương hiệu.
Thị trường thị gấp 2,5 lần sữa, trị giá 10 tỷ USD nhưng chưa có người dẫn đầu
Chia sẻ tại hội thảo, ông Phạm Trung Lâm, Tổng Giám đốc MML nhận định: "Thị trường thịt heo của chúng ta hiện nay rất giống với thị trường sữa cách đây 20 năm, khi cùng tồn tại những nghịch lý lớn là không có tiêu chuẩn, hầu hết sản phẩm không có thương hiệu, không có người dẫn đầu thay đổi thị trường. Trong vòng 20 năm, thị trường sữa tăng trưởng gấp 4 lần, một doanh nghiệp nội địa vươn lên chiếm 50 thị phần. Thị trường thịt hiện nay có giá trị hơn 10 tỷ USD lớn gấp 2,5 thị trường sữa, nhưng có đến 99% sản phẩm không có thương hiệu. Chúng tôi nhận định đây là đây là thời cơ rất lớn để mở quy mô, cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm thịt heo chất lượng cao, giá cả hợp lý, đồng thời đón đầu xu hướng tiêu dùng để nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần vô cùng tiềm năng".
Theo World Bank, Việt Nam là nước có lượng tiêu thụ thịt heo cao thứ 2 thế giới. Thị trường này vẫn còn tiếp tục phát triển với tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của sản lượng thịt heo là 20% trong giai đoạn 2019 - 2025. Thịt heo là mảng lớn nhất trong ngành F&B với thị trường có giá trị hơn 10 tỷ USD. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường chưa được chuẩn hóa, còn rời rạc, 99% sản phẩm thịt heo trên thị trường hiện nay không có thương hiệu. Đây là cơ hội rất lớn để MML tăng trưởng bứt phá, mở rộng quy mô và trở thành người tiên phong thay đổi cán cân của thị trường.
Nắm bắt cơ hội, Masan MEATLife đã ra mắt thành công sản phẩm thịt mát đầu tiên được chứng nhận với công nghệ chế biến đạt chuẩn châu Âu mang thương hiệu MEATDeli vào tháng 12/2018.
Đến tháng 1/2019, MEATDeli có 44 điểm bán tại Hà Nội. Hiện, MEATDeli tiếp tục phát triển nhanh chóng, phục vụ hơn 800.000 người tiêu dùng với hơn 410 điểm bán tại Hà Nội và Tp.HCM. MEATDeli đã đạt 55% thị phần tại Vinmart, có mặt tại BigC, dự kiến đạt 30% thị phần Co.op Mart, cán mốc 550 điểm bán trong năm 2019. Đa dạng điểm bán từ cửa hàng sở hữu, cửa hàng trong siêu thị, đại lý đã giúp MML đưa MEATDeli vươn mình nhanh chóng.
Mục tiêu tăng hơn 10 lần điểm bán, doanh thu đạt 1.000 tỷ đồng ngay năm 2020
Đưa cổ phiếu lên sàn, MEATDeli tham vọng sẽ tăng trưởng gấp 10 lần số điểm bán, doanh thu dự kiến đạt 500 - 1.000 tỷ đồng trong năm đầu tiên chào sân thị trường. MML kỳ vọng đến năm 2022, các sản phẩm thịt có thương hiệu sẽ đóng góp 50 - 70% doanh thu của công ty.
Dài hơi hơn, 5 năm tới MML kỳ vọng trở thành doanh nghiệp đứng số 1 về thịt mát đóng gói có thương hiệu tại Việt Nam, chiếm 10% thị phần thịt heo toàn quốc, phát triển trên 5.000 điểm bán.
Để hiện thực hóa những mục tiêu đưa ra, MML sở hữu trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao ở Nghệ An với hai phân khu có tổng diện tích 200ha, có khả năng cung cấp cho thị trường 250.000 con heo mỗi năm. Đồng thời, liên kết với các đối tác thu mua heo đạt tiêu chuẩn nhằm gia tăng sản lượng và đảm bảo nguồn cung ổn định. Tổ hợp chế biến thịt MML Meat Hà Nam có công suất thiết kế 1,4 triệu con heo, tương đương với 140.000 tấn thịt mỗi năm. MML có kế hoạch đưa tổ hợp chế biến thịt mát thứ 2 đi vào hoạt động tại Long An vào quý 4/2020.
Thông tin thêm, việc niêm yết cổ phiếu lên thị trường UpCOM theo ban lãnh đạo cũng là bước đi chiến lược góp phần đưa MML đạt mục tiêu IPO theo tiêu chuẩn quốc tế trên sàn chứng khoán HOSE vào năm 2022 - 2023. Điều này cũng nhất quán với chiến lược tổng thể của Masan Group nhằm niêm yết tất cả các công ty thành viên trên các sàn giao dịch chính trong năm 2022-2023 để đem lại giá trị tối đa cho cổ đông.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
Hay tin bố sẽ cưới cô hàng xóm sau 20 năm đơn chiếc, anh trai tôi bỗng dưng đưa ra điều kiện khiến tôi và bố giật thót người Em thương bố vô cùng. Bây giờ ông còn buồn hơn trước kia, vì một bên là con, một bên là người mình muốn gắn bó. Lúc này, em cảm thấy thương bố vô cùng mọi người ạ. Ông dành cả đời để hy sinh vì con cháu. Vậy mà đến giờ phút này, bố vẫn chưa thể nào yên lòng. Bọn em...